Khoa học xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế
(30/07/2012 - 25/03/2025 )
Hội nhập quốc tế của khoa học xã hội Việt Nam phải được xem là bộ phận quan trọng của hội nhập khoa học công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hoá. Hội nhập không chỉ đơn thuần là hướng ra thế giới bên ngoài mà quan trọng hơn là phải hội nhập để có thể tiếp nhận những gì tinh tuý nhất của thế giới bên ngoài. Mặc dù khoa học xã hội Việt Nam đã có những đóng góp lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, song trên thực tế của khoa học xã hội đang có nguy cơ tụt hậu so với quốc tế. Sau 20 năm Đổi mới, tuy có nhiều thành tựu đáng tự hào, song so với chuẩn quốc tế cũng như so với những yêu cầu đất nước đặt ra trước khoa học xã hội, chúng ta đều nhận thấy khoa học xã hội Việt Nam có nhiều bất cập và đang đứng trước nhiều thách thức.
Hoạt động khảo cổ năm 2010
(30/07/2012 - 25/03/2025 )
Công tác nghiên cứu về khảo cổ học năm 2010 có những bước phát triển vượt bậc, riêng trong lĩnh vực khảo cổ học Thời đại Đá, Viện Khảo cổ học đã hoàn thành việc khai quật của hơn 30 di chỉ khảo cổ trong lòng hồ thuỷ điện Sơn La, tại đây đã tìm thấy các di tích có các giai đoạn phát triển từ thời đại đá cũ đến thời đại kim khí, ngoài ra còn xuất hiện các xưởng chế tác công cụ đá giai đoạn muộn, xuất hiện mộ táng của cư dân đá mới hoặc kim khí. Bên cạnh khu di tích trên công tác khảo cổ học thời đại Đá còn có những phát hiện rất mới được tìm thấy tại các tỉnh như Điện Biên, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Quảng Bình, Bình Định...
Hội nghị Thông báo Văn hoá năm 2010
(01/01/2010 - 01/01/2010 )
Hội nghị tập trung vào 4 vấn đề chính là những vấn đề chung; văn học dân gian; lễ hội, tín ngưỡng, phong tục; tri thức, nghệ thuật dân gian. Tại các tiểu ban đã có rất nhiều ý kiến tranh luận được đặt ra. Nhiều câu hỏi có tính định hướng nghiên cứu một cách rõ nét như: Tiếp biến văn hoá đối với đặc trưng văn hoá truyền thống; vấn đề hôn nhân ngoại tộc; các trào lưu tư tưởng...đã thu hút được sự chú ý của toàn thể Hội nghị.
Tình hình chính trị sau bầu cử giữa kỳ tại Mỹ
(01/01/2010 - 01/01/2010 )
Viện Nghiên cứu Châu Mỹ đã tổ chức buổi toạ đàm về Tình hình chính trị sau bầu cử giữa kỳ tại Mỹ do ông Christopher Hodges, tham tán văn hóa Đại sứ quán Mỹ thuyết trình. Qua đó nhiều vấn đề về tình hình bầu cử có liên quan đến Chính phủ Mỹ do Tổng thống Obama dẫn đầu đã được ông Christopher Hodges làm rõ. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ xác định kết quả Đảng Dân chủ hay Cộng hoà sẽ kiểm soát Quốc hội Mỹ trong hai năm tới và đó là cuộc trưng cầu lớn nhất nước Mỹ về uy tín của Tổng Thống đương nhiệm. Kết quả cuộc cuộc bầu cử đã cho thấy Phe Dân chủ đã bị thất bại nặng nề trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ và Tổng thống Obama sẽ phải “sống chung với lũ” trong hai năm tới. Cụ thể là theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, phe Cộng hoà đã giành lại quyền kiểm soát Hạ viện từ tay phe Dân chủ, với 239/435 ghế (trước bầu cử: 178/435), chiếm 46/100 ghế Thượng viện (trước bầu cử: 41/100) và 29/50 ghế thống đốc bang. Tuy không hội đủ 10 ghế cần thiết để giành quyền kiểm soát Thượng viện, nhưng số ghế hiện có vẫn đủ để phe Cộng hoà có thể ngăn cản nhiều các chương trình nghị sự của Tổng thống Obama. Có thể nói rằng toạ đàm đã cung cấp những thông tin hữu ích cho việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu hiện nay tại Viện Nghiên cứu Châu Mỹ. Đây cũng là những thông tin rất “nóng” mà ông Christopher Hodges muốn chia sẻ với cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ đang làm công tác nghiên cứu tại Viện. Ông cho rằng đó là những vấn đề mà giới trẻ cần quan tâm và hiểu rõ, bởi nó liên đới đến rất nhiều vấn đề liên quan đến phát triển mang tính toàn cầu.
Lev Tolstoi và sự tiếp nhận di sản của ông ở Việt Nam
(09/12/2010 - 09/12/2010 )
Hội thảo đ\ược tổ chức nhằm các mục tiêu: Nhìn lại chặng đường Lev Tolstoi đến Việt Nam, trên các phương diện: dịch thuật, quảng bá, và nghiên cứu. Khám phá thêm những đóng góp và giá trị văn chương của Lev Tolstoi từ các hướng tiếp cận mới. Mở ra những hướng tìm hiểu mới về Lev Tolstoi, tập trung vào các giá trị tư tưởng, đạo đức mà ông chủ trương, như lòng khoan dung, vị tha, vô kỷ, phương thức đấu tranh bất bạo động... trên cơ sở những tư liệu mới được (và còn cần được tiếp tục) tổ chức dịch thuật và công bố.
Đào tạo tăng cường năng lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 1 – giai đoạn I
(21/12/2010 - 21/12/2010 )
Dự án được thực hiện bằng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản theo Hiệp định VNXV-2 ký ngày 31/3/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC, nay là JICA). Dự án được chính thức triển khai từ tháng 10/2009 và dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2017. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt năm 2008, dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 1 – giai đoạn I (HURC1) cơ bản bám theo tuyến đường sắt hiện hành với độ dài 15,36km, từ bắc ga Gia Lâm (km 6+150) đến nam ga Giáp Bát (km 5+350), cộng thêm khu ga Ngọc Hồi (km 11+350 đến km 14+870); đi qua 7 quận/huyện (Thanh Trì, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên) của thành phố Hà Nội. Phạm vi chiếm đất khoảng 146ha, tái định cư 1.811 hộ với 7.919 nhân khẩu.
“Tình hình thế giới và tác động của nó tới khu vực Đông Nam Á”
(05/05/2008 - 05/05/2008 )
Buổi nói chuyện được tổ chức nhằm mục đích củng cố thêm sự hiểu biết cho cán bộ làm công tác nghiên cứu đặc biệt là đối với khu vực Đông Nam Á về sự vận động của thế giới: xu hướng phát triển của các quốc gia độc lập, sự ra đời và phát triển của các nước đang phát triển, tình hình phát triển của Mỹ và sự “nổi dậy” của các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… trong bối cảnh “thế giới đa cực”. Qua đó rút ra những nhận định cụ thể đối với các tác động của nó tới khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
“Xu hướng hình thành các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) tại Đông Á”
(29/08/2007 - 29/08/2007 )
Đây là cơ hội để các đoàn viên, thanh niên Viện Kinh tế Việt Nam được tiếp cận và hiểu rõ hơn về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) từ khái niệm cho đến bản chất vận động của nó. Mặt khác lại được chính Ths. Bùi Trường Giang - người đang chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ về vấn đề này nghiên cứu và trình bày, nên nội dung đề cập sẽ rất sát và cập nhật với tình hình thực tế của Việt Nam trong xu hướng hội nhập FTA hiện nay.
“Hợp tác khu vực và hội nhập ở Châu Phi”
(21/03/2008 - 21/03/2008 )
Hội thảo chia thành ba phiên. Phiên 1: Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do (FTA) trên thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam. Phiên 2: Hợp tác và Hội nhập khu vực ở Châu Phi. Phiên 3: Hội nhập kinh tế khu vực tại Đông Á và Châu Mỹ. Các báo cáo tại hội thảo tập trung phân tích xu hướng hình thành các Hiệp định và Khu vực Thương mại tự do (FTA) trên thế giới và sự điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia Đông Á sang chính sách FTA. Đồng thời các báo cáo cũng đưa ra những vấn đề của các nước Châu Phi trong những năm gần đây như một Châu Phi tiên tiến nổi lên trên trường quốc tế với sự lạc quan, năng động và tự tin hơn trước, Châu Phi đang có cơ hội lớn tranh thủ sự giúp đỡ của các nước khác nhằm đưa Châu lục ra khỏi khủng hoảng và phát triển bền vững.
Chiến lược biển quốc gia - nhận thức và hành động của thanh niên Việt Nam
(27/03/2008 - 27/03/2008 )
Tại buổi tọa đàm PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thuyết trình về đề tài “Tài nguyên kinh tế biển của Việt Nam: Phát huy sức mạnh quốc gia” và PGS.TSKH. Võ Đại Lược, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX.01/06-10 “Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020” với bài thuyết trình “Xây dựng khu kinh tế tự do ở Việt Nam: Mũi đột phá vào tương lai phát triển”.
Trách nhiệm xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
(24/06/2008 - 24/06/2008 )
Việt Nam đã gia nhập WTO đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập với thế giới. Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề yếu kém. Trong các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đường lối Đổi mới trong thời gian qua, vấn đề phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận cấp bách.