Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, đặc biệt từ năm 1995 đến nay, do nhu cầu của cuộc sống, sự di dân tự do vào Tây Nguyên tăng mạnh, chủ yếu là người dân tộc thiểu số (DTTS) phía Bắc, chiếm khoảng 60% số dân di cư ngoài kế hoạch (DCNKH). Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình DCNKH của người DTTS phía Bắc đến các tỉnh Tây Nguyên còn gây ra những tác động tiêu cực đến chiến lược dân số và cơ cấu dân cư, tạo nên sự quá tải về đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, gây mất trật tự an ninh quốc phòng, tạo nên hệ quả xấu đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn nhập cư.
Đáng chú ý, đại đa số người DTTS DCNKH đều tự tìm nơi cư trú, thường chọn nơi xa trung tâm hành chính, lấn chiếm đất rừng, tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tự di chuyến đến địa bàn khác mà không thông báo với chính quyền địa phương. Điều này gây khó khăn cho công tác bố trí, ốn định đời sống cũng như đăng ký thường trú và cấp sổ hộ khấu đôi với người DTTS phía Bắc di cư đến.
Hệ lụy trực tiếp của thực trạng trên đã hạn chế khả năng tiếp cận và khả năng thụ hưởng của người DTTS từ kết quả các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ người dân ổn định đời sống và sản xuất, thực hiện chính sách dân tộc, an sinh xã hội... Mặt khác, hiệu quả của các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền cũng vì thế mà hạn chế; tiềm ẩn các mối lo ngại liên quan đến mối quan hệ tộc người, trật tự an ninh xã hội, an ninh quốc phòng.
Thực tế đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước sớm ban hành các chính sách quản lý hoạt động DCNKH hợp hiến, hợp pháp. Các chính sách này cần được xây dựng trên cơ sở luận cứ, luận điểm khoa học và thực tiễn; trong đó những chính sách liên quan đến công tác đăng ký thường trú và cấp sổ hộ khẩu các hộ người DTTS phía Bắc DCNKH đến Tây Nguyên đóng vai trò trọng tâm, là tiền đề then chốt để triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách an sinh và quản lý xã hội, biện pháp ổn định và nâng cao chất lượng đời sống người dân DCNKH.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu mang tính chuyên sâu gắn với điều tra khảo sát thực địa nhằm chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp, khuyến nghị nâng cao hiệu quả công tác đăng ký thường trú và cấp sổ hộ khẩu, qua đó góp phần hỗ trợ hộ dân tiếp cận các chính sách của Nhà nước, nâng cao chất lượng đời sống hộ DTTS phía Bắc di cư đến Tây Nguyên, thúc đẩy sự phát triển chung của toàn vùng theo hướng ổn định và bền vững.
Nhằm góp phần cung cấp luận cứ, luận điểm khoa học nâng cao hiệu quả công tác đăng ký thường trú và cấp sổ hộ khẩu; qua đó nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với quá trình DCNKH, tạo tiền đề ổn định và phát triển đời sống, sản xuất của các DTTS phía Bắc di cư vào các tỉnh Tây Nguyên từ năm 1995 đến nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách Đăng ký hộ khấu của đồng bào dân tộc thiểu sổ phía Bắc di cư vào Tây Nguyên từ năm 1995 đến nay. Cuốn sách là kết quả của Dự án điều tra, khảo sát cấp Bộ "Điều tra, khảo sát tình hình đăng ký hộ khẩu của đồng bào dân tộc thiểu số phía Băc di cư vào các tỉnh Tây Nguyên từ năm 1995 đến nay".
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, sách gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về di cư và quản lý di cư.
Chương 2. Thực trạng đăng ký thường trú và cấp sổ hộ khẩu đối với đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào Tây Nguyên từ năm 1995 đến nay.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp kiến nghị đăng ký thường trú và cấp sổ hộ khẩu đối với đồng bào dân tộc thiểu sô phía Bắc di cư vào Tây Nguyên từ năm 1995 đến nay.