• Lý luận - phê bình văn học: Thực trạng và khuynh hướng

    Lý luận - phê bình văn học: Thực trạng và khuynh hướng

    Tác giả: GS. Nguyễn Văn Hạnh

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Cuốn sách là tập hợp gồm 15 bài viết của tác giả từ năm 1998 đến nay. Đây là những tiểu luận tập trung vào một chủ đề nên tạo được tính hệ thống cho cuốn sách. Nội dung gồm những bài viết về một số vấn đề lý luận văn học cơ bản đồng thời có ý nghĩa thời sự trong giai đoạn hiện nay: bản chất và ý nghĩa của văn học, mối quan hệ giữa văn hóa - văn học, tự do tư tưởng và tự do sáng tác... Tiếp đó là những suy nghĩ về vai trò, nhiệm vụ của lý luận và phê bình văn học; về yêu cầu đặt ra cho người làm công tác lý luận – phê bình trên bình diện xã hội và trong phạm vi nghề nghiệp.

  • “Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt”

    “Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt”

    Tác giả: GS. Nguyễn Kim Thản

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho tái bản cuốn “Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt” có bổ sung những chỗ sửa mới của cố giáo sư Nguyễn Kim Thản. Trong ngôn ngữ học, ngữ pháp học là một ngành có nhiều ý kiến và xu hướng khác nhau, nhưng một yêu cầu cao hơn cả đối với ngữ pháp tiếng Việt là phải trình bày được một cách có hệ thống những yếu tố và những quy tắc cơ bản đúng với cách của người Việt, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt trong thực tiễn nói và viết.

  • “Trung Quốc năm 2006 – 2007”

    “Trung Quốc năm 2006 – 2007”

    Tác giả: TS. Đỗ Tiến Sâm

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Vì thế, đầu năm 2007 Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức một cuộc Hội thảo khoa học nhằm đánh giá tình hình Trung Quốc năm 2006 và dự báo năm 2007, các báo cáo khoa học trong Hội thảo này đều dựa vào những số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc và tham khảo thêm tài liệu nước ngoài sau đó các tác giả nêu lên nhận xét đánh giá và lí giải bước đầu.

  • “Văn hoá, văn hoá tộc người và văn hoá Việt Nam”

    “Văn hoá, văn hoá tộc người và văn hoá Việt Nam”

    Tác giả: GS.TS. Ngô Đức Thịnh

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Mục đích của tác giả khi biên soạn cuốn sách này là tập hợp tất cả các bài nghiên cứu riêng lẻ của mình theo một số chủ đề nhất định, một mặt vừa để hệ thống lại những việc đã làm để thấy cái gì là phù hợp với hiện tại, cái gì còn non kém cần phải bổ khuyết cho công việc nghiên cứu của bản thân tác giả hiện tại cũng như sau này; mặt khác, góp phần cung cấp cho bạn đọc, các nhà nghiên cứu trẻ có tư liệu nghiên cứu tiện theo dõi khi cần đến.

  • “Những vấn đề về kinh tế Việt Nam”

    “Những vấn đề về kinh tế Việt Nam”

    Tác giả: Viện Kinh tế Việt Nam

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2005

    Người dịch: admin

    Mô tả: Theo năm tháng, hoàn toàn có thể nói rằng, cách tốt nhất để nhận diện khuôn mặt khoa học của Viện Kinh tế học - Viện kinh tế Việt Nam, đọc thấy lịch sử trưởng thành suốt 45 năm qua, chính là lật giở các trang viết của Tạp chí Nghiên cứu kinh tế - nơi tụ hội trí tuệ của giới nghiên cứu khoa học kinh tế Việt Nam, ấn phẩm ghi nhận một các trung thực và đáng tin cậy lịch sử phát triển của môn khoa học kinh tế ở Việt Nam.

  • “Chiều hướng cải cách và phát triển của APEC - Những ý tưởng mới xây dựng Kế hoạch Hành động Hà Nội và thực hiện Lộ trình Busan”

    “Chiều hướng cải cách và phát triển của APEC - Những ý tưởng mới xây dựng Kế hoạch Hành động Hà Nội và thực hiện Lộ trình Busan”

    Tác giả: Viện Khoa học xã hội Việt Nam

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Những bài viết trong cuốn sách là kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đứng đầu các tổ chức và trung tâm nghiên cứu về APEC đến từ các thành viên APEC tham gia Hội thảo. Sách dày 284 trang, khổ 14,5x20,5cm; chia làm 4 phần. Phần 1: Chiều hướng cải cách và phát triển của APEC. Với các tham luận: “Các lựa chọn cho quá trình cải cách APEC” của GS. Neantro Saavedra-Rivano, Nhật Bản; “Các xu hướng vận động của APEC trong bối cảnh chủ nghĩa khu vực mới” – TS. Hadi Soesastro, Inđônêxia.

  • “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Những sự kiện 1945- 1960”

    “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Những sự kiện 1945- 1960”

    Tác giả: Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản:

    Người dịch: admin

    Mô tả: Với độ dày 547 trang, in xong và nộp lưu chiểu tháng 10 năm 2003. Cuốn sách đã tập hợp đầy đủ các sự kiện và sự việc đã diễn ra trong quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc theo thứ tự thời gian từ năm 1945 đến năm 1960 theo tuần tự trước sau với các diễn biến chi tiết được đề cập đến từng ngày… Là một công trình mang đậm tính “biên niên sử”, cuốn sách là tập thứ 2 trong bộ sách biên niên nhiều tập về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được biên soạn tiếp theo nhằm phục vụ bạn đọc trong việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai quốc gia từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

  • “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

    “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

    Tác giả: TS. Trương Thị Minh Sâm

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Sách dày 226 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007 do TS. Trương Thị Minh Sâm chủ biên; gồm bốn chương. Chương I: Một số vấn đề lý luận về kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại. Chương II: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh với những nghiên cứu về đặc điểm khu vực dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng khu vực dịch vụ của Thành phố qua các giai đoạn phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hoá – khoa học kỹ thuật lớn, trung tâm công nghiệp – thương mai dịch vụ năng động nhất, chỉ chiếm 6,6% dân số nhưng đã đóng góp vào 19,3% GDP cả nước.

  • “Di tích Cát Tiên Lâm Đồng - Lịch sử và văn hoá”

    “Di tích Cát Tiên Lâm Đồng - Lịch sử và văn hoá”

    Tác giả: Lê Đình Phụng

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Năm 1998, di tích Cát Tiên được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia. Với quy mô lớn, ẩn chứa trong lòng đất nhiều bí ẩn của lịch sử, di tích này có nét đặt thù riêng độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân và có mối quan hệ chặt chẽ với các nền văn hoá dân tộc chịu ảnh hưởng chung từ văn hoá Ấn Độ như văn hoá Champa, Óc Eo. Sách dày 283 trang, khổ 14,5x20,5cm (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007), gồm 3 chương, chương I: Vài nét về địa lý cảnh quan - lịch sử vùng đất. Di tích Cát Tiên là tên gọi của một quần thể di tích kiến trúc nằm trên địa bàn huyện Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây được coi là vùng đất ngã ba của ba tỉnh Lâm Đồng – Bình Phước - Đồng Nai. Điểm qua đôi nét về lịch sử vùng đất cho thấy Cát Tiên trước đây được ít người biết đến, một vùng rừng núi hoang vu rậm rạp, nơi cư trú của các dân tộc ít người mà nguồn tư liệu trong lịch sử cũng ít đề cập. Trong chương II tác giả trình bày những khám phá di tích Cát Tiên. Nói đến lịch sử phát hiện và nghiên cứu; Những khám phá qua khai quật khảo cổ học như nhóm di tích tại xã Quảng Ngãi: Gò số I (Đồi Khỉ), số II, số III, số IV, số V, số VI (Gò Kiểm Lâm), số VII, và các kiến trúc khác trên địa bàn Quảng Ngãi. Bên cạnh đó độc giả còn được thấy di tích tại xã Đức Phổ và xã Gia Viễn. Chương III: Giá trị văn hoá - Lịch sử của di tích Cát Tiên. Nghiên cứu các vấn đề không gian văn hoá; Đặc trưng của di tích; Mối quan hệ giữa di tích Cát Tiên với các nền văn hoá khu vực như văn hoá Champa, Óc Eo và các nền văn hoá khác; Trình tự xây dựng các di tích; Tìm về cội nguồn lịch sử văn hoá.

  • “Việt Nam trong ASEAN: Nhìn lại và hướng tới”

    “Việt Nam trong ASEAN: Nhìn lại và hướng tới”

    Tác giả: Phạm Đức Thành Trần Khánh

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Sách dày 459 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2006 do Phạm Đức Thành và Trần Khánh (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) đồng chủ biên. “Việt Nam trong ASEAN: Nhìn lại và hướng tới” gồm 4 phần: Phần I giới thiệu những vấn đề chung có các bài viết khác nhau trình bày thành tựu, đóng góp, cơ hội, thách thức, triển vọng, vai trò, ý nghĩa và dấu ấn hội nhập của Việt Nam sau 10 năm gia nhập ASEAN. Phần II nói đến hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại. Đề cập đến nhiều khía cạnh như Việt Nam – ASEAN với mười năm đồng hành trên chặng đường hội nhập Quốc tế (1995 -2005); Vai trò của Việt Nam trong hợp tác chính trị - an ninh ASEAN 10 năm qua; Triển vọng cộng đồng an ninh ASEAN và tác động đối với Việt Nam… Cuối cùng nêu lên ảnh hưởng của sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đối với Việt Nam.

  • “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn”

    “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn”

    Tác giả: TS. Phan Thị Mai Hương

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Sách dày 334 trang, khổ 14,5x20,5cm (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007) do TS. Phan Thị Mai Hương chủ biên, gồm 2 phần chính chia thành 6 chương. Phần I: Cơ sở lý luận về hành vi ứng phó ở lứa tuổi vị thành niên.  Chương 1: Về hành vi ứng phó (Tổng quan nghiên cứu về hành vi ứng phó; Khái niệm hành vi ứng phó; Cách tiếp cận hành vi ứng phó; Chiến lược ứng phó và cách ứng phó; Phong cách ứng phó; Hiệu quả của các cách ứng phó; Các nhân tố chi phối hành vi ứng phó).

  • “Nhân tố con người trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường”

    “Nhân tố con người trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường”

    Tác giả: Lê Thị Thanh Hương

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả:  Sách do nhóm tác giả Lê Thị Thanh Hương (Chủ biên), Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Lan, Trần Anh Châu biên soạn. Các tác giả tiếp cận nhân tố con người như là chủ thể tích cực trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Với cách tiếp cận đó, các tác giả cho rằng một trong những giải pháp quan trọng trong quản lý nhà nước đối với việc khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là phát huy vai trò tích cực của nhân tố con người.

  • “Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc”

    “Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc”

    Tác giả: Vương Xuân Tình

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2004

    Người dịch: admin

    Mô tả: Cuốn sách dày 409 trang, khổ 18x22cm (NXB KHXH, 2004), gồm 6 chương thể hiện một nghiên cứu nghiêm túc và khoa học, mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới, một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu nhân học về ăn uống ở Việt Nam.

  • Bước đầu tìm hiểu văn hoá ẩm thực Việt Nam

    Bước đầu tìm hiểu văn hoá ẩm thực Việt Nam

    Tác giả: TS. Phan Văn Hoàn

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Cuốn sách được chia làm bốn chương. Chương I. Những đặc điểm chung khái quát về tự nhiên và lịch sử xã hội Việt Nam trong mối quan hệ với truyền thống văn hoá ăn uống dân tộc. Đây là nền tảng, nguồn gốc sâu xa tạo nên toàn bộ hoạt động văn hoá ăn uống của dân tộc. Chương II: Các món ăn: Sự phong phú và đa dạng, trí tuệ và tài năng của con người Việt Nam và Chương III: Ăn uống với người Việt Nam. Đây là những chương trọng tâm của cuốn sách, là thành tố cần và đủ tạo nên cái gọi là văn hoá ẩm thực. Chương IV: Sự giao lưu văn hoá trong ăn uống đề cập đến một vấn đề liên quan đến nhận thức, không chỉ đối với nhiều người nước ngoài mà cả người Việt Nam quan niệm rằng: ẩm thực Việt Nam chẳng qua bắt nguồn từ ẩm thực Trung Quốc và ẩm thực Pháp. Sự ảnh hưởng của văn hoá ẩm thực Trung Quốc và Pháp đối với Việt Nam là hiển nhiên bởi sự giao lưu đã diễn ra trong lịch sử nhưng chỉ là mức độ. Cuốn sách khẳng định văn hoá ẩm thực Việt Nam là của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam, bao gồm 54 tộc người anh em xây dựng nên từ bao đời nay. Đó là sự kết tinh trí tuệ và tài năng của con người Việt Nam, của bao thế hệ đã qua….

  • “Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của Nhật Bản”

    “Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của Nhật Bản”

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Tháng 6 năm 2007, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn “Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của Nhật Bản” với bề dày 235 trang, khổ 14,5x20,5cm gồm 3 chương. Chương I phân tích những biến đổi chủ yếu của xã hội Nhật Bản trong những năm 1990 đến nay. Từ đó làm rõ những nội dung cơ bản của các vấn đề xã hội giai đoạn này. Đặc biệt, các vấn đề được xem xét trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá… không chỉ hiện tại mà còn so sánh với các giai đoạn trước. Chỉ ra những quy luật có tính phổ biến cũng như những nét đặc thù trong quá trình chuyển từ xã hội hậu công nghiệp sang xã hội thông tin với nền kinh tế thị trường ở mức độ cao như Nhật Bản hiện nay.

  • “Long An, mũi đột phá vào cơ chế thị trường”

    “Long An, mũi đột phá vào cơ chế thị trường”

    Tác giả: GS.TS. Đỗ Hoài Nam Đặng Phong

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Trong dịp về thăm và làm việc với Long An tháng 2/2005. Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã phát biểu “Cần phát huy tinh thần sáng tạo dám nghĩ dám làm. Bắt đầu thời kỳ đổi mới, Long An là nơi đi đầu đề nghị xoá bỏ bao cấp, bỏ cơ chế tem, phiếu và trên cơ sở thực tiễn của Long An, Trung ương đã tổng kết để đổi mới cơ chế này…”. Đây là tín hiệu đáng mừng đầu tiên bắt nguồn từ cơ sở, khởi đầu cho công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong những năm đầu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • “Liên bang Nga trong tiến trình gia nhập WTO”

    “Liên bang Nga trong tiến trình gia nhập WTO”

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn TS. Nguyễn An Hà

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả:  Liên bang Nga là quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi để xác lập một nền kinh tế thị trường hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao với các nước trong khu vực và thế giới và đáp ứng được các yêu cầu của WTO. Trong những năm qua, cùng với quá trình đàm phán gia nhập WTO, Liên bang Nga đã thực hiện những cải cách trong mọi lĩnh vực nhằm đáp ứng các cam kết trong đàm phán. Mặt khác, nước Nga cũng chuẩn bị để đối mặt với áp lực cạnh tranh, nhằm tăng cường tối đa lợi ích, giảm thiểu thiệt hại của việc gia nhập WTO. Quá trình này diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ của nền kinh tế, từ cải cách thể chế, bộ máy hành chính, điều chỉnh pháp luật, tới cải cách chính sách vĩ mô của nhà nước, từ điều chỉnh cơ cấu ngành tới chiến lược của từng doanh nghiệp. Tất cả đều nhằm mục tiêu hoàn thiện nền kinh tế thị trường đang hình thành, cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chuẩn bị cho việc gia nhập WTO. Những yêu cầu trong quá trình đàm phán gia nhập WTO đòi hỏi Nga phải thực hiện những cải tổ về kinh tế và những cải tổ này lại tác động tới nước Nga cũng như nhiều nước thuộc khu vực và thế giới, trong đó có Việt Nam.

  • “Sự phát triển của Làng nghề La Phù”

    “Sự phát triển của Làng nghề La Phù”

    Tác giả: Tạ Long

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Với nội dung phong phú, cuốn sách “Sự phát triển của Làng nghề La Phù” do nhóm tác giả Tạ Long (chủ biên), Trần Thị Hồng Yến, Nguyễn Thị Thanh Bình đồng thực hiện và được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2007 đã góp thêm tiếng nói trong việc nghiên cứu làng nghề hiện nay nói riêng và đóng góp vào kho tàng nghiên cứu xã hội học những cứ liệu khoa học trong nghiên cứu làng xã Việt Nam nói chung.

  • “Nghệ thuật kịch Tào Ngu”

    “Nghệ thuật kịch Tào Ngu”

    Tác giả: Lưu Thu Hương

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Tháng 1 năm 2007, Viện Nghiên cứu Trung Quốc cùng Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn sách “Nghệ thuật kịch Tào Ngu” (qua “Lôi Vũ”, “Nhật xuất”, “Người Bắc Kinh” và “Nguyên dã”) của tác giả Lưu Thu Hương. Sách dày 167 trang, khổ 14,5x20,5cm, gồm 3 chương. Chương 1, Quan điểm nghệ thuật về con người và hiện thực trong kịch Tào Ngu. Tác giả đề cập tới: Bối cảnh lịch sử và văn học - Những tiền đề cho việc hình thành quan niệm nghệ thuật;  Quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực trong kịch Tào Ngu. Chương 2, Hệ thống hình tượng nhân vật, khái niệm về nhân vật; Những hình tượng nhân vật chủ yếu trong kịch Tào Ngu; Những thủ pháp xây dựng hình tượng nhân vật. Chương 3, Tác giả đề cập đến vấn đề kết cấu trong sáng tác kịch của Tào Ngu: khái niệm về kết cấu kịch, xung đột và kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật… để từ đó làm rõ hơn vai trò và vị trí của Tào Ngu trong lịch sử phát triển của kịch hiện đại Trung Quốc, cũng như những đóng góp của ông đối với nền văn học hiện đại Trung Quốc.

  • “Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học”

    “Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học”

    Tác giả: Roland Jacques

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Những giáo sĩ sang Việt Nam truyền giáo phần lớn đều là người Bồ Đào Nha, sau một thời gian ở Việt Nam họ đã làm được bộ tự vị Bồ Đào Nha – An Nam và tự vị An Nam - Bồ Đào Nha. Sau này, Alexandre de Rhodes - một cha cố người Pháp là nhà bác học rất giỏi về khoa ngôn ngữ đã tới Việt Nam học tiếng Việt và truyền giáo bằng tiếng Việt. Cùng với nhiều giáo sĩ Châu Âu khác, Alexandre de Rhodes đã Latinh hoá tiếng Việt. Roland Jacques cho rằng người Việt Nam ngày càng quan tâm nghiên cứu về nguồn gốc chữ Quốc ngữ cũng như về nguồn gốc những người đã đóng góp xây dựng lên nó. Trong số họ, công bằng mà nói, có một người được tôn vinh đặc biệt, đó là Alexandre de Rhodes.

  •  
     
  •