Điều kiện sống và làm việc của công nhân công nghiệp đồng bằng sông Hồng1231
(02/07/2012 - 31/08/2012 )
Hội thảo là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án và nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu của Dự án: “Nâng cao vai trò của công nhân và công đoàn ở Việt Nam” do Ủy ban Châu Âu (EU) tài trợ. Dự án được thực hiện từ tháng giêng năm 2009 và hiện nay đang trong giai đoạn kết thúc. Dự án đã thực hiện được một khối lượng công việc rất lớn bao gồm: xây dựng phương pháp luận về nghiên cứu công nhân, thực hiện nghiên cứu điền dã, xây dựng các báo cáo về kinh nghiệm của quốc tế và châu Âu trong việc nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn và tổ chức các lớp tập huấn cho liên đoàn lao động các tỉnh/thành phố và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đại hội Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) lần thức 19
(29/11/2009 - 05/12/2009 )
Phát biểu tại lễ khai mạc PGS.TS. Tống Trung Tín Viện trưởng Viện Khảo cổ học cho biết: Viện Khảo cổ học rất vinh dự được lựa chọn là đơn vị đăng cai tổ chức đại hội IPPA lần thứ 19, với công tác tổ chức khẩn trương và khoa học Đại hội đã nhận được hàng trăm bài tham luận về nhiều vấn đề khảo cổ học mà IPPA quan tâm, đặc biệt là những vấn đề lịch sử, văn hoá có tác động sâu sắc đến cuộc sống đương đại.
Điều kiện sống và làm việc của công nhân công nghiệp đồng bằng sông Hồng
(20/10/2011 - 20/10/2011 )
Hội thảo là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án và nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu của Dự án: “Nâng cao vai trò của công nhân và công đoàn ở Việt Nam” do Ủy ban Châu Âu (EU) tài trợ. Dự án được thực hiện từ tháng giêng năm 2009 và hiện nay đang trong giai đoạn kết thúc. Dự án đã thực hiện được một khối lượng công việc rất lớn bao gồm: xây dựng phương pháp luận về nghiên cứu công nhân, thực hiện nghiên cứu điền dã, xây dựng các báo cáo về kinh nghiệm của quốc tế và châu Âu trong việc nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn và tổ chức các lớp tập huấn cho liên đoàn lao động các tỉnh/thành phố và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Chương trình tìm hiểu Hàn Quốc dành cho giáo viên trung học cơ sở tại Việt Nam
(23/09/2011 - 25/09/2011 )
Trong 3 ngày làm việc, các đại biểu đã được nghe 10 báo cáo chuyên đề liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của Hàn Quốc như: lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị, xã hội, giáo dục, kinh tế, môi trường, và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Báo cáo viên là các nhà nghiên cứu, các giảng viên đã từng nghiên cứu và học tập ở Hàn Quốc đến từ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội và Trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung và cơ chế bảo vệ quyền con người - kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam
(22/09/2011 - 23/09/2011 )
Nội dung và cơ chế bảo vệ quyền con người là vấn đề đang được các nhà hoạch định chính sách, các giảng viên, nhà nghiên cứu quan tâm. Các nhà khoa học cùng trao đổi những nội dung liên quan đến chủ đề Hội thảo như: tuân thủ và thực thi pháp luật quốc tế, một số nguyên tắc pháp lý quan trọng về quyền con người; vấn đề quyền con người và đảm bảo quyền con người dưới góc độ tiếp cận đa ngành, liên ngành; việc xây dựng cơ quan quốc gia về quyền con người...
Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tân Hợi
(15/07/2011 - 15/07/2011 )
Đối với Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo đã lật đổ chế độ quân chủ phong kiến mấy nghìn năm thống trị tại Trung Quốc, trở thành một trong ba sự kiện lớn mang tính lịch sử của thế kỷ XX đầy biến động. Vì vậy, nó đã được các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc qua các thời kỳ ghi nhận và đánh giá cao. Đối với thế giới và khu vực, Cách mạng Tân Hợi với cơ sở lý luận là Chủ nghĩa Tam dân nổi tiếng đã được V.I. Lênin đánh giá như một trong những sự kiện làm “thức tỉnh Châu Á”, “một nhân tố tiến bộ lớn đối với Châu Á và đối với loài người”. Còn đối với Việt Nam, Cách mạng Tân Hợi và Chủ nghĩa Tam dân đã có ảnh hưởng quan trọng đối với phong trào cách mạng và các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Ngày Nghiên cứu sinh Khoa học xã hội lần thứ X
(14/07/2011 - 14/07/2011 )
Ngày nghiên cứu sinh lần này được tổ chức nhằm tạo cơ hội để trao đổi và thảo luận về học thuật giữa các thành viên tham dự. Đây cũng là dịp để các nghiên cứu sinh giới thiệu công trình đang nghiên cứu tới các đồng nghiệp, tiếp thu các ý kiến góp ý, phản biện để hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu của mình.
Cải cách chính quyền địa phương: Chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Đức
(04/07/2011 - 05/07/2011 )
Tại Hội thảo ở Hà Nội, báo cáo tham luận và các bình luận của các nhà khoa học Việt Nam và chuyên gia Đức đã đề cập nhiều vấn đề lý luận cơ bản về cải cách chính quyền địa phương cũng như những kinh nghiệm thực hiện cải cách chính quyền địa phương tại Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Đức như: Tính chất, vị trí, vai trò của chính quyền địa phương; quan niệm về phân công quyền lực và phân cấp giữa trung ương và địa phương; vấn đề phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ; vấn đề phân định mô hình chính quyền đô thị và nông thôn; đổi mới tổ chức và hoạt động của các bộ phận cấu thành chính quyền địa phương các cấp; xu hướng cải cách mô hình chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay…