Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

31/07/2012

TS. Trương Duy Hòa (Chủ biên) ;

Nhà xuất bản Khoa học xã hội ; Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ;

nguyenvu

      Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nước nằm  ở trung tâm khu vực Đông Nam Á lục địa, có biên giới tiếp giáp với năm nước: Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc và Việt Nam, với chiều dài đường biên khoảng 5.180km. Đây là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển.

      Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nước nằm  ở trung tâm khu vực Đông Nam Á lục địa, có biên giới tiếp giáp với năm nước: Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc và Việt Nam, với chiều dài đường biên khoảng 5.180km. Đây là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển.

Sự ra đời của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 02 tháng 12 năm 1975 là sự kiện trọng đại đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử hiện đại Lào, đồng thời chấm dứt chế độ quân  chủ đã từng tồn tại trên đất Lào suốt hơn 600 năm. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân các dân tộc Lào vững vàng tiến bước trên con đường xây dựng một nước Lào mới theo thể chế dân chủ nhân dân, với mục tiêu được lựa chọn rõ ràng: “Hòa bình – Độc lập – Thống nhất – Dân chủ – Thịnh vượng”.

Trong bối cảnh lớn của liên kết kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng gia tăng, đặc biệt sau khi hành kinh tế Đông Tây nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương (năm 2007) thông qua lãnh thổ bốn nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar và đường cao tốc chạy từ Côn Minh qua Tây Bắc Lào tới Băng Cốc đã thông xe toàn tuyến (năm 2010); hành lang kinh tế Bắc Nam nối liền Nam Ninh (Trung Quốc) với Singapore chạy qua lãnh thổ Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia đang được vận hành thì Lào thực sự không còn cách trở với các đại dương lớn cả về hướng đông (phía Việt Nam) lẫn hướng tây (phía Myanmar) và hướng nam (phía Thái Lan). Điều này đang giúp Lào trở thành điểm trung chuyển quan trọng giữa các nước Đông Nam Á lục địa với Trung Quốc, đồng thời tạo cơ hội nâng cao vị thế của Lào với tư cách là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn và các nước láng giềng gần gũi của Lào. Vị thế địa chiến lược của Lào ngày càng trở nên quan trọng và hấp dẫn. Hơn nữa, Lào là một trong những nước có nguồn tài nguyên rừng tương đối phong phú, nguồn khoáng sản dồi dào, tiềm năng thủy điện to lớn, diện tích đất đai màu mỡ, có nhiều địa điểm du lịch sinh thái, văn hóa – lịch sử hấp dẫn với phong tục tập quán đặc thù của văn hóa tộc người…

Về chính trị, Lào là nước theo thể chế chính trị một đảng lãnh đạo, thực thi hình thức dân chủ tập trung nên mọi việc đều thống nhất theo chỉ đạo từ trên xuống dưới. Trong quan hệ đối ngoại, Lào cố gắng cân bằng ảnh hưởng giữa cường quốc và các nước láng giềng to lớn của mình, nhưng rõ ràng việc quyết định dựa vào một bên nào đó trong chiến lược phát triển lâu dài của quốc gia đang ngày càng trở thành một sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Mặc dù hiện nay tình hình chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại của Lào nhìn chung tương đối ổn định, kinh tế đang có chiều hướng phát triển tốt, nhưng đang phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu và những nhân tố khách quan tác động mạnh mẽ từ bên ngoài có thể làm chệch hướng phát triển kinh tế - chính trị trong nước.

Nội dung cuốn sách được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Các vấn đề và xu hướng chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Chương này các tác giả tập trung phân tích bối cảnh chung của khu vực và thế giới đầu thế kỷ XXI tác động đến tình hình phát triển chính trị ở Lào như thế nào, những vấn đề chính trị nội bộ, chính trị đối ngoại, cạnh trahnh ảnh hưởng của một số nước ở Lào; trên cơ sở đó đưa ra một số dự báo về chính trị đối nội, đối ngoại và xu hướng phát triển chính trị ở Lào giai đoạn 2011 – 2020.

Chương 2: Những vấn đề kinh tế nổi bật của Lào hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020. Trong chương này, tập trung phân tích một số nét tổng quan và bài học kinh nghiệm rút ra từ hai kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và 2006 – 2010; đề cập đến các vấn đề kinh tế nổi bật mà Lào sẽ phải giải quyết; đưa ra một số dự báo tổng quan về kinh tế Lào trong 10 năm tới.

Chương 3: Tác động của tình hình chính trị - kinh tế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tới Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Chương 3 phân tích các tác động mang tính tương hỗ về mặt chính trị, an ninh – quốc phòng, kinh tế, văn hóa – xã hội giữa hai nước giai đoạn 2011 – 2020.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng các bạn !

                                             Nguyễn Thu Hà

  •  
     
  •