-
Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản nội dung và lộ trình
Tác giả:
Trần Quang Minh
Phạm Quý Long (đồng chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Năm xuất bản:
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kể từ sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2006, hai bên đã nhất trí xây dựng quan hệ giữa hai nước theo mục tiêu “Hướng tới đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp theo đó, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda vào tháng 11 năm 2007, hai bên đã ký tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” điều đó đã cho thấy chủ trương của các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước đã rất rõ ràng. Song vấn đề đặt ra là cần làm gì để hai bên trở thành đối tác chiến lược, đây là câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cũng như giới học giả của hai nước. Do đó trong hai ngày 2-3/11/2010 được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản: Nội dung và lộ trình”. Đây cũng là tiêu đề cuốn sách (kỷ yếu hội thảo), cuốn sách tập hợp 20 bài tham luận do học giả của hai nước trình bày về những nội dung của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và những bước đi cụ thể nhằm thực hiện những nội dung này trên cơ sở đánh giá những thành tựu của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong hơn 3 thập kỷ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… những vấn đề còn tồn tại và những giải pháp khắc phục.
-
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXI
Tác giả:
TS. Phạm Quý Long (chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Năm xuất bản: 2009
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Khu vực Đông Bắc Á hiện nay đang ngày càng chứng tỏ là một khu vực nhạy cảm về chính trị và năng động về kinh tế, đặc biệt, một số nền kinh tế trong khu vực này đang có vai trò và ảnh hưởng rất rõ rệt đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong xu thế hòa dịu về chính trị, giảm thiểu đối đầu quân sự, gia tăng hội nhập và liên kết kinh tế giữa các quốc gia, kể cả nội vùng và ngoại vùng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ắt cũng sẽ nằm trong vòng ảnh hưởng của xu thế đó, dù rằng mức độ ảnh hưởng có thể được người ta nhận biết trên nhiều mức độ khác nhau.
-
Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản & bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam
Tác giả:
TS. Phạm Quý Long
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Ngày nay Nhật Bản vẫn là một cường quốc về kinh tế và đứng hàng thứ hai trên thế giới về quy mô và trình độ phát triển chỉ sau Hoa Kỳ. Trong nhiều kết quả nghiên cứu có được về nền kinh tế Nhật Bản đã chứng minh rằng một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên sự thành công về kinh tế của Nhật Bản là nhờ có mô hình quản lý nguồn nhân lực độc đáo ở trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Mô hình quản lý này đã phát huy được các tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Một doanh nghiệp có thể phát triển hay không cũng sẽ phụ thuộc vào khâu tổ chức quản lý các nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực con người và phương thức làm ăn mà nó áp dụng. Thực tiễn của Nhật Bản đã chứng minh cho sự thành công của mô hình quản lý này, chí ít ra trong suốt thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao độ.
-
“Thể chế tam quyền phân lập Nhật Bản”
Tác giả:
TS. Hồ Việt Hạnh
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Hiện nay, Đảng ta đang chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa song song với chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Để đạt được điều đó tất yếu phải xây dựng được một nhà nước mạnh, quản lý có hiệu quả, nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền lực nhà nước tập trung thống nhất không phân chia song có phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
-
“Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam”
Tác giả:
PGS.TS. Ngô Xuân Bình
TS. Phạm Quý Long
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: Để phần nào đưa ra những dự báo về vấn đề trên, cuốn sách “Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình và TS. Phạm Quý Long đồng chủ biên đã ra mắt bạn đọc. Sách dày 249 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007, gồm 2 phần chính. Phần I: Về khả năng thống nhất Bán đảo Triều Tiên trình bày thực trạng vấn đề bằng việc phân tích tình hình hai miền từ sau khi bị chia cắt, chỉ ra một số lợi ích của việc thống nhất hai miền, chính sách tái thống nhất của Hàn Quốc và thái độ của Bắc Triều Tiên bàn về mô hình thống nhất hai miền trong tương lai; bàn về khía cạnh chi phí kinh tế theo chọn lựa giả định thống nhất Bán đảo Triều Tiên trên cơ sở xây dựng các giả thuyết và suy tính về lợi ích kinh tế của một Triều Tiên sau thống nhất.
-
“Quan điểm của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”
Tác giả:
TS. Trần Quang Minh
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: Mục đích của đề tài là hệ thống hoá và phân tích một cách có chọn lọc các quan điểm chính sách chủ yếu của Chính phủ và giới học thuật của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh quốc tế mới kể từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay. Từ đó đề xuất một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản nói riêng và với các nước khu vực nói chung nhằm tranh thủ thời cơ và đối phó với những thách thức của tiến trình liên kết Đông Á. Tuy nhiên, để hiểu vấn đề một cách có hệ thống, đề tài cũng đề cập đến những nét chung nhất về cơ sở của liên kết Đông Á và các quan điểm chính sách của Nhật Bản về liên kết Đông Á trước những năm 1990.
-
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong bối cảnh hội nhập kinh tế Đông Á
Tác giả:
PGS.TS. Ngô Xuân Bình
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: Sách dày 262 trang, khổ 16x24cm được chia thành 2 phần với 15 chương. Phần I gồm 9 chương viết bằng tiếng Anh; Phần II từ chương 10 đến 15 viết bằng tiếng Việt. Các chương từ 1 đến 5 tập trung đánh giá hoàn cảnh, đặc điểm hiện tại, những thách thức và cơ hội đối với quan hệ hợp tác kinh tế khu vực Đông Á, đồng thời giải thích sự ảnh hưởng của các tác nhân bên trong, bên ngoài đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Đài Loan.
-
“Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á”
Tác giả:
PGS.TS. Ngô Xuân Bình
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: Cuốn sách “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình làm chủ biên, dày 287 trang, khổ 14,5x20,5cm, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2007 tập trung vào 3 phần chính. Phần I đề cập đến bối cảnh quốc tế và khu vực như toàn cầu hoá, khu vực hoá và tác động của các đối tác lớn là EU, Mỹ, ASEAN tới viễn cảnh phát triển kinh tế Đông Bắc Á. Phần II: Những xu hướng phát triển chủ yếu bao gồm việc hướng tới hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Đông Bắc Á - bắt đầu bằng một FTA Nhật Bản – Hàn Quốc, FTA ba bên Trung - Nhật – Hàn (FTACJK); hình thành mạng sản xuất ở Đông Bắc Á, phát triển kinh tế tri thức ở Đông Bắc Á và gia tăng vai trò của nền kinh tế Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc Á. Phần III trình bày những tác động tới Việt Nam. Trên thực tế Việt Nam tuy không phải là một thành viên của khu vực kinh tế Đông Bắc Á, song khuynh hướng phát triển kinh tế của khu vực này cũng sẽ tạo ra sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau tới nền kinh tế Việt Nam. Điều này được nhận diện qua khía cạnh tạo lập môi trường tốt hơn nhằm thúc đẩy phối hợp chính sách hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nền kinh tế khu vực Đông Bắc Á; Mở rộng cơ hội thị trường nhưng đón nhận không ít thách thức trong quan hệ trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực Đông Bắc Á và việc mở rộng khả năng thu hút vốn bên ngoài cho phát triển kinh tế từ nguồn ODA và FDI.
-
“Những vấn đề xã hội của Hàn Quốc”
Tác giả:
PGS.TS. Ngô Xuân Bình
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Nhà xuất bản Lao động Xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: Quý I năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Những vấn đề xã hội của Hàn Quốc” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình làm chủ biên. Sách dày 309 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, gồm 3 phần chính tập trung vào những vấn đề xã hội chủ yếu của Hàn Quốc trong quá trình phát triển, nhất là từ khi tiến hành công nghiệp hoá đến nay. Phần I: Bức tranh toàn cảnh về xã hội Hàn Quốc được phản ánh qua các nội dung về phát triển kinh tế kết hợp với giải quyết các vấn đề xã hội (từ sau chiến tranh đến hết 1970), điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội và nâng cao phúc lợi xã hội cho con người (từ thập niên 1980 đến nay). Phần II: Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc giải quyết một số vấn đề xã hội chủ yếu như chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách dân số và nhân khẩu học, chính sách đối với vấn đề đô thị hoá, bất bình đẳng xã hội và an sinh xã hội. Trong phần III bàn về giáo dục quốc dân, tham nhũng và môi trường là những vấn đề xã hội bức xúc và đưa ra các giải pháp của Chính phủ Hàn Quốc đối với các vấn đề đó. Ngoài ra cuốn sách còn có thêm phần mở đầu, kết luận và kiến nghị.
-
“Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay”
Tác giả:
TS. Trần Thị Nhung
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: thuyntm
Mô tả: