Hội thảo quốc tế về khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức
(06/05/2010 - 07/05/2010 )
Đây là hội thảo quốc tế đầu tiên về khu vực kinh tế phi chính thức, là nơi gặp gỡ của các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu khoa học và những người quan tâm đến khu vực kinh tế phi chính thức; đồng thời là diễn đàn cởi mở, khoa học, đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về khu vực kinh tế quan trọng này. Hội thảo được tổ chức với mục đích: thống nhất cách định nghĩa và đo lường khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức, giới thiệu và thảo luận các kết quả so sánh nghiên cứu kinh tế và các nghiên cứu gần đây về khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức, phối hợp với các chiến lược quốc tế mới nhằm giảm nghèo trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Chính sách công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ - kinh nghiệm Nhật Bản và những vấn đề của Việt Nam
(27/07/2010 - 27/07/2010 )
Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nhiều năm qua đã là chủ đề của nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo và toạ đàm ở Việt Nam và Nhật Bản. Thực tiễn cho thấy rằng, cho đến nay việc giải quyết vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam vẫn tiến triển rất chậm, kết quả đạt được còn rất cách xa sự mong đợi cũng như với đòi hỏi của cuộc sống, nhất là trong bối cảnh phát triển toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng và rất sâu sắc. Mức độ cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề còn được nhân lên gấp bội do Việt Nam đang trong thời kỳ “nước rút” của việc soạn thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo đột phá mới về tư duy phát triển, coi nhiệm vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ như một điểm nút chiến lược thực sự đang đặt ra rất gay gắt. Hội thảo được tổ chức góp phần tích cực để giải quyết vấn đề nóng bỏng đó. Các đại biểu tham dự Hội thảo đều có một điểm chung đó là sự quan tâm sâu sắc đến triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó điểm mấu chốt chiến lược là triển vọng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ.
Toạ đàm khoa học giữa Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào
(13/08/2010 - 13/08/2010 )
Từ năm 2008 đến nay Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã cùng với Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào phối hợp thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do Bộ chính trị Lào giao cho Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào thực hiện. Sự hợp tác giữa hai Viện đã có những tiến triển tốt đẹp. Hiện nay hai Viện đang cùng nhau thực hiện 6 dự án: Ảnh hưởng toàn cầu hoá đến xã hội Lào, Nghiên cứu về dân tộc Mông ở biên giới hai nước, Biên soạn lịch sử Việt Nam – Lào… Qua tọa đàm, hai Viện cùng nhau trao đổi, xây dựng chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học cho giai đoạn 2011 – 2015.
Phát triển nhanh và bền vững trong thập niên tới
(18/08/2010 - 18/08/2010 )
Phát biểu tại Hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khái quát một số nét chính về dự thảo Chiến lược phát triển nhanh và bền vững đất nước giai đoạn 2011-2020 để các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đóng góp ý kiến. Chiến lược có chủ đề “Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Mục tiêu của Chiến lược là phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau; Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7-8%/năm; Đến năm 2020 GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 đến 3.200USD, thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so năm 2010.
Tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
(17/08/2010 - 18/08/2010 )
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992 đến nay Hàn Quốc và Việt Nam đã không ngừng mở rộng các hoạt động giao lưu song phương trên nhiều lĩnh vực, Hội thảo này là Hội thảo cấp cao đầu tiên giữa các nhà khoa học xã hội Việt Nam và Hàn Quốc được tổ chức tại Hà Nội trong bối cảnh lãnh đạo cấp cao của hai nước đang chỉ đạo thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước với tư cách là đối tác hợp tác chiến lược của nhau.
Quản trị công: Kinh nghiệm Nhật Bản và các vấn đề của Việt Nam
(07/09/2010 - 08/09/2010 )
Mục tiêu của Hội thảo là chia sẻ nhận thức và thực tiễn quản trị công của Nhật Bản với Việt Nam; mổ xẻ một cách khách quan, khoa học về thực trạng nền quản trị công của Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế và hội nhập quốc tế; từ đó cố gắng đưa ra một số đề xuất thiết thực, khả thi, chuyển lên các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền cũng như làm giàu thêm nhận thức của công luận. Ban Tổ chức đã nhận được 13 tham luận của các nhà khoa học quốc gia và quốc tế đề cập xung quanh các nội dung: Xu hướng quản trị quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá; Hợp tác quốc tế về quản trị công; Hiện đại hoá nền quản trị tài chính công; Đầu tư công và quản lý đầu tư công; Phân cấp trung ương - địa phương và hiệu quả đầu tư công; Tiền lương, hiệu quả quản trị công và môi trường kinh doanh.
Phát triển hình thức sinh hoạt khoa học trực tiếp với các chuyên gia nước ngoài
(02/03/2009 - 03/03/2009 )
Tựa đề của buổi sinh hoạt đã được các đơn vị tổ chức giữ nguyên tiếng Anh là The New World monetary metals and the European trade in the early modern period (thuyết trình ngày 2/3/2009) và The Spanish trans-Pacific shipping and the development of early modern East Asian trade ( thuyết trình ngày 3/3/2009) với mục đích để các bạn đoàn viên, thanh niên, các em học sinh, sinh viên quan tâm tham dự học tập dần thói quen tiếp xúc, bước đầu nghe và hiểu được nội dung của buổi sinh hoạt khoa học với các giáo sư – chuyên gia là người nước ngoài.
“Quản trị quốc gia, phát triển và khủng hoảng toàn cầu: Một quan điểm thực tiễn quốc tế”
(26/06/2009 - 26/06/2009 )
Trong bài thuyết trình của mình GS. Daniel Kaufmann đã trình bày nhiều khó khăn cũng như gợi mở những vấn đề liên quan đến phát triển, khủng hoảng toàn cầu và quản trị quốc gia. Theo GS, các khía cạnh chính trị, kinh tế và thể chế trong quản trị và điều hành quốc gia là 3 khía cạnh quan trọng nhất của quản trị công. Thêm vào đó các lĩnh vực như: Ý kiến của số đông và trách nhiệm giải trình; Ổn định chính trị và không có bạo lực/khủng bố; Hiệu quả của Chính phủ; Chất lượng của cơ chế quản lý; Thượng tôn pháp luật; Kiểm soát tham nhũng là những vấn đề quan trọng thuộc về quản trị quốc gia, là tập hợp của các giá trị truyền thống và hệ thống thể chế theo đó trách nhiệm, quyền hạn của mỗi quốc gia được thể hiện một cách cụ thể.
“Nhân học tôn giáo”
(17/04/2009 - 17/04/2009 )
Đây là buổi sinh hoạt khá đặc biệt, bởi lẽ những vấn đề mà GS.TS. Oscar Salemink đề cập tới là những vấn đề thuộc văn hoá, tín ngưỡng tiêu biểu của Việt Nam tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam đó là: Lên đồng, hầu bóng và múa vui.
“Việt Nam - Hội nhập và phát triển”
(05/12/2008 - 07/12/2008 )
Hội thảo có sự tham gia của hơn 700 nhà khoa học, trong đó hơn 200 đại biểu là các nhà khoa học nước ngoài. Ban Tổ chức đã nhận được 868 bài báo cáo (trong đó có 170 bài của 174 học giả quốc tế), chọn ra 531 bài (trong đó có 160 bài của học giả quốc tế) để báo cáo chính thức trong Hội thảo.