Thông báo Văn hoá dân gian 2006

25/11/2008

Viện Nghiên cứu Văn hoá ;

Viện nghiên cứu Văn hóa ; NXB Khoa học xã hội ;

2007

admin

Nhằm thông tin tới bạn đọc một cách đầy đủ, Viện Nghiên cứu văn hoá (Viện nghiên cứu Văn hoá, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội. Email: vienncvh@fpt.vn. Điện thoại: 04. 9784868. Fax: 04. 9725903) đã biên soạn kỷ yếu “Thông báo Văn hoá dân gian 2006” (NXB Khoa học xã hội tháng 4.2007).Cuốn sách đăng tải 70 báo cáo được trình bày trong Hội nghị thông báo Văn hoá dân gian 2006,  sách dày 770 tr, khổ 16x24cm. Sau phần báo cáo hoạt động khoa học của Viện, cuốn sách được chia làm 3 phần.

Bắt đầu từ năm 2001, Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian, nay là Viện Nghiên cứu văn hoá đã mở Hội nghị thông báo văn hoá dân gian hằng năm nhằm thông tin, giới thiệu những hiện tượng, những tư liệu văn hoá dân gian mới phát hiện; thông tin những kết quả nghiên cứu mới nhất trong một lĩnh vực (hoặc một đề tài) cụ thể; trình bày kinh nghiệm giảng dạy, hoặc nêu những điều cần tranh luận đối với một tác phẩm văn học, văn nghệ dân gian được giảng dạy trong nhà trường; giới thiệu tình hình nghiên cứu mới nhất về văn hoá dân gian ở nước ngoài.

Nhằm thông tin tới bạn đọc một cách đầy đủ, Viện Nghiên cứu văn hoá (Viện nghiên cứu Văn hoá, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội. Email: vienncvh@fpt.vn. Điện thoại: 04. 9784868. Fax: 04. 9725903) đã biên soạn kỷ yếu “Thông báo Văn hoá dân gian 2006” (NXB Khoa học xã hội tháng 4.2007).Cuốn sách đăng tải 70 báo cáo được trình bày trong Hội nghị thông báo Văn hoá dân gian 2006,  sách dày 770 tr, khổ 16x24cm. Sau phần báo cáo hoạt động khoa học của Viện, cuốn sách được chia làm 3 phần.

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung và nghệ thuật dân gian

Phần thứ hai: Lễ hội, tín ngưỡng, phong tục

Phần thứ ba: Văn học dân gian

Ngay trong phần đầu cuốn sách đã thông tin đến bạn đọc một cách chi tiết nhất về Dự án Điều tra, sưu tầm, biên dịch, bảo quản và xuất bản kho tàng Sử thi Tây Nguyên cũng như những kế hoạch trong năm 2007 -  năm kết thúc Dự án. Tất cả đề mục của các tác phẩm thuộc bộ Kho tàng Sử thi Tây Nguyên đã được công bố trong các năm 2004 – 2006 cũng được đăng tải đầy đủ.

Với 25 báo cáo trong phần thứ nhất là những vấn đề chung và nghệ thuật dân gian trong cả nước của các tác giả là những nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu văn hoá, sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh, trường đại học… Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về nghệ thuật dân gian, các làng nghề truyền thống như: Về các lò nung gốm bắc Việt Nam; Nghề cá ở Đồng Tháp Mười xưa và nay; Hình trổ giấy trong trang trí đồ mã; Để tìm hiểu một nét đặc trưng của âm nhạc cồng chiêng Mường… Đây là những báo cáo có giá trị rất lớn, qua đó bạn đọc có cái nhìn chung về nghệ thuật dân gian trong toàn quốc mà các tác giả đã phát hiện, nghiên cứu trong năm 2006.

Phần thứ 2 với 26 báo cáo thông tin về lễ hội, tín ngưỡng, phong tục như lễ hoả táng, các tục lệ cầu con và nhận con nuôi, tục dựng nhà, cúng cầu ngư rồi đến những lễ hội Đại Phan cầu an, cầu siêu ở Đồng Nai, lễ tế trâu núi Đá Trắng…

Phần cuối cùng của cuốn sách là 19 báo cáo về văn học dân gian đó là những câu truyện kể dân gian như truyện cổ mường Voong, truyện kể về nguồn gốc các loại hình nghệ thuật ở Việt Nam. Đặc biệt là việc tìm thấy một truyện thơ Nôm có tên Văn cúng thánh chúa Muối. Đây là một tư liệu văn hoá dân gian đáng quý và đã được giới thiệu rất kỹ lưỡng trong cuốn sách. Trong phần này còn phải kể đến những báo cáo về ca dao ở vùng hồ Thác Bà;  tục ngữ - ngữ cảnh và hình thức thể hiện, qua đó có hiểu một cách sâu sắc về  môt một nền văn học dân gian rất phong phú của dân tộc ta. Ngoài ra cuốn sách còn giới thiệu những báo cáo về sử thi như: sử thi Dăm Duông hoá cọp; đặc điểm sử dụng ngôn ngữ sử thi Tây Nguyên…

Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu bổ ích cho các nhà nghiên cứu và độc giả quan tâm đến những phát hiện, tình hình nghiên cứu mới nhất về văn hoá dân gian tàng năm của nước nhà.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Thu Phương

 

  •  
     
  •