“Phát triển vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia: Những vấn đề đặt ra”

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

Hà Nội

Hội thảo trong nước

Hội thảo

Xã Hội

04/04/2009 - 04/04/2009

Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia là khu vực gồm 10 tỉnh thuộc biên giới chung giữa ba nước là: Stung Treng, Rattanakiri, Mondulkiri (thuộc địa phận của Campuchia), Sekong, Attapư, Saravan (thuộc địa phận của Lào), Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông (thuộc địa phận của Việt Nam). Đây là vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng về kinh tế, văn hoá và du lịch song lại đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề quản lý để phát triển. Vì vậy với mục đích góp phần làm rõ những thách thức đang đặt ra liên quan đến vấn đề phát triển khu vực tam giác này, PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng mong muốn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tham dự Hội thảo tập trung thảo luận những vấn đề nhằm làm rõ cơ sở thực tiễn và lý luận về phát triển, quản lý phát triển bền vững, hợp tác tiểu vùng, vùng giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia; Phân tích và đánh giá vai trò của Tam giác theo các chiều cạnh như chính trị, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, hợp tác khu vực; Đánh giá thực trạng quản lý cũng như phát triển đang diễn ra tại khu vực này và đề xuất những gợi ý về chính sách và chiến lược phát triển vùng Tam giác nói trên và vai trò của Việt Nam… nhằm giúp chủ nhiệm đề tài có được nhiều cơ sở thực tiễn hơn trong nghiên cứu.

Hội thảo đã thu được nhiều ý kiến trao đổi rất thiết thực. Theo ý kiến đóng góp của một số nhà khoa học tham dự, về mặt lý thuyết, đề tài cần đầu tư nghiên cứu sâu hơn các khung cơ sở lý luận như lý luận về nhận thức và khái niệm phát triển và quản lý phát triển, về mặt thực tiễn, cần quan tâm đến bản chất vùng miền, các vấn đề văn hoá, tôn giáo, chính trị và chính sách phát triển khu vực này của cả 3 nước, bởi lẽ đây là khu vực không thuộc chính sách ưu tiên của cả Việt Nam – Lào – Campuchia và là khu vực kém phát triển nhất trong khối Đông Dương hiện nay. Thêm vào đó các vấn đề như đói nghèo, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, sinh thái… đang là những vấn đề có tính chất tàn phá và ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển của Tam giác phát triển. Vì vậy đề tài này cần được tiếp tục đầu tư nghiên cứu một cách cẩn trọng và chuyên sâu nhằm góp phần vào chiến lược phát triển lâu dài của cả 3 nước nói chung và khu Tam giác phát triển nói riêng.

  •  
     
  •