• Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nướ1c Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung năm 2011

    Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nướ1c Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung năm 2011

    Tác giả: GS.TS. Bế Viết Đẳng Đỗ Hồng Kỳ

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Thông tin Khoa học xã hội Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học

    Năm xuất bản: 2012

    Số trang: 3

    Người dịch: nga

    Mô tả: Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005. Sau gần 7 năm thi hành, Bộ luật Tố tụng dân sự đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự đơn giản, dân chủ, công khai, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

  • “Dân tộc học Việt Nam - Định hướng và Thành tựu nghiên cứu (1973 – 1998)”

    “Dân tộc học Việt Nam - Định hướng và Thành tựu nghiên cứu (1973 – 1998)”

    Tác giả: GS.TS. Bế Viết Đẳng

    Nhà xuất bản: NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì Dân tộc học là một ngành khoa học còn non trẻ, chỉ mới xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX do nhu cầu của chủ nghĩa tư bản trong việc xâm chiếm thuộc địa, mở rộng thị trường bóc lột các nước chậm tiến. Ở Việt Nam, nền Dân tộc học là thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây là sản phẩm của chế độ xã hội mới, việc xác định đối tượng, chức năng, phương hướng nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu là một vấn đề cốt tử, có tầm quan trọng sống còn trong ngành khoa học này. Chính vì thế khi biên soạn cuốn sách này GS.TS. Bế Viết Đẳng không chỉ cho ra mắt các công trình đã được nghiên cứu của mình mà qua đó còn cho độc giả thấy vấn đề tác giả đề cập đến luôn được tiến hành dưới đường lối cách mạng và quan điểm của Đảng, nó không tách rời khỏi cuộc đấu tranh với các quan điểm xa lạ của giới học giả phương Tây có liên quan đến ngành khoa học mới mẻ này.

  •  
     
  •