• Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản nội dung và lộ trình

    Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản nội dung và lộ trình

    Tác giả: Trần Quang Minh Phạm Quý Long (đồng chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

    Năm xuất bản:

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kể từ sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2006, hai bên đã nhất trí xây dựng quan hệ giữa hai nước theo mục tiêu “Hướng tới đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp theo đó, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda vào tháng 11 năm 2007, hai bên đã ký tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” điều đó đã cho thấy chủ trương của các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước đã rất rõ ràng. Song vấn đề đặt ra là cần làm gì để hai bên trở thành đối tác chiến lược, đây là câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cũng như giới học giả của hai nước. Do đó trong hai ngày 2-3/11/2010 được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản: Nội dung và lộ trình”. Đây cũng là tiêu đề cuốn sách (kỷ yếu hội thảo), cuốn sách tập hợp 20 bài tham luận do học giả của hai nước trình bày về những nội dung của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và những bước đi cụ thể nhằm thực hiện những nội dung này trên cơ sở đánh giá những thành tựu của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong hơn 3 thập kỷ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… những vấn đề còn tồn tại và những giải pháp khắc phục.

  • Đạo đức môi trường ở nước ta – Lý luận và thực tiễn

    Đạo đức môi trường ở nước ta – Lý luận và thực tiễn

    Tác giả: GS.TS. Vũ Dũng

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Tâm lý học

    Năm xuất bản: 2011

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Khi nói đến đạo đức môi trường trước hết là nói đến những hành vi ứng xử của con người đối với môi trường. Bởi vì, đạo đức của con người phải được thể hiện qua hành vi cụ thể hàng ngày, những suy nghĩ, tình cảm và thái độ mang tính đạo đức của con người phải thể hiện qua các hành vi cụ thể thì chúng ta mới nhận biết và đánh giá được. Suy cho cùng, nghiên cứu đạo đức môi trường là nghiên cứu hành vi ứng xử của con người đối với môi trường. Đạo đức môi trường không chỉ là những hành vi mang tính chuẩn mực đơn thuần, mà nó là hành vi được chủ thể thực hiện một cách tự giác với tinh thần trách nhiệm, những hành vi đó là hành vi vì môi trường tự nhiên. Đã có một thời chúng ta cho rằng con người là trung tâm, là đứng trên tự nhiên. Con người có quyền khai thác, kể cả phá huỷ môi trường tự nhiên để phục vụ lợi ích của mình. Điều này đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống con người (bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu, bệnh tật...). Ngày nay, chúng ta đã và đang thay đổi mối quan hệ của mình với tự nhiên. Đó là mối quan hệ phải tôn trọng và vì môi trường tự nhiên.

  • Cẩm nang các nước Châu Phi

    Cẩm nang các nước Châu Phi

    Tác giả: Đỗ Đức Định, Giang Thiệu Thanh (đồng chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Như chúng ta đã biết Châu Phi là khu vực lớn thứ ba trên thế giới, chiếm 20.3% diện tích lãnh thổ và 13% dân số toàn cầu. Đây là khu vực có phần lớn đất đai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, tiếp giáp với Đại Tây dương ở phía Tây, Ấn Độ Dương và biển Đỏ ở phía Đông, Địa Trung Hải ở phía Bắc. Khu vực Châu Phi bao gồm 54 nước, trong đó có 48 quốc gia thuộc vùng đất liền và 6 quốc gia ven biển, được chia thành 5 vùng lãnh thổ cơ bản là: Trung Phi, Đông Phi, Bắc Phi, Nam Phi và Tây Phi.

  • Mấy vấn đề về tôn giáo học và giảng dạy tôn giáo học

    Mấy vấn đề về tôn giáo học và giảng dạy tôn giáo học

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Tôn Giáo Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Với độ dày 523 trang, khổ 14.5 x 20.5cm, in xong và nộp lưu chiểu tháng 7/2010, cuốn sách “Mấy vấn đề về tôn giáo học và giảng dạy tôn giáo học” của PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương (Viện Nghiên cứu Tôn giáo) đã tập trung nghiên cứu quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Qua đó, cố gắng chỉ ra được nguồn gốc, bản chất, nội dung của tôn giáo trên cơ sở đó soi rọi vào tôn giáo Việt Nam để rút ra những đặc thù của tôn giáo Việt. Bên cạnh đó cuốn sách còn chỉ ra mối quan hệ bước đầu của tôn giáo với chính chị, văn hoá – xã hội, nhà nước với tôn giáo, tôn giáo với tín ngưỡng, lễ hội và mở rộng mảng nghiên cứu lý luận của tôn giáo với lý luận ngoài Mác xít như: Max Muller; E. Durkheim, M.Weber...

  • Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử

    Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử

    Tác giả: PGS.TS. Bùi Thế Cường

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Cuốn sách do PGS.TS. Bùi Thế Cường chủ biên gồm 5 phần:Phần 1: Nhận thức về nghiên cứu khoa học. Phần này trình bày một số nội dung liên quan đến cách hiểu về khoa học, loại hình nghiên cứu, mối quan hệ giữa lý thuyết và thực nghiệm trong nghiên cứu xã hộiPhần 2: Khái niệm: Từ ý tưởng đến đo lườngPhần 3: Lý thuyết trong nghiên cứuHai phần này giới thiệu một số khái niệm, cách triển khai từ ý tưởng và quan niệm đến đo lường khái niệm, giới thiệu sự tiến triển của một số quan điểm lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu xã hội.Phần 4: Phương pháp lịch sử. Phần này trình bày tổng quan về “Lịch sử của sử học”, xét về mặt phương pháp nghiên cứu, kết hợp với minh hoạ về nghiên cứu lịch sử ở một số nước phát triển có truyền thống khoa học xã hộiPhần 5: Làm việc với dữ liệu và viết báo cáo. Đề cập đến kỹ năng đọc sách, giới thiệu về hai phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu xã hội ( định lượng và định tính), hướng dẫn cách viết báo cáo một công trình khoa học.Cuốn sách được sử dụng làm giáo trình cho một số môn học trong chương trình đào tạo liên ngành khoa học xã hội sau đại học của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ (thuộc Viện KHXH Việt Nam). Nó cũng phản ánh kết quả nghiên cứu và đào tạo của các nhà nghiên cứu và các cộng tác viên của Viện xung quanh chủ đề phương pháp luận nghiên cứu xã hội và lịch sử trong những năm gần đây.

  • Các giải pháp phát triển quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới

    Các giải pháp phát triển quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Xu thế toàn cầu hoá và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ và đang tác động nhiều đến việc định hướng chính sách đối ngoại của các nước và khu vực trong đó có Nga và ASEAN. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng vẫn là khu vực năng động nhất thế giới với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và những hợp tác cũng như liên kết mang tính toàn cầu. Khu vực ASEAN đang đóng vai trò trung tâm trong nhiều mối liên kết toàn cầu và đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nước lớn. Những năm đầu thế kỷ XXI, Liên bang Nga ngày càng quan tâm nhiều hơn tới ASEAN nói riêng và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Điều này thể hiện rõ trong chính sách hướng Đông của Liên bang Nga, chính sách này được xây dựng trên nguyên tắc phát triển và củng cố toàn diện các mối quan hệ song phương với các quốc gia, kết hợp với việc tham gia tích cực vào các tổ chức chinh trị và kinh tế đa phương trong khu vực. Đường lối đối ngoại của Nga đối với khu vực này được khẳng định phải tận dụng đối tác hiệu quả của việc kết hợp lợi ích bên trong với bên ngoài nhằm đảm bảo an ninh quốc gia cũng như phát triển nước Nga nói chung và vùng Siberi và Viễn Đông của Nga nói riêng. Mặt khác, vai trò nước lớn của Nga đang trỗi dậy đã khiến các nước ASEAN phải có cách nhìn thực chất hơn. ASEAN vẫn coi Nga là một nhân tố quan trọng cho hoà bình và phát triển trên thế giới và còn nhiều tiềm năng để họ có thể phát triển hợp tác trong tương lai.

  • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXI

    Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXI

    Tác giả: TS. Phạm Quý Long (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Khu vực Đông Bắc Á hiện nay đang ngày càng chứng tỏ là một khu vực nhạy cảm về chính trị và năng động về kinh tế, đặc biệt, một số nền kinh tế trong khu vực này đang có vai trò và ảnh hưởng rất rõ rệt đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong xu thế hòa dịu về chính trị, giảm thiểu đối đầu quân sự, gia tăng hội nhập và liên kết kinh tế giữa các quốc gia, kể cả nội vùng và ngoại vùng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ắt cũng sẽ nằm trong vòng ảnh hưởng của xu thế đó, dù rằng mức độ ảnh hưởng có thể được người ta nhận biết trên nhiều mức độ khác nhau.

  • “Lịch sử Đạo Phật Việt Nam”

    “Lịch sử Đạo Phật Việt Nam”

    Tác giả: GS. Nguyễn Duy Hinh

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Nhà xuất bản Tôn giáo Viện Nghiên cứu Tôn Giáo

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Để giúp các độc giả có thêm vốn hiểu biết về Phật giáo Việt Nam, quý I năm 2009, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Nhà xuất bản Tôn giáo và Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm “Lịch sử Đạo Phật Việt Nam” của PGS. Nguyễn Duy Hinh. Cuốn sách được biên soạn theo đơn đặt hàng của Chương trình KX 04-06 nhằm cung cấp cơ sở tư liệu cho những người muốn tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam.        Phật giáo Việt Nam là Phật giáo dân gian mang nặng lòng mẹ, lòng từ bi của truyền thống dân tộc, đã thấm sâu vào văn hóa nghệ thuật tâm tư tình cảm người Việt, đã Việt hóa. Không nên coi Phật giáo Việt Nam là mô hình Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa dù đều có chịu ảnh hưởng của các tông phái đó. PGS. Nguyễn Duy Hinh đã cố gắng giới thiệu một số bộ kinh thông dụng ở nước ta như kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cương, kinh Hoa Nghiêm, kinh Bát Nhã ba la mật đa tâm kinh… để người đọc phổ thông có thể hiểu được nội dung hành trạng các nhà sư.

  • Khoa học xã hội Nam Bộ nhìn về lịch sử, nhìn vào hiện tại, nhìn ra khu vực

    Khoa học xã hội Nam Bộ nhìn về lịch sử, nhìn vào hiện tại, nhìn ra khu vực

    Tác giả: PGS. TS. Bùi Thế Cường (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Cuốn sách “Khoa học xã hội Nam Bộ nhìn về lịch sử, nhìn vào hiện tại, nhìn ra khu vực” phản ánh một phần kết quả nghiên cứu năm 2007 của các nhà nghiên cứu và cộng tác viên của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ và Tạp chí Khoa học xã hội. Nội dung cuốn sách gồm 4 phần.       Phần thứ nhất đề cập đến hai mặt của xã hội và con người: nhìn về một  phía là những tệ nạn xã hội còn phía kia là những sức mạnh tiềm tàng của con người, của cộng đồng. Bốn bài viết trong phần này giống như những câu chuyện hiện đại về một triết lý cổ xưa của loài người: bánh xe luân hồi trong cuộc đời dài lâu của loài người là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa cái thiện và ác; những tác hại nặng nề do đại dịch HIV/AIDS mang lại; vấn đề bạo lực cũng được đề cập tới như một tệ nạn đáng hổ thẹn trong cộng đồng. Một vấn đề hết sức nóng bỏng trong cuộc sống cũng được đề cập đến đó là cuốn sách đã cho ta thấy được một phần những khó khăn dai dẳng mà phụ nữ nghèo phải đương đầu từ ngày này qua ngày khác để có thể tiếp cận được với hệ thống chăm sóc y tế (mà một bên khuôn mặt – chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế cộng đồng – mang dáng dấp mẹ hiền; nhưng phía kia của khuôn mặt – y tế điều trị cao cấp – sao khó với những thân phận nghèo, bởi nó đòi nhiều tiền quá)…

  • ”Trung Quốc năm 2007 – 2008”

    ”Trung Quốc năm 2007 – 2008”

    Tác giả: PGS. TS. Đỗ Tiến Sâm (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Nghiên cứu Trung Quốc

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Đối với Trung Quốc, năm 2007 và 2008 là hai năm diễn ra nhiều sự kiện lớn. Để cung cấp cho bạn đọc những thông tin này, cuối năm 2008, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa đã cho ra mắt cuốn ”Trung Quốc năm 2007 – 2008” do PGS. TS. Đỗ Tiến Sâm chủ biên. Đây là kỷ yếu hội thảo được Viện Nghiên cứu Trung Quốc tổ chức.       Năm 2007 là năm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đại hội đã đề ra phương hướng phát triển đất nước với những mục tiêu mới; đồng thời bầu ra Ban lãnh đạo mới theo hướng vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XVIII sẽ diễn ra vào năm 2013.       Năm 2008 là năm diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh và kỷ niệm 30 năm Hội nghị Trung ương 3 khoá XI - mở đầu công cuộc cải cách mở cửa.

  • “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2007”

    “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2007”

    Tác giả: Viện Khảo cổ học

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Khảo cổ học

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Để cung cấp thông tin những phát hiện mới về khảo cổ học của năm 2007, quý IV năm 2008 Nhà xuất bản Từ điển bách khoa đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2007”. Đây là xuất bản phẩm thường niên, gồm khoảng gần 400 bài thông báo có giá trị thuộc các lĩnh vực Cổ nhân, Cổ sinh, thời đại Đá, thời đại Kim khí, khảo cổ học Lịch sử, khảo cổ học Champa – Óc Eo  được gửi về Hội nghị thông báo khảo cổ do Viện Khảo cổ học tổ chức năm 2007 của các nhà nghiên cứu khảo cổ học từ Trung ương đến địa phương cùng các cộng tác viên ở trong và ngoài nước.        Năm 2007 không có những cuộc khai quật lớn như Lung Leng, Ba Đình nhưng Viện Khảo cổ học đã tổ chức được khoảng 20 cuộc khai quật vừa và nhỏ trải từ các tỉnh phía Bắc đến Miền Trung và Tây Nguyên với sự hợp tác tham gia của Đại học Huế, Đại học Đà Lạt và các nhà khảo cổ học nước ngoài tại Việt Nam như: Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, Hoa Kỳ…        Về khảo cổ học thời đại Đá có 32 thông báo và 4 cuộc khai quật ở di chỉ Cái Bèo (Hải Phòng), Hang Chổ (Hòa Bình),  Vĩnh Yên (Khánh Hòa), Thôn Tám (Đắc Nông). Khảo cổ học thời đại Kim khí có 107 thông báo và 13 cuộc khai quật tại các di chỉ Nghĩa Lập (Vĩnh Phúc), Cổ Loa (Hà Nội), Mán Bạc (Ninh Bình), Bản Khạt (Thanh Hóa), Núi Sen (Thanh Hóa), Cồn Dài (Thừa Thiên – Huế), Hòa Diêm (Khánh Hòa), Gò Duối (Khánh Hòa)… Khảo cổ học Lịch sử có 216 thông báo và 17 cuộc khai quật và thám sát khảo cổ học. Khảo cổ học Champa - Óc Eo có 25 thông báo.

  • “Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: thực trạng và giải pháp

    “Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: thực trạng và giải pháp"

    Tác giả: PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Trung Quốc Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: thuyntm

    Mô tả:  

  • “Kinh tế và chính trị thế giới năm 2007 triển vọng năm 2008”

    “Kinh tế và chính trị thế giới năm 2007 triển vọng năm 2008”

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thắng TS. Chu Đức Dũng TS. Đặng Xuân Thanh

    Nhà xuất bản: Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: thuyntm

    Mô tả:  

  • “Địa danh Việt Nam trong tục ngữ ca dao”

    “Địa danh Việt Nam trong tục ngữ ca dao”

    Tác giả: Vũ Quang Dũng

    Nhà xuất bản: Viện nghiên cứu Văn hóa Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: thuyntm

    Mô tả:  

  • “Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay”

    “Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay”

    Tác giả: TS. Trần Thị Nhung

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: thuyntm

    Mô tả:  

  •  
     
  •