• ASEAN từ hiệp hội đến cộng đồng – những vấn đề nổi bật và tác động đến Việt Nam

    ASEAN từ hiệp hội đến cộng đồng – những vấn đề nổi bật và tác động đến Việt Nam

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

    Năm xuất bản:

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, hợp tác thúc đẩy tiến bộ xã hội vì hoà bình và ổn định của khu vực. Hơn 40 năm qua, dù thế giới cũng như các nước ASEAN phải đối mặt với bao biến động khó lường, song sự tồn tại, duy trì và mở rộng Hiệp hội với việc hình thành và phát huy bản sắc riêng của mình đã nói lên sự thành công của một tổ chức hợp tác khu vực có một không hai này. Từ những sơ khai ban đầu đến nay ASEAN phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của 10 nước trong khu vực. Điều quan trọng hơn là Hiệp hội đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất với việc thực hiện hợp tác có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ gia tăng liên kết theo chiều sâu trong nội bộ khối mà ASEAN còn là chủ thể khởi xướng nhiều sáng kiến và mở rộng sự hợp tác trong khu vực: ASEAN + 3, EAS, ARF… Nhờ đó, vị thế của ASEAN ngày càng được đánh giá cao trong khu vực và quốc tế.

  • Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

    Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Triết học

    Năm xuất bản: 2011

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Tư duy và lối sống có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người và qua đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng về tư duy và lối sống, tư duy và lối sống của con người Việt Nam không nằm ngoài đặc điểm đó, nó mang những nét riêng của mình. Nghiên cứu đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam là một vấn đề rất lớn và phức tạp. Cuốn sách tập trung làm rõ các vấn đề lý luận chung về tư duy và lối sống, chỉ ra diện mạo tư duy và lối sống truyền thống của con người Việt Nam, sự biến đổi trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế cũng như phương hướng chung và giải pháp tiếp tục đổi mới tư duy, xây dựng lối sống mới của con người Việt Nam ngày nay.

  • Kinh tế, chính trị thế giới năm 2010 và triển vọng năm 2011

    Kinh tế, chính trị thế giới năm 2010 và triển vọng năm 2011

    Tác giả: TS. Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

    Năm xuất bản: 2011

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Cuốn sách này là kết quả của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp bộ do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới thực hiện. Các tác giả tập trung phân tích những đặc điểm cơ bản, xu hướng nổi bật thể hiện qua các sự kiện quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị thế giới năm 2010. Nguồn dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp trong và ngoài nước. Trong các phân tích và đánh giá của mình, các tác giả đã cố gắng sử dụng các số liệu có tính hệ thống của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB) và một số tổ chức quốc tế khác, cũng như các số liệu chính thức của các quốc gia.

  • Đạo đức môi trường ở nước ta – Lý luận và thực tiễn

    Đạo đức môi trường ở nước ta – Lý luận và thực tiễn

    Tác giả: GS.TS. Vũ Dũng

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Tâm lý học

    Năm xuất bản: 2011

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Khi nói đến đạo đức môi trường trước hết là nói đến những hành vi ứng xử của con người đối với môi trường. Bởi vì, đạo đức của con người phải được thể hiện qua hành vi cụ thể hàng ngày, những suy nghĩ, tình cảm và thái độ mang tính đạo đức của con người phải thể hiện qua các hành vi cụ thể thì chúng ta mới nhận biết và đánh giá được. Suy cho cùng, nghiên cứu đạo đức môi trường là nghiên cứu hành vi ứng xử của con người đối với môi trường. Đạo đức môi trường không chỉ là những hành vi mang tính chuẩn mực đơn thuần, mà nó là hành vi được chủ thể thực hiện một cách tự giác với tinh thần trách nhiệm, những hành vi đó là hành vi vì môi trường tự nhiên. Đã có một thời chúng ta cho rằng con người là trung tâm, là đứng trên tự nhiên. Con người có quyền khai thác, kể cả phá huỷ môi trường tự nhiên để phục vụ lợi ích của mình. Điều này đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống con người (bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu, bệnh tật...). Ngày nay, chúng ta đã và đang thay đổi mối quan hệ của mình với tự nhiên. Đó là mối quan hệ phải tôn trọng và vì môi trường tự nhiên.

  • Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tập 7

    Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tập 7

    Tác giả: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

    Nhà xuất bản: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2011

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Với quyết định số 689/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Bảo tàng) được chính thức thành lập. Trong 15 năm qua, Bảo tàng đã từng bước xây dựng và phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi phương diện: Nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giới thiệu văn hoá… về các dân tộc trong nước và quốc tế. Trên cơ sở các hoạt động khoa học và thực tiễn, Bảo tàng đã có được những ấn phẩm rất có giá trị, trong đó phải bàn tới hệ thống các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, ấn phẩm đầu tiên thuộc hệ thống này đã ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào năm 1999 và cho đến nay là tập thứ 7, khi Bảo tàng tròn 15 tuổi.

  • Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam

    Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam

    Tác giả: PGS. TS. Lê Ngọc Văn

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Gia đình và Giới

    Năm xuất bản: 2011

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Tác phẩm này là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do chính tác giả làm chủ nhiệm đề tài. Cuốn sách nêu rõ những đặc điểm và xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa. Đề xuất các giải pháp chính sách nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản đặt ra đối với gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 trong bối cảnh công nghiệp hóa, toàn cầu hóa. Nội dụng được trình bày trong 3 phần.

  • Lâm Quang Huyên – Những bài viết về kinh tế (1960-2008)

    Lâm Quang Huyên – Những bài viết về kinh tế (1960-2008)

    Tác giả: Lâm Quang Huyên

    Nhà xuất bản: Viện Kinh tế Việt Nam Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Với 18 bài, sắp xếp theo thứ tự thời gian từ năm 1960 đến năm 2008, “Lâm Quang Huyên – Những bài viết về kinh tế (1960-2008)” giúp bạn đọc có thêm tư liệu tìm hiểu bức tranh kinh tế - xã hội nhiều chiều trong một phần tư thế kỉ qua. Cuốn sách đi từ các vấn đề lý luận của các nhà tư tưởng lớn như Hồ Chí Minh, V.I. Lênin, Alecxanđrơ Traianôp. Đó là tư tưởng suốt đời đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, phê phán chủ nghĩa đế quốc, lên án chính sách của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Người đọc cũng dễ dàng nhìn thấy ý kiến nhiều chiều và đúc kết thành những bài học, thành quả kinh tế trong lịch sử. Bức tranh ấy là cách thức sử dụng ruộng đất, cách mạng ruộng đất ở Miền Nam Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vai trò của nông nghiệp, nông hộ, kinh tế trang trại và các hình thức hợp tác trong nông nghiệp; về lưu thông tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, một số vấn đề kinh tế, xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nguyên; một số vấn đề kinh tế quốc tế.      Thông qua “Kinh nghiệm sử dụng ruộng đất của hợp tác xã Lương Lỗ” ngoài các biện pháp khai hoang, tăng vụ, trồng cây xen kẽ các loại hoa màu… cần tính đến việc tích cực thâm canh tăng năng suất, áp dụng đầy đủ mạnh dạn các biện pháp kĩ thuật liên hoàn. Hay, “Trang trại là xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp nước ta” tác giả đã khẳng định con đường sản xuất  nông nghiệp từ tự cung tự cấp của nước ta chuyển sang sản xuất hàng hóa là con đường trang trại gia đình.

  • Những chuyển đổi đã ban hành và qua thực tế từ cấp độ toàn cầu đến địa phương: Các cách phân tích phương pháp luận, liên ngành và phản biện

    Những chuyển đổi đã ban hành và qua thực tế từ cấp độ toàn cầu đến địa phương: Các cách phân tích phương pháp luận, liên ngành và phản biện

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Trí thức Cơ quan phát triển Pháp (AFD) Viện KHXH Việt Nam

    Năm xuất bản: 2011

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Viện Nghiên cứu Pháp triển Pháp (IRD), Đại học Nantes, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (ÉFEO) và cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) đồng hỗ trợ tổ chức Khoá học mùa hè về khoa học xã hội “Khoá học Tam Đảo” trong khuôn khổ thoả thuận đối tác giai đoạn 2010-2013 nhằm mục đích tổ chức khoá đào tạo đa ngành chất lượng cao, xây dựng diễn đàn đối thoại về các chính sách và thu hút đông đảo đối tượng trong và ngoài giới học thuật tại khu vực Đông Nam Á.

  • Cộng đồng và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI

    Cộng đồng và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI

    Tác giả: TS. Nguyễn An Hà (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản: 2011

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: “Cộng đồng và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI” là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách nhằm tạo điều kiện sinh sống, hoạt động cũng như phát huy hết vị trí vai trò của cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nội dung gồm ba phần: khái quát thực trạng, những nhân tố tác động và quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng đồng người Việt và đội ngũ trí thức người Việt ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI.       Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng và đội ngũ trí thức Việt Nam ở một số nước Đông Âu. Gồm hai chương: trình bày tổng quan về quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Nam nói chung và trí thức người Việt Nam nói riêng tại các nước Đông Âu. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của họ về các khía cạnh pháp lý, ngành nghề, môi trường sống và làm việc, quá trình hòa nhập với xã hội nước sở tại. Nêu lên đặc điểm, vai trò cũng như đóng góp của họ trong việc xây dựng đất nước và phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Âu trong bối cảnh mới.        Phần 2: Bối cảnh và những yếu tố tác động tới cộng đồng và đội ngũ trí thức Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI. Phần này gồm ba chương: trình bày bối cảnh quốc tế và khu vực, những thay đổi trong chính sách chung của Liên minh Châu Âu trong lĩnh vực nhập cư và những điều chỉnh chính sách của các nước Đông Âu trong quá trình gia nhập Liên mình Châu Âu, những biến động trong phát triển kinh tế xã hội của các nước Đông Âu và quan hệ hợp tác với Việt Nam cũng như những tác động tới cộng đồng người Việt nói chung và cộng đồng tri thức Việt Nam nói riêng ở các nước này trong những năm đầu thế kỷ XXI.

  • Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

    Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Như Phát và PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương (đồng chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nhà nước và Pháp luật

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: “Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” là tập hợp ý kiến của một số tác giả xoay quanh những vấn đề lý luận và thực tiễn về nền tài phán hành chính ở Việt Nam. Đây là kết quả của sự hợp tác và hỗ trợ của Viện KAS, Cộng hòa Liên bang Đức với Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

  • Tài phán hiến pháp: Một số vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam

    Tài phán hiến pháp: Một số vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Như Phát (Chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nhà nước và Pháp luật

    Năm xuất bản: 2011

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định phải “xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền” và “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Như vậy, có thể khẳng định rằng, yêu cầu bảo hiến đã trở thành một yêu cầu cấp bách trong đời sống pháp lý của chúng ta. Trong những năm qua, việc bảo hiến trong cơ chế thực thi quyền lực ở nước ta đã được thực hiện thông qua sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, cơ chế giám sát tối cao của Quốc hội, cơ chế thẩm định, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế thanh tra và giải quyết các khiếu nại tố cáo của công dân. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bảo vệ trật tự hiến pháp thông qua các cơ chế này còn rất nhiều hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là chưa có sự nhận thức đúng, đầy đủ và nhất quán về các yêu cầu của hiến pháp do thiếu vắng sự giải thích chính thức hiến pháp một cách đầy đủ và thường xuyên.

  • Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay

    Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Như Phát

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nhà nước và Pháp luật

    Năm xuất bản:

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng thể hiện bản chất, tiến bộ của nhà nước và chế độ. Hiến pháp là văn bản tổ chức đời sống chính trị của đất nước, điều chỉnh những quan hệ xã hội rường cột của đất nước, đặt nền tảng cho một quốc gia, là cơ sở của hệ thống pháp luật của nhà nước, quy định những quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức bộ máy nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng hiến pháp và sửa đổi hiến pháp là công việc của quốc gia.

  • Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học

    Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học

    Tác giả: Võ Khánh Vinh (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Khoa học xã hội Việt Nam Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người, là một trong những giá trị tinh thần quý báu nhất, cao cả nhất của nền văn minh nhân loại trong thời đại ngày nay. Vấn đề đặt ra là phải nhận thức được một cách sâu sắc, toàn diện giá trị của quyền con người và phát huy có hiệu quả cho sự phát triển của con người. Chính vì thế mà quyền con người được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu.

  • Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Trung Quốc (1978-2008)

    Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Trung Quốc (1978-2008)

    Tác giả: Nguyễn Xuân Cường

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Trung Quốc Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Cải cách và phát triển nông thôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của các nước nông nghiệp. Đồng thời, phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại là nội dung then chốt của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, là cơ sở vững chắc cho quá trình chuyển biến từ xã hội nông nghiệp lạc hậu sang xã hội công nghiệp hiện đại. Trung Quốc là nước nông nghiệp lớn với dân số đông nhất thế giới, trong hơn 30 năm qua, đặc biệt là từ khi tiến hành cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã giành được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện đặc biệt là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế  - xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hiện đại, mở cửa và hợp lý hơn.

  • Những khía cạnh dân tộc – tôn giáo – văn hoá trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia

    Những khía cạnh dân tộc – tôn giáo – văn hoá trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia

    Tác giả: Phạm Đức Thành, Vũ Công Quý (đồng chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Trong những năm gần đây, các tam giác phát triển có xu hướng được hình thành giữa các vùng tiếp giáp quốc gia nhằm tận dụng khả năng khai thác các luồng hàng hoá, lao động và vốn bằng cách sử dụng các nhân tố sản xuất bổ sung từ các quốc gia láng giềng. Hiện nay trong khu vực Đông Nam Á đã hình thành và đi vào hoạt động một số tam giác phát triển và điển hình là Tam giác phát triển Indonesia – Malaysia – Singapore; Indonesia – Malaysia – Thailand; vùng lãnh thổ phát triển Brunei – Indonesia – Malaysia – Phillipines...

  • Ngoại giao Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa

    Ngoại giao Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa

    Tác giả: Lê Văn Mỹ (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Trung Quốc Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) ra đời là một trong những sự kiện trọng đại làm thay đổi cục diện thế giới, có thể nói với tư cách là một nước đang phát triển lớn nhất trên thế giới CHNDTH hay còn gọi là Trung Quốc đã và đang trở thành một thành viên quan trọng đặc biệt trong cộng đồng quốc tế.

  • Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên

    Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên

    Tác giả: Bùi Minh Đạo (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Tây nguyên nằm ở phía tây nam Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 5,5 triệu km2, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng, với 58 đơn vị hành chính cấp thành phố, huyện (3 thành phố, 5 thị xã và 50 huyện), 691 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn (580 xã, 65 phường và 46 thị trấn) và 6,889 thôn, buôn được coi là địa bàn chiến lược về môi trường sinh thái, chính trị, an ninh quốc phòng và kinh tế của cả nước.

  • Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở Liên minh Châu Âu

    Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở Liên minh Châu Âu

    Tác giả: Đinh Công Tuấn (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Châu Âu Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Trong những năm gần đây, vấn đề xã hội dân sự được biết đến như một nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và tìm cách quảng bá xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực. Trong bối cảnh đó, người ta nói đến một lý thuyết về tam giác phát triển, theo đó, trong mỗi quốc gia, cấu trúc xã hội chủ yếu bao gồm ba thành phần là: Nhà nước pháp quyền – kinh tế thị trường – xã hội dân sự. Đây là ba trụ cột của phát triển và vì thế người ta cho rằng giải quyết tốt mối quan hệ giữa ba yếu tố này sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia.

  • Mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển Châu Âu – Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam

    Mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển Châu Âu – Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam

    Tác giả: GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn & TS. Bùi Nhật Quang

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản:

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Phát triển xã hội là mong muốn mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang hướng tới. Khi xây dựng chiến lược phát triển tổng thể, quốc gia nào cũng đề cao mục tiêu tiến đến xã hội phồn vinh, đảm bảo đời sống sung túc cho mọi công dân. Điều đó có nghĩa rằng chất lượng của công cuộc phát triển mới chính là nội dung được đề cao hay nói cách khác, vấn đề của các quốc gia chính là tăng trưởng phải đi kèm phát triển, tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, không thể tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào dẫn đến sự huỷ hoại làm suy thoái môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội. Đối với Châu Âu, thế giới đã phải công nhận rằng đây là một châu lục của thành tựu phát triển toàn diện với điển hình tiên tiến là các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) được xếp hạng vào nhóm các quốc gia phát triển có thu nhập cao hàng đầu thế giới. Mặc dù đang là những nước phát triển hàng đầu của thế giới nhưng các quốc gia Châu Âu vẫn đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức để có thể đạt tới thành tựu cao hơn nữa của công cuộc phát triển xã hội. Thời kỳ phát triển hiện đại cho thấy mô hình phát triển xã hội và hệ thống quản lý quá trình phát triển xã hội của các nước phát triển Châu Âu vốn được coi là rất ưu việt trong giai đoạn trước hiện nay lại gặp phải nhiều trở ngại được biết tới như những nghịch lý của quá trình phát triển. Các trường hợp thành công trước đây như mô hình phát triển Bắc Âu, mô hình phát triển của nước Đức, mô hình phát triển của Vương quốc Anh…đã cho thấy khá nhiều nhược điểm cần khắc phục.

  • Châu Phi những đặc điểm chính trị chủ yếu hiện nay

    Châu Phi những đặc điểm chính trị chủ yếu hiện nay

    Tác giả: Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Châu Phi hiện là châu lục bị hoành hành bởi nghèo đói, tụt hậu và dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều nhà Châu Phi học thì đó vẫn không phải là vấn đề lớn nhất của lục địa này, vấn đề mà châu lục này phải đối mặt thực tế luôn là các vấn đề về chính trị. Phải chăng sự bất ổn liên tục về xung đột sắc tộc và bạo lực đã là những nguyên nhân khiến Châu Phi luôn chìm vào thảm cảnh nghèo đói, bệnh tật và rồi như là một hệ luỵ nghèo đói, bệnh tật lại tiếp tục làm gia tăng sự bất ổn chính trị và an ninh...      Nhìn vào lịch sử Châu Phi đương đại có thể thấy từ năm 1957, Gana là nước Châu Phi đầu tiên đứng lên giành độc lập từ tay chính quyền thực dân Châu Âu và cho đến nay thì con số các quốc gia độc lập ở Châu Phi đã là tuyệt đối. Phần lớn các nước Châu Phi đều được gọi là dân chủ vào thời kỳ độc lập, song cho đến thập niên 1990, khoảng 60% các nhà nước có chủ quyền ở Châu Phi đều đã trải qua thời kỳ cầm quyền của quân đội. Cùng trong thời gian này hầu hết các nhà nước Châu Phi được lãnh đạo hoặc bằng giới quân sự hoặc bởi hệ thống đơn đảng chính trị. Tuy nhiên sau gần nửa thế kỷ giành độc lập, các quốc gia Châu Phi đã không thực hiện được giấc mơ “cất cánh” và “phát triển đi đầu” mà trái lại, họ lại đi đầu về tình trạng chậm phát triển, cùng với những nguyên nhân do bên ngoài đem lại thì tụt hậu kinh tế, lạc hậu, nghèo nàn, bệnh tật bên trong Châu Phi đã làm gia tăng sự phản kháng của xã hội dân sự khiến cho nền chính trị Châu Phi ngày càng rơi vào trạng thái nóng bỏng của sự bất ổn, xung đột gia tăng, bạo lực phát triển và cuối cùng đã dẫn đến sự nổi lên của làn sóng dân chủ hoá vào những năm 1990 – đây được coi là cuộc cách mạng lần thứ hai của Châu Phi kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Kết quả của cao trào này một lần nữa lại làm cho các khuôn mẫu chính trị của Châu Phi bị đảo lộn và dẫn đến một diện mạo chính trị mới.

  •  
     
  •