03/08/2012
Ảnh sách:
Năm xuất bản: 1214
Số trang: 1232
Nguồn sách:
Mô tả: Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005. Sau gần 7 năm thi hành, Bộ luật Tố tụng dân sự đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự đơn giản, dân chủ, công khai, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Trong những năm qua, thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự cho thấy một số quy định của Bộ luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; một số quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và có những cách hiểu khác nhau; cũng có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; một số quy định chưa đáp ứng được các yêu cầu cam kết quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã tham gia... đòi hỏi cần phải được bổ sung, sửa đổi kịp thời. Vì vậy, ngày 29 tháng 3 năm 2011, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự nhằm tiếp tục từng bước hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật tố tụng dân sự nói chung và Bộ luật Tố tụng dân sự nói riêng; đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự. Cuốn sách đã tập trung phân tích, bình luận những vấn đề cơ bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự; so sánh những điểm mới vừa được sửa đổi, bổ sung của Bộ luật so với các quy định trước đây từ đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn các chế định pháp lý mà Bộ luật Tố tụng dân sự đặt ra. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ! Nguyễn Vũ
Nội dung:
Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005. Sau gần 7 năm thi hành, Bộ luật Tố tụng dân sự đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự đơn giản, dân chủ, công khai, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Trong những năm qua, thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự cho thấy một số quy định của Bộ luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; một số quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và có những cách hiểu khác nhau; cũng có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; một số quy định chưa đáp ứng được các yêu cầu cam kết quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã tham gia... đòi hỏi cần phải được bổ sung, sửa đổi kịp thời. Vì vậy, ngày 29 tháng 3 năm 2011, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự nhằm tiếp tục từng bước hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật tố tụng dân sự nói chung và Bộ luật Tố tụng dân sự nói riêng; đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
Cuốn sách đã tập trung phân tích, bình luận những vấn đề cơ bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự; so sánh những điểm mới vừa được sửa đổi, bổ sung của Bộ luật so với các quy định trước đây từ đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn các chế định pháp lý mà Bộ luật Tố tụng dân sự đặt ra.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ! Nguyễn Vũ
Các sách khác:
Đăng ký hộ khấu của đồng bào dân tộc thiểu sổ phía Bắc di cư vào Tây Nguyên từ năm 1995 đến nay.
Định hướng chính trị cho sự phát triển của Việt Nam và một số giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2011-2020
Văn học Việt Nam hiện đại – sáng tạo và tiếp nhận
Tác động của vốn xã hội đến nông dân trong quá trình phát triển bền vững nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ (2010-2020) 02/12/2014
Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam
Văn hóa truyền thống người Thủy ở Tuyên Quang 10/12/2014
Báo cáo chuyên môn và sư phạm – Khóa học mùa hè 2014
Nghiên cứu khía cạnh tâm lý xã hội của cộng đồng cư dân nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa
Dấu ấn văn hóa Tiền - sơ sử lòng hồ Plei Krông, Kon Tum
Xã hội học văn học