Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản nội dung và lộ trình

31/07/2012

Trần Quang Minh ; Phạm Quý Long (đồng chủ biên) ;

Nhà xuất bản Từ điển bách khoa ; Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á ;

nguyenvu

Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kể từ sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2006, hai bên đã nhất trí xây dựng quan hệ giữa hai nước theo mục tiêu “Hướng tới đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp theo đó, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda vào tháng 11 năm 2007, hai bên đã ký tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” điều đó đã cho thấy chủ trương của các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước đã rất rõ ràng. Song vấn đề đặt ra là cần làm gì để hai bên trở thành đối tác chiến lược, đây là câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cũng như giới học giả của hai nước. Do đó trong hai ngày 2-3/11/2010 được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản: Nội dung và lộ trình”. Đây cũng là tiêu đề cuốn sách (kỷ yếu hội thảo), cuốn sách tập hợp 20 bài tham luận do học giả của hai nước trình bày về những nội dung của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và những bước đi cụ thể nhằm thực hiện những nội dung này trên cơ sở đánh giá những thành tựu của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong hơn 3 thập kỷ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… những vấn đề còn tồn tại và những giải pháp khắc phục.

Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kể từ sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2006, hai bên đã nhất trí xây dựng quan hệ giữa hai nước theo mục tiêu “Hướng tới đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp theo đó, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda vào tháng 11 năm 2007, hai bên đã ký tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” điều đó đã cho thấy chủ trương của các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước đã rất rõ ràng. Song vấn đề đặt ra là cần làm gì để hai bên trở thành đối tác chiến lược, đây là câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cũng như giới học giả của hai nước. Do đó trong hai ngày 2-3/11/2010 được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản: Nội dung và lộ trình”. Đây cũng là tiêu đề cuốn sách (kỷ yếu hội thảo), cuốn sách tập hợp 20 bài tham luận do học giả của hai nước trình bày về những nội dung của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và những bước đi cụ thể nhằm thực hiện những nội dung này trên cơ sở đánh giá những thành tựu của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong hơn 3 thập kỷ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… những vấn đề còn tồn tại và những giải pháp khắc phục.

Cuốn sách cũng trích đăng bài phát biểu của GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam tại Hội thảo, trong đó nhấn mạnh đây là dịp để học giả hai nước cùng nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, tự hào về những kết quả mà hai bên cùng nhau vun đắp, cùng hướng tới tương lai với niềm tin và trách nhiệm để xây dựng và phát triển hơn nữa mối quan hệ và thịnh vượng của hai quốc gia, hai dân tộc, tạo ra bầu không khí hoà bình, hợp tác trong khu vực và trên thế giới, nâng cao sự tin cậy lẫn nhau giữa chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Hy vọng với những tham luận mà cuốn sách tập hợp, độc giả sẽ có thêm nhiều thông tin đa chiều hơn nữa về nội dung và lộ trình xây dựng đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay và xa hơn.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

                                                                  Phạm Vĩnh Hà

  •  
     
  •