• “Dân tộc học Việt Nam - Định hướng và Thành tựu nghiên cứu (1973 – 1998)”

    “Dân tộc học Việt Nam - Định hướng và Thành tựu nghiên cứu (1973 – 1998)”

    Tác giả: GS.TS. Bế Viết Đẳng

    Nhà xuất bản: NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì Dân tộc học là một ngành khoa học còn non trẻ, chỉ mới xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX do nhu cầu của chủ nghĩa tư bản trong việc xâm chiếm thuộc địa, mở rộng thị trường bóc lột các nước chậm tiến. Ở Việt Nam, nền Dân tộc học là thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây là sản phẩm của chế độ xã hội mới, việc xác định đối tượng, chức năng, phương hướng nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu là một vấn đề cốt tử, có tầm quan trọng sống còn trong ngành khoa học này. Chính vì thế khi biên soạn cuốn sách này GS.TS. Bế Viết Đẳng không chỉ cho ra mắt các công trình đã được nghiên cứu của mình mà qua đó còn cho độc giả thấy vấn đề tác giả đề cập đến luôn được tiến hành dưới đường lối cách mạng và quan điểm của Đảng, nó không tách rời khỏi cuộc đấu tranh với các quan điểm xa lạ của giới học giả phương Tây có liên quan đến ngành khoa học mới mẻ này.

  • “Âm vị học & tuyến tính - Suy nghĩ về các định đề của âm vị học đương đại”

    “Âm vị học & tuyến tính - Suy nghĩ về các định đề của âm vị học đương đại”

    Tác giả: GS. Cao Xuân Hạo

    Nhà xuất bản: NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Tác giả là một nhà ngôn ngữ học Việt Nam chưa từng sống ở Pháp, nhưng đã viết cuốn sách này bằng một thứ Pháp văn tuyệt hảo. Theo lời đề nghị của Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tác giả đã dịch cuốn sách ra tiếng Việt để sinh viên và các bạn đồng nghiệp (nhất là các bạn không biết tiếng Pháp) dùng làm tư liệu. Cuốn sách gồm 6 chương và 2 phụ lục. Chương 1: Dẫn luận. Chương 2: Nguyên lý “tuyến tính của năng biểu” trong âm vị học. Chương 3: Phân đoạn tuyến tính và thủ pháp phân tích âm vị học. Chương 4: Những xu hướng và hoài bão chống âm đoạn luận. Chương 5: Vì một lý thuyết âm vị học đại cương đích thực. Phụ lục I: Tác giả trích ra một số dư luận từ báo chí nước ngoài. Phụ lục II: Nêu một số cứ liệu ngữ âm học thực nghiệm về những tổ hợp âm tiết cho thấy sự đối lập giữa thuỷ âm (phụ âm nổ ra) và chung âm (phụ âm khép vào).

  • “Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978 – 2003”

    “Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978 – 2003”

    Tác giả: TS. Nguyễn Văn Căn

    Nhà xuất bản: NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Sách dày 391 trang, khổ 14,5x20,5cm (NXB KHXH, 2007) gồm 3 chương, chương 1: Khái quát tình hình giáo dục ở Cộng hoà nhân dân (CHND) Trung Hoa trước năm 1978: Cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế, quốc phòng, Trung Quốc cũng bắt đầu xây dựng một nền giáo dục mới của nước CHND Trung Hoa.  Chương 2: Giáo dục ở CHND Trung Hoa giai đoạn đầu cải cách mở cửa (1978 - 1992): Ở đây tác giả tập trung vào các vấn đề về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khi Trung Quốc mới bước vào cải cách mở cửa; Khái quát hệ thống giáo dục; Khắc phục hậu quả giáo dục sau “Cách mạng văn hoá” (1978 - 1985); Và giai đoạn phát triển giáo dục (1986 - 1992). Chương 3: Giáo dục ở CHND Trung Hoa giai đoạn xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN (1993 - 2003): Phản ánh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế giới và Trung Quốc những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX; Đẩy mạnh cải cách giáo dục trong những năm đầu xây dựng kinh tế thị trường XHCN đặc sắc Trung Quốc (1993 – 1997); Từng bước hoàn thiện thể chế giáo dục trong những năm thực hiện chiến lược “khoa giáo hưng quốc” 1998 – 2003; Một vài nhận xét về cải cách giáo dục ở Trung Quốc.

  • “Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay”

    “Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay”

    Tác giả: GS. Lê Thi

    Nhà xuất bản: NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản:

    Người dịch: admin

    Mô tả: Sách dày 359 trang, khổ 14,5x20,5cm, gồm 3 chương. Chương I: Văn hoá ứng xử và tổ chức cuộc sống gia đình với những phân tích chi tiết về hành vi ứng xử trong gia đình và giao tiếp ngoài xã hội, gia đình trẻ và quan niệm tự do, trách nhiệm, tổ chức cuộc sống và phát huy truyền thống gia đình. Tác giả cũng đề cập đến việc đánh giá tư cách đạo đức của con người thông qua việc làm hành động cụ thể diễn ra trong sinh hoạt gia đình. Cách ăn nói giao tiếp không phải là biểu hiện xã giao, bề ngoài mà chứa đựng những quan niệm đạo đức, văn hoá nhất định.

  • “Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu”

    “Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu”

    Tác giả: PGS.TS. Đặng Hữu Toàn PGS.TS. Phạm Văn Đức

    Nhà xuất bản: NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Cuốn sách bao gồm các bài viết mà phần lớn là các báo cáo khoa học của các học giả trong và ngoài nước đã tham dự Hội thảo quốc tế “Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu” do Viện Triết học phối hợp với Liên đoàn quốc tế các hội triết học (FISP) tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2006. Hội thảo đã thu hút được hơn 30 nhà triết học đại diện cho các hội triết học trên thế giới và gần 60 người đại diện cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam. Những bài viết trong cuốn sách đã giới thiệu một cách tổng quan về tình hình nghiên cứu và giảng dạy triết học ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.

  •  
     
  •