-
“Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững ở Việt Nam và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI”
Tác giả:
PGS. TSHK. Lương Việt Hải (chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Viện Triết học
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Hơn 3 thập kỷ qua, kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa (1978) và hơn 20 năm từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới (1986), những vấn đề liên quan đến sở hữu và phát triển bền vững của mỗi quốc gia luôn được thực tiễn đặt ra một cách nóng bỏng, những vấn đề như bình đẳng, môi trường, phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội, chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền… đang đòi hỏi chúng ta phải gấp rút có được những câu trả lời xác đáng trước hết về phương diện lý luận. Mặc dù có những điểm khác biệt nhưng Việt Nam và Trung Quốc lại có nhiều điểm tương đồng trên nhiều phương diện, việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nhau luôn có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của mỗi nước. Từ ý nghĩa như vậy và cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc hai nước, Quý IV năm 2008 Viện Triết học (Viện KHXH Việt Nam) và Viện Triết học (Viện KHXH Trung Quốc) đã phối hợp biên soạn cuốn sách “Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững ở Việt Nam và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI” và được Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành rộng rãi vào tháng 10. Đây là ấn phẩm gồm 21 bài viết của các học giả, các nhà nghiên cứu nổi tiếng của hai nước, thu được tại hai hội thảo: “Vấn đề sở hữu: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình đổi mới, cải cách và mở cửa” và “Quan điểm phát triển khoa học và xã hội hài hoà” được diễn ra tại Việt Nam năm 2004 và Trung Quốc năm 2006.
-
“15 năm xây dựng và phát triển”
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập, nhằm ghi lại những đóng góp nhiều mặt thể hiện bước trưởng thành của tập thể và mỗi thành viên, Viện Nghiên cứu Trung Quốc tổ chức biên soạn cuốn “Viện Nghiên cứu Trung Quốc – 15 năm xây dựng và phát triển (1993 - 2008)”. Cuốn sách gồm 2 phần chính: Phần I: Những vấn đề chung bao gồm 3 nội dung: Viện Nghiên cứu Trung Quốc – Nhìn lại 15 năm và phương hướng hoạt động trong thời gian tới; Văn bản pháp quy; Các phần thưởng cao quý được nhà nước trao tặng. Phần II: Con người và tác phẩm giới thiệu về từng gương mặt cụ thể cùng với Thư mục những công trình khoa học (nếu có) của các thế hệ cán bộ viên chức đã và đang công tác tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc từ khi thành lập năm 1993 đến nay.
-
“Liên Bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI”
Tác giả:
TS. Nguyễn An Hà
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Viện Nghiên cứu Châu Âu
Năm xuất bản: 2008
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga hiện nay được Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta coi là một thành công lớn trên con đường phát triển và hội nhập của Việt Nam. Vì thế chuyến thăm Việt Nam đầu triển của Tổng thống Nga Putin (khi còn đương nhiệm) và Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt tháng 3/2001 đã đặt nền móng cho việc xác lập khuôn khổ hợp tác toàn diện và lâu dài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi giữa hai quốc gia. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, nước Nga ngày càng khẳng định triết lý phát triển của mình là “Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết thống nhất xã hội, xây dựng một nhà nước hùng mạnh, tập trung phát triển kinh tế thị trường, nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, cải thiện vị trí nước Nga trên trường quốc tế”. Đây là một trong những lý do để Việt Nam tìm hiểu và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Nga nhằm thực hiện từng bước đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế để tích cực hội nhập và phát triển mục tiêu kinh tế của Việt Nam.
-
“Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI”
Tác giả:
PGS.TS. Phạm Đức Thành
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Trải qua 38 năm xây dựng và phát triển, ASEAN từ một tổ chức bao gồm 5 nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Singapore) với những nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, bất ổn về an ninh – chính trị trở thành một tổ chức gồm 10 quốc gia với những nền kinh tế phát triển khá năng động. Các quốc gia này đã và đang đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Chính sự phối hợp tương đối nhịp nhàng, có hiệu quả trên mặt trận an ninh, chính trị, nhất là trong việc tìm ra giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia dưới thời chiến tranh lạnh đã tạo nên chất kết dính, đoàn kết cho ASEAN.
-
“Toàn cầu hoá những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hoá”
Tác giả:
Phạm Thái Việt
Nhà xuất bản:
Viện Thông tin Khoa học xã hội
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2006
Người dịch: admin
Mô tả: Cuốn sách “Toàn cầu hoá những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hoá” của tác giả Phạm Thái Việt, được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2006 với dung lượng 415 trang, khổ 14,5x20,5cm. Phần 1 “Khái niệm và cách tiếp cận”. Chương I: Khái niệm toàn cầu hoá tìm hiểu về sự ra đời và tính phổ dụng của thuật ngữ “toàn cầu hoá”, định nghĩa toàn cầu hoá với một số phương án tiêu biểu và phân tích ngắn gọn về các đặc trưng: công nghệ mới, sự tập trung thông tin cho phép thực hiện liên lạc trực tiếp, sự gia tăng xu hướng chuẩn hoá các sản phẩm kinh tế và xã hội, gia tăng hội nhập xuyên quốc gia, tính dễ làm tổn thương lẫn nhau do sự tuỳ thuộc vào nhau tăng lên của toàn cầu hoá. Chương II: Các cách tiếp cận chính đối với toàn cầu hoá tập trung xem xét năm phương pháp tiếp cận mà các nghiên cứu về toàn cầu hoá sử dụng: cách tiếp cận hệ thống - thế giới; văn hoá; xã hội toàn cầu; chủ nghĩa tư bản toàn cầu và cách tiếp cận logic và lịch sử.
-
“Diện mạo văn học cận hiện đại Lào”
Tác giả:
GS. TS. Nguyễn Đức Ninh
Trần Thúc Việt
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản:
Người dịch: thudt
Mô tả: Cuốn sách “Diện mạo văn học cận hiện đại Lào” có độ dày 959 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành, do hai tác giả GS. TS. Nguyễn Đức Ninh và Trần Thúc Việt (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) đồng chủ biên đã cố gắng phác hoạ diện mạo dòng văn học cận hiện đại Lào với những đường nét phát triển chủ yếu của đời sống văn học.
-
“Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam”
Tác giả:
PGS.TS. Ngô Xuân Bình
TS. Phạm Quý Long
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: Để phần nào đưa ra những dự báo về vấn đề trên, cuốn sách “Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình và TS. Phạm Quý Long đồng chủ biên đã ra mắt bạn đọc. Sách dày 249 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007, gồm 2 phần chính. Phần I: Về khả năng thống nhất Bán đảo Triều Tiên trình bày thực trạng vấn đề bằng việc phân tích tình hình hai miền từ sau khi bị chia cắt, chỉ ra một số lợi ích của việc thống nhất hai miền, chính sách tái thống nhất của Hàn Quốc và thái độ của Bắc Triều Tiên bàn về mô hình thống nhất hai miền trong tương lai; bàn về khía cạnh chi phí kinh tế theo chọn lựa giả định thống nhất Bán đảo Triều Tiên trên cơ sở xây dựng các giả thuyết và suy tính về lợi ích kinh tế của một Triều Tiên sau thống nhất.
-
“Quan điểm của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”
Tác giả:
TS. Trần Quang Minh
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: Mục đích của đề tài là hệ thống hoá và phân tích một cách có chọn lọc các quan điểm chính sách chủ yếu của Chính phủ và giới học thuật của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh quốc tế mới kể từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay. Từ đó đề xuất một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản nói riêng và với các nước khu vực nói chung nhằm tranh thủ thời cơ và đối phó với những thách thức của tiến trình liên kết Đông Á. Tuy nhiên, để hiểu vấn đề một cách có hệ thống, đề tài cũng đề cập đến những nét chung nhất về cơ sở của liên kết Đông Á và các quan điểm chính sách của Nhật Bản về liên kết Đông Á trước những năm 1990.
-
“Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa: Ngoại giao trong bối cảnh quốc tế mới”
Tác giả:
TS. Lê Văn Mỹ
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: Sách dày 235 trang, khổ 15x22cm, gồm 2 phần chính. Phần I: Chiến lược ngoại giao của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sau Chiến tranh Lạnh. Trình bày về chiến lược ngoại giao của Trung Quốc từ khi tiến hành cải cách và mở cửa, đặc biệt sau khi Chiến trạnh Lạnh kết thúc. Những nét đáng chú ý của ngoại giao Trung Quốc là đã có những nhận thức và thái độ mới đối với tổ chức và cơ chế đa phương. Từ chỗ thận trọng quan sát, Trung Quốc đã chuyển sang chủ động và tích cực tham gia trực tiếp. Ngoại giao kinh tế đầu thế kỷ XXI được tăng cường chưa từng có với mục tiêu chính sách là thông qua một loạt hoạt động để dành lấy không gian thị trường quốc tế rộng rãi hơn. Về an ninh và hợp tác trong khu vực, Trung Quốc đề xướng mô hình lý luận và nguyên tắc chính sách mới: hoà thuận, an ninh, hợp tác cùng tiến bộ, tin cậy lẫn nhau. Trung Quốc còn nhấn mạnh tôn trọng tính đa dạng của các nền văn minh, mưu cầu phát triển chung.
-
Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Con người
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: “Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” được xuất bản tháng 1 năm 2007 tại Nhà xuất bản Khoa học xã hội, do PGS.TS. Phạm Thành Nghị (Viện Nghiên cứu Con người) chủ biên với 422 trang, khổ 14,5x20,5cm, chia thành 4 chương. Chương I trình bày các mô hình quản lý nguồn nhân lực; các yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực như toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường, bối cảnh văn hoá, phát huy động lực của người lao động, tác động của thể chế và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chương II đề cập đến kinh nghiệm và bài học quản lý nguồn nhân lực của Thuỵ Điển, Hoa Kỳ, các nước Đông Á, các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Chương III phân tích hiện trạng quản lý nguồn nhân lực nước ta, các chính sách hiện hành như kế hoạch hoá nguồn nhân lực, chính sách vĩ mô, chính sách lao động việc làm, tiền lương. Đồng thời nêu ra những khác biệt trong quản lý nguồn nhân lực ở một số lĩnh vực: hành chính nhà nước, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh qua kết quả điều tra xã hội học. Chương IV đề xuất các mô hình, chính sách và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong các lĩnh vực.
-
“Lý luận và phê bình văn học đổi mới và phát triển”
Tác giả:
Viện Văn học
Nhà xuất bản:
Viện Văn học
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản:
Người dịch: admin
Mô tả: Sách dày 1085 trang, khổ 16x24cm, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản, gồm 2 phần. Phần I: Tập hợp các tiểu luận bàn về những vấn đề chung của lí luận văn học; Thực trạng của lí luận văn học thời gian qua và các giải pháp, kiến nghị; Các vấn đề chuyên ngành và phương pháp luận; Vấn đề ảnh hưởng và tiếp nhận lí luận văn học nước ngoài. Thế kỷ XX được coi là thế kỷ của lý luận văn học, do đó nó đặt ra và giải quyết hàng loạt vấn đề mà lý luận văn học trước đây chưa biết tới. Các kiến thức mới, cách tiếp cận mới đem lại khả năng hiểu biết và nhìn nhận văn học sâu sắc hơn, nhiều chiều hơn. Việc tiếp thu tinh hoa văn học thế giới để làm giàu cho mình là điều không thể thiếu đối với mỗi dân tộc.
-
“Phong cách Nghệ thuật thơ từ Tô Đông Pha”
Tác giả:
Nguyễn Thị Thu Phương
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2006
Người dịch: admin
Mô tả: Năm 2006 Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ra mắt ban đọc cuốn chuyên luận Phong cách Nghệ thuật thơ từ Tô Đông Pha của Nguyễn Thị Thu Phương, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện KHXH Việt Nam. Sách dày 315 trang, khổ 14,5x20,5cm, được hình thành trên cơ sở bản luận án tiến sĩ ngữ văn cùng tên dưới sự hướng dẫn của GS. Nguyễn Khắc Phi. Nội dung cuốn sách bao gồm ba chương. Chương I: Cơ sở hình thành phong cách thơ từ Tô Đông Pha, tác giả khẳng định truyền thống và hiện đại là hai giá trị mà Tô Đông Pha đã sử dụng làm xuất phát điểm trong hành trình tìm kiếm con đường nghệ thuật cho riêng mình và sự sóng đôi của những giá trị truyền thống và tinh thần đương đại bên cạnh những quan niệm cá nhân ẩn chứa không ít nhân tố gần gũi với con người ngày nay trong hệ thống lí luận thơ ca Tô Đông Pha đã làm nên một sức hút nghệ thuật đặc biệt.
-
“Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới – Thực trạng và những vấn đề”
Tác giả:
TS. Đinh Thị Thơm
Nhà xuất bản:
Viện Thông tin Khoa học xã hội
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2006
Người dịch: admin
Mô tả: Sách dày 271 trang, khổ 14,5x20,5cm (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2006) gồm 11 phần: Phần 1: Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập niên đổi mới. Đề cập đến sự tiến triển của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, những khó khăn cần tháo gỡ và một số giải pháp.
-
“Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan”
Tác giả:
TS. Nguyễn Đình Liêm
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2006
Người dịch: admin
Mô tả: Sau khi Quốc dân đảng thất bại trong cuộc nội chiến ở Lục địa rút ra Đài Loan, chính quyền Tưởng Giới Thạch đã lựa chọn chiến lược phát triển hòn đảo nhỏ bé này trước hết bằng nông nghiệp, lấy phát triển nông nghiệp làm khâu “đột phá”, sau đó dùng thặng dư tích luỹ được trong nông nghiệp để phát triển công nghiệp. Có thể nói đó là nghịch lý đối với một lãnh thổ mà diện tích để phát triển được nông nghiệp rất nhỏ bé. Vậy mà, Đài Loan đã làm được và đã thành công. Năm 2006 Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn sách “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan”, tác giả Nguyễn Đình Liêm, Viện Nghiên cứu Trung Quốc. Sách dày 359 trang, khổ 14,5x20,5cm được hoàn thành trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện luận án tiến sĩ của tác giả. Luận án được giải 3 giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật dành cho các luận án tiến sĩ bảo vệ xuất sắc do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng.
-
“Gốm sành nâu ở Phù Lãng”
Tác giả:
TS. Trương Minh Hằng
Nhà xuất bản:
Viện nghiên cứu Văn hóa
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: admin
Mô tả: Tháng 3 năm 2007, Viện nghiên cứu Văn hoá cùng Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho ra mắt bạn đọc cuốn “Gốm sành nâu ở Phù Lãng” của TS. Trương Minh Hằng, sách dày 359 trang, khổ 14,5x20,5cm, gồm 3 chương. Chương 1: Giới thiệu chung về gốm sành nâu. Những phát hiện gần đây nhất của giới khảo cổ học cho biết, có nhiều khả năng là nghề gốm ở Phù Lãng xuất hiện từ thời Trần. Cùng với Bát Tràng và Thổ Hà, Phù Lãng là một trong ba làng gốm nổi danh ở xứ Bắc ngày xưa, cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị trường Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong các làng sành nâu ở đồng bằng Bắc Bộ, có lẽ duy nhất chỉ có Phù Lãng sản xuất sành nâu có men.
-
“Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á”
Tác giả:
PGS.TS. Ngô Xuân Bình
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: Cuốn sách “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình làm chủ biên, dày 287 trang, khổ 14,5x20,5cm, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2007 tập trung vào 3 phần chính. Phần I đề cập đến bối cảnh quốc tế và khu vực như toàn cầu hoá, khu vực hoá và tác động của các đối tác lớn là EU, Mỹ, ASEAN tới viễn cảnh phát triển kinh tế Đông Bắc Á. Phần II: Những xu hướng phát triển chủ yếu bao gồm việc hướng tới hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Đông Bắc Á - bắt đầu bằng một FTA Nhật Bản – Hàn Quốc, FTA ba bên Trung - Nhật – Hàn (FTACJK); hình thành mạng sản xuất ở Đông Bắc Á, phát triển kinh tế tri thức ở Đông Bắc Á và gia tăng vai trò của nền kinh tế Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc Á. Phần III trình bày những tác động tới Việt Nam. Trên thực tế Việt Nam tuy không phải là một thành viên của khu vực kinh tế Đông Bắc Á, song khuynh hướng phát triển kinh tế của khu vực này cũng sẽ tạo ra sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau tới nền kinh tế Việt Nam. Điều này được nhận diện qua khía cạnh tạo lập môi trường tốt hơn nhằm thúc đẩy phối hợp chính sách hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nền kinh tế khu vực Đông Bắc Á; Mở rộng cơ hội thị trường nhưng đón nhận không ít thách thức trong quan hệ trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực Đông Bắc Á và việc mở rộng khả năng thu hút vốn bên ngoài cho phát triển kinh tế từ nguồn ODA và FDI.
-
“Kinh tế, chính trị thế giới năm 2006 và triển vọng năm 2007”
Tác giả:
TS. Nguyễn Xuân Thắng
Nguyễn Hồng Ca
Nhà xuất bản:
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: Trên cơ sở mục tiêu đó, cuốn sách “Kinh tế, chính trị Thế giới năm 2006 và triển vọng năm 2007”, do TS. Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Hồng Ca (đồng chủ biên), khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản tháng 7 năm 2007 đã tập trung làm sáng tỏ những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của kinh tế thế giới năm 2006-2007; Dự báo tình hình kinh tế và chính trị thế giới năm 2007 (những đặc điểm và xu hướng phát triển chủ yếu). Qua đó, đánh giá những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam nhìn từ khía cạnh kinh tế - chính trị và đưa ra một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam.
-
“Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay”
Tác giả:
PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Tôn Giáo
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Mô tả: Cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay” do PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương (Viện Nghiên cứu Tôn Giáo) chủ biên, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản tháng 6 năm 2007 là một ấn phẩm mới nhất viết về vấn đề này. Với độ dày 261 trang, chia thành 5 chương. Chương 1: “Người Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và những vấn đề cơ bản về tín ngưỡng, ma thuật của họ hiện nay” tác giả đã trình bày những nét cơ bản về tộc người Chăm nói chung, người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận nói riêng và những vấn đề về tín ngưỡng, ma thuật của họ hiện nay. Qua đó bạn đọc có thể thấy rõ những giai đoạn hình thành, phát triển cũng như những đặc điểm tôn giáo, lễ hội và các hình thức ma thuật của cộng đồng người Chăm, đặc biệt ở hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.
-
“Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam” Tập1 (từ thế kỉ XV đến XVIII)
Tác giả:
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2006
Người dịch: admin
Mô tả: Cuốn sách tổng hợp những văn bản điển chế và pháp luật thời kỳ phong kiến Việt Nam do các nhà lập pháp thời phong kiến soạn thảo ra khoảng thế kỷ XV và những thế kỷ sau. Những văn bản này góp phần vào việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các giai tầng, các cá nhân trong cộng đồng xã hội thời phong kiến.
-
“Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, những sự kiện 1961 – 1970”
Tác giả:
TS. Nguyễn Đình Liêm
Nhà xuất bản:
Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2006
Người dịch: admin
Mô tả: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá, kinh tế… Nhân dân hai nước đã từng có mối quan hệ lịch sử lâu đời và ảnh hưởng lẫn nhau trên nhiều phương diện. Đặc biệt từ sau ngày 18.01.1950 khi Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, bắt đầu một trang sử mới. Tập sách sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn vừa cụ thể vừa bao quát về một giai đoạn lịch sử của 10 năm có nhiều sự kiện quan trọng đáng ghi nhớ trong mối quan hệ giữa hai nước những năm 1961 - 1970. Sách dày 1097 trang, khổ 14,5x20,5cm đã sưu tập được một khối lượng tư liệu sự kiện lịch sử hết sức đồ sộ, phản ánh đúng nội dung hàm chứa trong đó, với những tính chất đa dạng, bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, giáo dục…