-
”Trung Quốc năm 2007 – 2008”
Tác giả:
PGS. TS. Đỗ Tiến Sâm (chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Đối với Trung Quốc, năm 2007 và 2008 là hai năm diễn ra nhiều sự kiện lớn. Để cung cấp cho bạn đọc những thông tin này, cuối năm 2008, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa đã cho ra mắt cuốn ”Trung Quốc năm 2007 – 2008” do PGS. TS. Đỗ Tiến Sâm chủ biên. Đây là kỷ yếu hội thảo được Viện Nghiên cứu Trung Quốc tổ chức. Năm 2007 là năm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đại hội đã đề ra phương hướng phát triển đất nước với những mục tiêu mới; đồng thời bầu ra Ban lãnh đạo mới theo hướng vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XVIII sẽ diễn ra vào năm 2013. Năm 2008 là năm diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh và kỷ niệm 30 năm Hội nghị Trung ương 3 khoá XI - mở đầu công cuộc cải cách mở cửa.
-
“Thể chế tam quyền phân lập Nhật Bản”
Tác giả:
TS. Hồ Việt Hạnh
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Hiện nay, Đảng ta đang chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa song song với chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Để đạt được điều đó tất yếu phải xây dựng được một nhà nước mạnh, quản lý có hiệu quả, nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền lực nhà nước tập trung thống nhất không phân chia song có phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
-
“Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức”
Tác giả:
PGS. TS. Nguyễn Văn Dân
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Viện Thông tin Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2009
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Với mục đích cung cấp những thông tin về quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới đối với xã hội tri thức, những vấn đề và lĩnh vực liên quan đến xã hội tri thức; về các đặc điểm của xã hội tri thức, những thách thức và triển vọng của xã hội tri thức đối với sự phát triển của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung; góp phần tạo lập cơ sở lý luận cho việc tiến tới xây dựng xã hội tri thức ở Việt Nam, đưa đất nước Việt Nam hội nhập và phát triển, năm 2009 Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn “Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức” của PGS.TS. Nguyễn Văn Dân. Sách gồm 3 chương:
-
“Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Nguyễn – Bàn về tôn giáo. Nghiên cứu, sưu tầm, chú giải”
Tác giả:
GS.TS. Đỗ Quang Hưng
Nhà xuất bản:
NXB Chính trị - Hành chính, Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Xuất phát từ việc nhận thấy ở nước ta lâu nay mảng lịch sử tư tưởng về tôn giáo còn ít được để ý tới cũng như mong muốn được giới thiệu với đông đảo bạn đọc những bài viết của các tác giả là những nhân vật tiên phong trong việc đặt nền móng cho ngành nghiên cứu tôn giáo học ở Việt Nam nói chung và khuynh hướng tôn giáo học mác xít nói riêng, GS. TS. Đỗ Quang Hưng (Viện Nghiên cứu Tôn giáo) đã cùng với Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính xuất bản cuốn sách “Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Nguyễn – Bàn về tôn giáo. Nghiên cứu, sưu tầm, chú giải” vào quý IV năm 2008. GS.TS. Đỗ Quang Hưng nhấn mạnh đây là hai nhà học giả, hai nhà văn hoá lớn về tôn giáo của dân tộc, chính vì lẽ đó tìm hiểu những tác phẩm bàn về văn hoá của họ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu về tôn giáo tại Việt Nam. GS cho biết thêm trường hợp học giả Đào Duy Anh là khá đặc biệt, mặc dù bạn đọc, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã biết về các bài viết liên quan đến tôn giáo của ông khá nhiều (trong việc dịch Khoá hư lục của Trần Thái Tông, trong Việt Nam văn hoá sử cương và trong hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm) nhưng chưa mấy ai được đọc tác phẩm chuyên biệt về tôn giáo của ông mang tên Tôn giáo (được ghi tên tác giả là Vệ Thạch). Nguyễn Văn Nguyễn cũng vậy, ông là nhà cách mạng, nhà báo tài hoa của đất Đồng Nai với tác phẩm nổi tiếng Tháng tám trời mạnh thu, từ lâu đã khá quen thuộc với độc giả cả nước. Nhưng cũng ít ai biết rằng chính ông với tác phẩm Thái độ của chúng ta đối với các tôn giáo, mà ngay từ khi nó ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ (1952) đã được coi là người đầu tiên có “kỳ tích” giải mã đúng đắn luận đề nổi tiếng của C.Mác “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Ông là người đầu tiên có công điều chỉnh nhận thức đúng đắn cho cán bộ và quần chúng vốn đang sống trong bối cảnh xã hội tả khuynh về vấn đề tôn giáo. Những quan điểm “đổi mới” của Nguyễn Văn Nguyễn về tôn giáo đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế, bóc trần sự xuyên tạc, lợi dụng tôn giáo của các thế lực đế quốc thực dân thời kỳ này.
-
Tác động của đô thị hoá và công nghiệp hoá tới phát triển kinh tế và biến đổi văn hoá – xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả:
Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Thế Trường (đồng chủ biên)
Nhà xuất bản:
Viện Dân tộc học
Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản:
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Hiện nay, quá trình đô thị hoá đang diễn ra vô cùng sôi động trên khắp mọi miền của đất nước. Trên mảnh đất Vĩnh Phúc, đô thị hoá vùng nông thôn đã và đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của cuộc sống người nông dân. Tuy nhiên quá trình đô thị hoá cũng khiến cho Vĩnh Phúc phải đối mặt với nhiều thách thức lớn lao: vấn đề dân số, việc làm, tình hình rác thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường, sự biến đổi về văn hoá, đạo đức lối sống… là những vấn đề làm biến đổi cuộc sống của người dân nơi đây trước nhịp sống hối hả của nền kinh tế thị trường. Để làm rõ quá trình đô thị hoá đang diễn ra và có tác động như thế nào đến cuộc sống của người dân Vĩnh Phúc cũng như chỉ ra những biến đổi trên “diện mạo” của tỉnh Vĩnh Phúc vừa qua Viện Dân tộc học, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách Tác động của đô thị hoá và công nghiệp hoá tới phát triển kinh tế và biến đổi văn hoá – xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là công trình khoa học được thực hiện do sự phối kết hợp giữa các đơn vị kể trên và do hai nhà nghiên cứu có tên tuổi trong ngành dân tộc học là Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Thế Trường chủ biên.
-
“Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững ở Việt Nam và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI”
Tác giả:
PGS. TSHK. Lương Việt Hải (chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Viện Triết học
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Hơn 3 thập kỷ qua, kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa (1978) và hơn 20 năm từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới (1986), những vấn đề liên quan đến sở hữu và phát triển bền vững của mỗi quốc gia luôn được thực tiễn đặt ra một cách nóng bỏng, những vấn đề như bình đẳng, môi trường, phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội, chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền… đang đòi hỏi chúng ta phải gấp rút có được những câu trả lời xác đáng trước hết về phương diện lý luận. Mặc dù có những điểm khác biệt nhưng Việt Nam và Trung Quốc lại có nhiều điểm tương đồng trên nhiều phương diện, việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nhau luôn có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của mỗi nước. Từ ý nghĩa như vậy và cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc hai nước, Quý IV năm 2008 Viện Triết học (Viện KHXH Việt Nam) và Viện Triết học (Viện KHXH Trung Quốc) đã phối hợp biên soạn cuốn sách “Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững ở Việt Nam và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI” và được Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành rộng rãi vào tháng 10. Đây là ấn phẩm gồm 21 bài viết của các học giả, các nhà nghiên cứu nổi tiếng của hai nước, thu được tại hai hội thảo: “Vấn đề sở hữu: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình đổi mới, cải cách và mở cửa” và “Quan điểm phát triển khoa học và xã hội hài hoà” được diễn ra tại Việt Nam năm 2004 và Trung Quốc năm 2006.
-
“Nguyễn Thế Tăng - Một chặng đường nghiên cứu Trung Quốc”
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn học
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: “Nguyễn Thế Tăng - Một chặng đường nghiên cứu Trung Quốc” là tập thứ 4 trong bộ sách Viện Nghiên cứu Trung Quốc – 15 năm xây dựng và phát triển, do Viện Nghiên cứu Trung Quốc chủ trì biên soạn nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập (1993 - 2008). Nội dung cuốn sách gồm 4 phần: Phần I từ tư tưởng “mở cửa” của Tôn Trung Sơn đến chiến lược mở cửa của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Phần II cải cách mở cửa và những bài học kinh nghiệm. Phần III quan hệ kinh tế của Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ mở cửa. Phần IV quan hệ kinh tế của Trung Quốc với một số nước và lãnh thổ trong thời kỳ mở cửa. Nhằm góp phần nhìn nhận toàn diện hơn về con người Nguyễn Thế Tăng, cuốn sách còn dành một phần để người thân, bạn bè và đồng nghiệp “hồi ức” với những kỷ niệm đẹp đẽ về ông. Cuối sách là thư mục các công trình nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Thế Tăng.
-
“Nghiên cứu Trung Quốc học”
Tác giả:
PGS. Nguyễn Huy Quý
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Do bối cảnh địa lý và lịch sử, trong quá trình phát triển, giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều mối tương quan, nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu Trung Quốc học đối với Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ để hiểu đất nước và con người Trung Hoa, mà còn có ý nghĩa tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề của Việt Nam. Trong bối cảnh lịch sử đương đại, nghiên cứu các vấn đề về Trung Quốc trong 30 năm cải cách, phát triển vừa qua là rất cần thiết, cấp bách đối với chúng ta.
-
“15 năm xây dựng và phát triển”
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập, nhằm ghi lại những đóng góp nhiều mặt thể hiện bước trưởng thành của tập thể và mỗi thành viên, Viện Nghiên cứu Trung Quốc tổ chức biên soạn cuốn “Viện Nghiên cứu Trung Quốc – 15 năm xây dựng và phát triển (1993 - 2008)”. Cuốn sách gồm 2 phần chính: Phần I: Những vấn đề chung bao gồm 3 nội dung: Viện Nghiên cứu Trung Quốc – Nhìn lại 15 năm và phương hướng hoạt động trong thời gian tới; Văn bản pháp quy; Các phần thưởng cao quý được nhà nước trao tặng. Phần II: Con người và tác phẩm giới thiệu về từng gương mặt cụ thể cùng với Thư mục những công trình khoa học (nếu có) của các thế hệ cán bộ viên chức đã và đang công tác tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc từ khi thành lập năm 1993 đến nay.
-
“Thông báo Hán Nôm học năm 2007”
Tác giả:
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Năm 2008, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tuyển chọn và biên tập 91 bài trong số 134 bài tham luận của 139 tác giả tham gia “Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2007”. Nội dung các tham luận tập trung vào những vấn đề: 1) Thông báo, giới thiệu những phát hiện mới trong công tác sưu tầm tư liệu Hán Nôm ở các địa phương và ở các kho tư liệu trong nước và quốc tế (chiếm khoảng 50%), như: “Về quả ấn hành chính cấp tỉnh đời Minh Mệnh mới tìm thấy” - Nguyễn Công Việt-; hay bài “Thêm một tác phẩm Hán Nôm của Phan Bội Châu mới phát hiện - Chương Thâu... 2) Giới thiệu nghiên cứu các tác giả, tác phẩm Hán Nôm và tư liệu về các nhân vật lịch sử góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề mới, cung cấp tư liệu Hán Nôm trong nghiên cứu truyền thống văn hóa Việt Nam (chiếm khoảng 30%): “Vị trí đàn Xã Tắc quan tư liệu văn bia thế kỷ XVII” - Phạm Thùy Vinh; “Về các di vật văn hóa và bản Truyện Kiều ở gia đình anh trai Nguyễn Du” - Nguyễn Khắc Bảo…
-
“Liên Bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI”
Tác giả:
TS. Nguyễn An Hà
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Viện Nghiên cứu Châu Âu
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga hiện nay được Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta coi là một thành công lớn trên con đường phát triển và hội nhập của Việt Nam. Vì thế chuyến thăm Việt Nam đầu triển của Tổng thống Nga Putin (khi còn đương nhiệm) và Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt tháng 3/2001 đã đặt nền móng cho việc xác lập khuôn khổ hợp tác toàn diện và lâu dài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi giữa hai quốc gia. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, nước Nga ngày càng khẳng định triết lý phát triển của mình là “Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết thống nhất xã hội, xây dựng một nhà nước hùng mạnh, tập trung phát triển kinh tế thị trường, nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, cải thiện vị trí nước Nga trên trường quốc tế”. Đây là một trong những lý do để Việt Nam tìm hiểu và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Nga nhằm thực hiện từng bước đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế để tích cực hội nhập và phát triển mục tiêu kinh tế của Việt Nam.
-
“Từ điển Tâm lý học”
Tác giả:
GS.TS. Vũ Dũng (chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Viện Tâm lý học
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Trong những năm gần đây ngành Tâm lý học nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều phân ngành tâm lý học mới được hình thành và đưa vào giảng dạy trong các trường đại học. Tâm lý học cũng được ứng dụng để giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn của đời sống xã hội từ tư vấn chính sách đến giải quyết những vấn đề cụ thể như tham vấn, trị liệu tâm lý... Tâm lý học đã và đang khẳng định vị trí, vai trò to lớn, không thể thiếu được của mình trong đời sống xã hội hiện nay.
-
“Phật giáo Khơ Me Nam Bộ (Những vấn đề nhìn lại)”
Tác giả:
Nguyễn Mạnh Cường
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Nhà xuất bản Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Nhằm góp phần cung cấp thêm thông tin về người Khơ Me ở Nam Bộ và Phật giáo Khơ Me Nam Bộ, quý IV năm 2008 Nhà xuất bản Tôn giáo phối hợp với Nhà xuất bản Từ điển bách khoa đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm “Phật giáo Khơ Me Nam Bộ (Những vấn đề nhìn lại)” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường. Cuốn sách là sự tiếp nối của cuốn “Vài nét về người Khơ Me Nam Bộ” cũng của chính tác giả đã được xuất bản năm 2001. Những mặt mạnh, những đóng góp của người Khơ me thông qua các sự kiện lịch sử mà họ đã trải qua, cùng những thành tựu tốt đẹp trong sản xuất và trong truyền thống văn hoá tâm linh…được tác giả khai thác ở nhiều góc độ. Bên cạnh lao động sản xuất, người Khơ Me còn để lại một di sản văn hoá khổng lồ báo hiệu sức sống mãnh liệt của một nền văn hoá tín ngưỡng phát triển ở trình độ cao. Tiếng trẻ ngân nga học bài trong các ngôi trường chùa cho thấy vai trò của ngôi chùa Khơ Me quan trọng trong việc giáo dục cộng đồng như thế nào. Những ngôi chùa với nhiều lớp mái ngói vút cao lên bên những ngọn cây, những nhà sư mặc áo vàng, nối nhau với chiếc bát khất thực trên tay, chậm rãi bước đi trên hè phố hay trên những con đường đất nhỏ của các phum sóc… đã đủ nói lên sức sống tâm linh ở người Khơ Me phát triển mạnh mẽ ra sao.
-
“Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt”
Tác giả:
GS. Nguyễn Kim Thản
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho tái bản cuốn “Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt” có bổ sung những chỗ sửa mới của cố giáo sư Nguyễn Kim Thản. Trong ngôn ngữ học, ngữ pháp học là một ngành có nhiều ý kiến và xu hướng khác nhau, nhưng một yêu cầu cao hơn cả đối với ngữ pháp tiếng Việt là phải trình bày được một cách có hệ thống những yếu tố và những quy tắc cơ bản đúng với cách của người Việt, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt trong thực tiễn nói và viết.
-
“Từ láy trong tiếng Việt”
Tác giả:
GS.TS. Hoàng Văn Hành
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Trong thời gian qua, một số công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đi vào hướng xem xét lại những luận giải đã có và đã tương đối phổ biến về các vấn đề từ và hình vị trong tiếng Việt, “Từ láy trong tiếng Việt” của tác giả Hoàng Văn Hành cũng không nằm ngoài hướng đó. Từ láy tiếng Việt là một trong những yếu tố đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Sở dĩ như thế là vì từ láy mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại hình của tiếng Việt, cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác ở phương Đông. Giá trị lý luận và thực tiễn của vấn đề này không nhỏ bởi nó góp phần tích cực vào việc giải quyết một số vấn đề thiết thực đang được đặt ra trong thực tiễn, như vấn đề sử dụng từ láy trong văn thơ, trong ngôn ngữ thường ngày, vấn đề từ láy trong nhà trường.
-
“Lý luận - phê bình văn học thế giới thế kỉ XX”
Tác giả:
GS.TS. Lộc Phương Thủy
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Giáo dục
Viện Văn học
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, nhu cầu hiểu biết về thế giới ngày càng lớn để có thể hoà nhập, giao lưu, đối thoại và nhất là để xây dựng một bản sắc Việt Nam, hơn lúc nào hết, chúng ta cần có nhiều hiểu biết mới, nhiều tri thức mới. Đáp ứng nhu cầu đó, tháng 12 năm 2007 Nhà xuất bản Giáo dục đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm “Lý luận - phê bình văn học thế giới thế kỉ XX” do GS.TS. Lộc Phương Thủy (Viện Văn học) chủ biên. Thế kỷ XX - thế kỷ của các cuộc tìm tòi đổi mới, của các phát minh lớn trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội… điều đó cũng được thể hiện trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật nói chung và lý luận - phê bình văn học nói riêng. Bức tranh toàn cảnh của lý luận - phê bình văn học thế giới thật vô cùng phong phú và đa dạng. Trong một thế kỉ qua, đã có nhiều công trình giới thiệu cho độc giả Việt Nam một số học thuyết nổi tiếng thế giới; những trường phái, trào lưu; các quan niệm học thuật khác nhau ở nước ngoài. “Lý luận - phê bình văn học thế giới thế kỉ XX” đã tham khảo kết quả nghiên cứu của những người đi trước để giới thiệu các thành tựu, các hướng tiếp cận tiêu biểu của mảng lý luận - phê bình văn học như: Chủ nghĩa hình thức Nga, Chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học, Chủ nghĩa hậu cấu trúc, Chủ nghĩa hậu hiện đại...
-
“Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI”
Tác giả:
PGS.TS. Phạm Đức Thành
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Trải qua 38 năm xây dựng và phát triển, ASEAN từ một tổ chức bao gồm 5 nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Singapore) với những nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, bất ổn về an ninh – chính trị trở thành một tổ chức gồm 10 quốc gia với những nền kinh tế phát triển khá năng động. Các quốc gia này đã và đang đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Chính sự phối hợp tương đối nhịp nhàng, có hiệu quả trên mặt trận an ninh, chính trị, nhất là trong việc tìm ra giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia dưới thời chiến tranh lạnh đã tạo nên chất kết dính, đoàn kết cho ASEAN.
-
“Vấn đề hôn nhân - gia đình và trẻ em qua góc nhìn báo chí”
Tác giả:
Nguyễn Thu Nguyệt
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Thông tin Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Với mong muốn cung cấp thông tin giúp ích cho các nhà nghiên cứu và quản lý xã hội nhận biết thực trạng và xu hướng biến đổi của quan hệ gia đình, việc chăm sóc và giáo dục trẻ em qua đó đề ra những chiến lược và giải pháp thích hợp để thực hiện mục tiêu phát triển gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ra mắt độc giả tác phẩm “Vấn đề hôn nhân - gia đình và trẻ em qua góc nhìn báo chí” - đây là những khảo cứu qua báo chí về quan hệ hôn nhân - gia đình và trẻ em góp phần giúp độc giả có cái nhìn bao quát về vấn đề này ở cách tiếp cận mới.
-
“Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2007”
Tác giả:
Viện Khảo cổ học
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Viện Khảo cổ học
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Để cung cấp thông tin những phát hiện mới về khảo cổ học của năm 2007, quý IV năm 2008 Nhà xuất bản Từ điển bách khoa đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2007”. Đây là xuất bản phẩm thường niên, gồm khoảng gần 400 bài thông báo có giá trị thuộc các lĩnh vực Cổ nhân, Cổ sinh, thời đại Đá, thời đại Kim khí, khảo cổ học Lịch sử, khảo cổ học Champa – Óc Eo được gửi về Hội nghị thông báo khảo cổ do Viện Khảo cổ học tổ chức năm 2007 của các nhà nghiên cứu khảo cổ học từ Trung ương đến địa phương cùng các cộng tác viên ở trong và ngoài nước. Năm 2007 không có những cuộc khai quật lớn như Lung Leng, Ba Đình nhưng Viện Khảo cổ học đã tổ chức được khoảng 20 cuộc khai quật vừa và nhỏ trải từ các tỉnh phía Bắc đến Miền Trung và Tây Nguyên với sự hợp tác tham gia của Đại học Huế, Đại học Đà Lạt và các nhà khảo cổ học nước ngoài tại Việt Nam như: Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, Hoa Kỳ… Về khảo cổ học thời đại Đá có 32 thông báo và 4 cuộc khai quật ở di chỉ Cái Bèo (Hải Phòng), Hang Chổ (Hòa Bình), Vĩnh Yên (Khánh Hòa), Thôn Tám (Đắc Nông). Khảo cổ học thời đại Kim khí có 107 thông báo và 13 cuộc khai quật tại các di chỉ Nghĩa Lập (Vĩnh Phúc), Cổ Loa (Hà Nội), Mán Bạc (Ninh Bình), Bản Khạt (Thanh Hóa), Núi Sen (Thanh Hóa), Cồn Dài (Thừa Thiên – Huế), Hòa Diêm (Khánh Hòa), Gò Duối (Khánh Hòa)… Khảo cổ học Lịch sử có 216 thông báo và 17 cuộc khai quật và thám sát khảo cổ học. Khảo cổ học Champa - Óc Eo có 25 thông báo.
-
“Toàn cầu hoá những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hoá”
Tác giả:
Phạm Thái Việt
Nhà xuất bản:
Viện Thông tin Khoa học xã hội
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2006
Người dịch: admin
Mô tả: Cuốn sách “Toàn cầu hoá những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hoá” của tác giả Phạm Thái Việt, được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2006 với dung lượng 415 trang, khổ 14,5x20,5cm. Phần 1 “Khái niệm và cách tiếp cận”. Chương I: Khái niệm toàn cầu hoá tìm hiểu về sự ra đời và tính phổ dụng của thuật ngữ “toàn cầu hoá”, định nghĩa toàn cầu hoá với một số phương án tiêu biểu và phân tích ngắn gọn về các đặc trưng: công nghệ mới, sự tập trung thông tin cho phép thực hiện liên lạc trực tiếp, sự gia tăng xu hướng chuẩn hoá các sản phẩm kinh tế và xã hội, gia tăng hội nhập xuyên quốc gia, tính dễ làm tổn thương lẫn nhau do sự tuỳ thuộc vào nhau tăng lên của toàn cầu hoá. Chương II: Các cách tiếp cận chính đối với toàn cầu hoá tập trung xem xét năm phương pháp tiếp cận mà các nghiên cứu về toàn cầu hoá sử dụng: cách tiếp cận hệ thống - thế giới; văn hoá; xã hội toàn cầu; chủ nghĩa tư bản toàn cầu và cách tiếp cận logic và lịch sử.