Điều kiện sống và làm việc của công nhân công nghiệp đồng bằng sông Hồng1231
(02/07/2012 - 31/08/2012 )
Hội thảo là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án và nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu của Dự án: “Nâng cao vai trò của công nhân và công đoàn ở Việt Nam” do Ủy ban Châu Âu (EU) tài trợ. Dự án được thực hiện từ tháng giêng năm 2009 và hiện nay đang trong giai đoạn kết thúc. Dự án đã thực hiện được một khối lượng công việc rất lớn bao gồm: xây dựng phương pháp luận về nghiên cứu công nhân, thực hiện nghiên cứu điền dã, xây dựng các báo cáo về kinh nghiệm của quốc tế và châu Âu trong việc nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn và tổ chức các lớp tập huấn cho liên đoàn lao động các tỉnh/thành phố và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Khủng hoảng nợ công trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
(13/09/2011 - 13/09/2011 )
Ban tổ chức tọa đàm nhận được 09 báo cáo của các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á và Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. Các báo cáo tập trung phân tích vấn đề nợ công của một số nước điển hình trên thế giới, như Mỹ, Nhật Bản, Achentina, Trung Quốc, nhiều nước Châu Âu và Việt Nam, các giải pháp mà các nước đã và đang áp dụng và từ đó, đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc giảm thiểu những rủi ro mà nợ công có thể gây ra cho nước ta. Đây là chủ đề mang tính thời sự rất cao, do đó, cuộc tọa đàm đã thu hút được sự quan tâm của tất cả các đại biểu tham dự. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần phải có những biện pháp chính sách tiền tệ và tài chính phù hợp để không chỉ giảm thiểu những nguy cơ mà gánh nặng nợ công có thể mang lại, mà còn nhằm củng cố hệ thống tài chính và ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình phát triển.
Quyền con người: tiếp cận liên ngành khoa học xã hội
(30/07/2012 - 05/11/2024 )
Mục đích của Hội thảo là tạo diễn đàn cho các nhà khoa học trẻ có cơ hội được trao đổi và học hỏi các kinh nghiệm nghiên cứu ở một lĩnh vực nghiên cứu mới - Quyền con người. Có thể nói với 8 bài tham luận được lựa chọn trình bày các diễn giả trẻ đã thể hiện được khả năng nghiên cứu độc lập và bản lĩnh làm chủ diễn đàn khoa học. Nội dung của các nghiên cứu đều thể hiện tính khái quát cao, đề cập đến nhiều vấn đề đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội. Tại Hội thảo GS.TS. Võ Khánh Vinh – Phó chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Giám đốc Dự án đã đặc biệt đánh giá cao 04 tham luận sau: 1. “Quan điểm quốc tế và khung phân tích tiếp cận và hưởng dụng quyền học tập dành cho trẻ em từ góc độ quyền con người” (Nguyễn Anh Tuấn, Viện Dân tộc học); 2. “Tác động của ô nhiễm môi trường tới một số quyền con người ở Việt Nam” (ThS. Phạm Thị Trầm, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững); 3. “Bước đầu tìm hiểu quyền được chết trong bối cảnh hiện nay” (Trương Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp); 4. “Tăng quyền cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ cách tiếp cận liên ngành giữa công tác xã hội và nghệ thuật kịch (Nghiên cứu tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đăk Lăk; Trung tâm bảo trợ xã hội IV, huyện Ba vì, Hà Nội và Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hòa Bình)” (Nguyễn Hoài Sơn, Viện Xã hội học). Đây là những tham luận đã tạo ra nhiều ý kiến bình luận sôi nổi tại Hội thảo và được đánh giá là đạt chất lượng khoa học cao.
Hà Tĩnh: 180 năm xây dựng và phát triển (1831 – 2011)
(10/08/2011 - 10/08/2011 )
Hội thảo kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hà Tĩnh góp phần làm rõ thêm về lịch sử hình thành và phát triển vùng đất quan trọng này của đất nước, về truyền thống yêu nước, truyền thống bất khuất, kiên cường trước thiên tai và địch hoạ, truyền thống hiếu học, tương thân tương ái của nhân dân Hà Tĩnh, để từ đó khơi dậy niềm tự hào, đồng thời tạo động lực tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển của Hà Tĩnh cũng như của các địa phương khác trong cả nước.
Xây dựng mạng lưới quốc gia về giáo dục quyền con người
(22/07/2011 - 22/07/2011 )
Xây dựng mạng lưới quốc gia về giáo dục quyền con người là một cấu phần quan trọng của dự án Diễn đàn giáo dục quyền con người do Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì theo Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch. Trong gần bốn năm qua, cùng với việc thực hiện dự án, mạng lưới quốc gia về giáo dục quyền con người không ngừng mở rộng và phát triển, đã kết nối được với các trường đại học, các giảng viên và các chuyên gia nghiên cứu về quyền con người trong nước và quốc tế. Hội nghị mạng lưới quốc gia về giáo dục quyền con người lần thứ ba này nhằm tìm hiểu tình hình và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy về quyền con người ở một số trường đại học trong cả nước. Tham dự hội nghị có các đại biểu đến từ: Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng, Đại học Công Đoàn…
Hội nghị công tác hợp tác quốc tế
(24/03/2011 - 24/03/2011 )
Trong thời gian qua, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau, nội dung hợp tác đa dạng gồm nhiều dự án nghiên cứu chung, trao đổi chuyên gia, hội thảo, toạ đàm, đào tạo và tư vấn khoa học. Công tác hợp tác quốc tế đã gắn kết và phục vụ có hiệu quả cho các nhiệm vụ chính trị của Viện, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ban Hợp tác quốc tế đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp việc Chủ tịch Viện, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong công tác hợp tác quốc tế; Phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng trong các thủ tục visa, nhân sự cho khách quốc tế, việc ra quyết định đi công tác nước ngoài được thực hiện nhanh chóng. Các đoàn ra hàng năm được thực hiện đúng kế hoạch. Hoạt động phối hợp, trao đổi, lấy ý kiến các bộ, ngành trong thẩm định dự án, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Sơ kết hai năm thực hiện chương trình khoa học cấp bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
(23/03/2011 - 23/03/2011 )
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng của các hoạt động nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ khoa học của các đơn vị trực thuộc cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi mới đặt ra trong việc triển khai thực hiện Đề án “Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của các viện nghiên cứu và các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam theo quy định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học công nghệ”, bắt đầu từ năm 2009 Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tập trung xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học của các đơn vị trực thuộc (trừ một vài đơn vị đặc thù) thành một chương trình khoa học cấp Bộ cho từng đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu được giao và chiến lược phát triển của từng viện chuyên ngành, với tổng số 28 chương trình khoa học cấp Bộ do các viện chủ trì thực hiện trong 2 năm 2009-2010.
Báo cáo kết quả nghiên cứu – đánh giá các mô hình biogas ở Việt Nam
(30/07/2012 - 05/11/2024 )
Năm 2010, Viện Nghiên cứu Môi trường và phát triển Bền vững (IESD) đã phối hợp với Tổ chức ECT và và Trường Đại học Twente (Hà Lan) thực hiện Chương trình “Nghiên cứu, đánh giá các mô hình khí sinh học quy mô hộ gia đình tại Việt Nam” nhằm góp phần đáp ứng việc xác định các mô hình phù hợp và các điều kiện thực hiện các dự án phổ biến và nhân rộng mô hình biogas, qua đó góp phần tích cực vào việc hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi bền vững, xử lý an toàn chất thải, tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt và bảo vệ môi trường.
Hoạt động đào tạo của Viện KHXH Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
(24/02/2011 - 24/02/2011 )
Phát biểu tại Hội nghị GS.TS.Võ Khánh Vinh đã nhấn mạnh: Hoạt động đào tạo sau đại học của Viện KHXH Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công lớn, nhất là trong thời gian này với sự góp mặt của Học viện Khoa học xã hội mới thành lập với những cơ hội và lợi thế như: có kinh nghiệm đào tạo; có đội ngũ giảng viên có trình độ cao đa phần đều là các giáo sư, tiến sĩ; có hệ thống sơ sở hạ tầng lớn, nguồn lực tài chính chi cho đào tạo sau đại học được tập trung... Mặc dù vậy hoạt động đào tạo sau đại học tại Học viện Khoa học xã hội cũng còn gặp nhiều bất cập cần phải tháo gỡ trong thời gian tới như: mối quan hệ giữa Học viện và các đơn vị trực thuộc trong đào tạo chưa được xác định rõ ràng; khâu tổ chức và thực hiện các kế hoạch đào tạo cần phải có sự thay đổi theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và hiện đại; cần chuẩn hoá hoạt động đào tạo giữa Học viện và các viện chuyên ngành để xác định phạm vi và mục tiêu của hoạt động đào tạo của Viện KHXH Việt Nam...