ASEAN từ hiệp hội đến cộng đồng – những vấn đề nổi bật và tác động đến Việt Nam

19/07/2012

PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng (chủ biên) ;

Nhà xuất bản Khoa học xã hội ; Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ;

nguyenvu

ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, hợp tác thúc đẩy tiến bộ xã hội vì hoà bình và ổn định của khu vực. Hơn 40 năm qua, dù thế giới cũng như các nước ASEAN phải đối mặt với bao biến động khó lường, song sự tồn tại, duy trì và mở rộng Hiệp hội với việc hình thành và phát huy bản sắc riêng của mình đã nói lên sự thành công của một tổ chức hợp tác khu vực có một không hai này. Từ những sơ khai ban đầu đến nay ASEAN phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của 10 nước trong khu vực. Điều quan trọng hơn là Hiệp hội đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất với việc thực hiện hợp tác có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ gia tăng liên kết theo chiều sâu trong nội bộ khối mà ASEAN còn là chủ thể khởi xướng nhiều sáng kiến và mở rộng sự hợp tác trong khu vực: ASEAN + 3, EAS, ARF… Nhờ đó, vị thế của ASEAN ngày càng được đánh giá cao trong khu vực và quốc tế.

ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, hợp tác thúc đẩy tiến bộ xã hội vì hoà bình và ổn định của khu vực. Hơn 40 năm qua, dù thế giới cũng như các nước ASEAN phải đối mặt với bao biến động khó lường, song sự tồn tại, duy trì và mở rộng Hiệp hội với việc hình thành và phát huy bản sắc riêng của mình đã nói lên sự thành công của một tổ chức hợp tác khu vực có một không hai này. Từ những sơ khai ban đầu đến nay ASEAN phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của 10 nước trong khu vực. Điều quan trọng hơn là Hiệp hội đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất với việc thực hiện hợp tác có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ gia tăng liên kết theo chiều sâu trong nội bộ khối mà ASEAN còn là chủ thể khởi xướng nhiều sáng kiến và mở rộng sự hợp tác trong khu vực: ASEAN + 3, EAS, ARF… Nhờ đó, vị thế của ASEAN ngày càng được đánh giá cao trong khu vực và quốc tế.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung cuốn sách được trình bày trong 3 chương. Chương I: Đánh giá quá trình hình thành và xây dựng Cộng đồng ASEAN. Chương này đề cập tới sự phát triển của ASEAN - tiền đề cần thiết của Cộng đồng ASEAN (AC): ASEAN là tổ chức hợp tác khu vực lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa với việc xây dựng được các nguyên tắc, cơ chế hợp tác trong cũng như ngoài khu vực; ASEAN đã xây dựng được một mạng lưới hợp tác quốc tế đối với các đối tác bên ngoài; Xây dựng Cộng đồng ASEAN, làm sâu sắc hơn hội nhập khu vực và nâng cao vị thế của Đông Nam Á. Cộng đồng ASEAN -  từ ý tưởng đến hiện thực: Cộng đồng kinh tế ASEAN, Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN, mối quan hệ giữa 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Tăng cường củng cố và phát triển hợp tác quốc tế trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Chương II: Những vấn đề nổi bật trong quá trình chuyển từ Hiệp hội (ASEAN) sang Cộng đồng (AC). Nội dung chương 2 gồm: Vấn đề hoàn thiện mô hình, thể chế, chính sách, cơ cấu tổ chức; Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN - Nhiệm vụ vô cùng khó khăn từ nay đến 2020 của AC; Việc  thực hiện Cộng đồng ASEAN nói chung, từng cộng đồng nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức; Cộng đồng ASEAN tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nước lớn (Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản).

Chương III: Triển vọng thực hiện Cộng đồng ASEAN đến 2020 và tác động chủ yếu đối với Việt Nam. Với các nội dung: Triển vọng thực hiện Cộng đồng ASEAN đến 2020 – tính khả thi, triển khai hoạt động và những vấn đề đặt ra; Tác động và đối sách của Việt Nam đối với triển vọng thực hiện Cộng đồng ASEAN.

Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm đến các vấn đề về ASEAN và Cộng đồng ASEAN. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn !

 

Nguyễn Thu Hà

  •  
     
  •