25/11/2008
Ảnh sách:
Tác giả: PGS.TS. Ngô Xuân Bình ;
Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á ; Nhà xuất bản Khoa học xã hội ;
Năm xuất bản: 2007
Người dịch: thudt
Nguồn sách:
Mô tả: Cuốn sách “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình làm chủ biên, dày 287 trang, khổ 14,5x20,5cm, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2007 tập trung vào 3 phần chính. Phần I đề cập đến bối cảnh quốc tế và khu vực như toàn cầu hoá, khu vực hoá và tác động của các đối tác lớn là EU, Mỹ, ASEAN tới viễn cảnh phát triển kinh tế Đông Bắc Á. Phần II: Những xu hướng phát triển chủ yếu bao gồm việc hướng tới hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Đông Bắc Á - bắt đầu bằng một FTA Nhật Bản – Hàn Quốc, FTA ba bên Trung - Nhật – Hàn (FTACJK); hình thành mạng sản xuất ở Đông Bắc Á, phát triển kinh tế tri thức ở Đông Bắc Á và gia tăng vai trò của nền kinh tế Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc Á. Phần III trình bày những tác động tới Việt Nam. Trên thực tế Việt Nam tuy không phải là một thành viên của khu vực kinh tế Đông Bắc Á, song khuynh hướng phát triển kinh tế của khu vực này cũng sẽ tạo ra sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau tới nền kinh tế Việt Nam. Điều này được nhận diện qua khía cạnh tạo lập môi trường tốt hơn nhằm thúc đẩy phối hợp chính sách hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nền kinh tế khu vực Đông Bắc Á; Mở rộng cơ hội thị trường nhưng đón nhận không ít thách thức trong quan hệ trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực Đông Bắc Á và việc mở rộng khả năng thu hút vốn bên ngoài cho phát triển kinh tế từ nguồn ODA và FDI.
Nội dung:
Cuốn sách “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình làm chủ biên, dày 287 trang, khổ 14,5x20,5cm, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2007 tập trung vào 3 phần chính. Phần I đề cập đến bối cảnh quốc tế và khu vực như toàn cầu hoá, khu vực hoá và tác động của các đối tác lớn là EU, Mỹ, ASEAN tới viễn cảnh phát triển kinh tế Đông Bắc Á. Phần II: Những xu hướng phát triển chủ yếu bao gồm việc hướng tới hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Đông Bắc Á - bắt đầu bằng một FTA Nhật Bản – Hàn Quốc, FTA ba bên Trung - Nhật – Hàn (FTACJK); hình thành mạng sản xuất ở Đông Bắc Á, phát triển kinh tế tri thức ở Đông Bắc Á và gia tăng vai trò của nền kinh tế Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc Á. Phần III trình bày những tác động tới Việt Nam. Trên thực tế Việt Nam tuy không phải là một thành viên của khu vực kinh tế Đông Bắc Á, song khuynh hướng phát triển kinh tế của khu vực này cũng sẽ tạo ra sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau tới nền kinh tế Việt Nam. Điều này được nhận diện qua khía cạnh tạo lập môi trường tốt hơn nhằm thúc đẩy phối hợp chính sách hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nền kinh tế khu vực Đông Bắc Á; Mở rộng cơ hội thị trường nhưng đón nhận không ít thách thức trong quan hệ trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực Đông Bắc Á và việc mở rộng khả năng thu hút vốn bên ngoài cho phát triển kinh tế từ nguồn ODA và FDI.
Nghiên cứu những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á không chỉ giúp nhận diện những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế khu vực mà còn tạo cơ sở để có một cách tiếp cận tốt hơn, tạo dựng một quan hệ có hiệu quả hơn với các đối tác kinh tế chủ yếu ở khu vực này.
Xin trân trọng giới thiệu với độc giả!
Minh Thuỷ
Các sách khác:
Đăng ký hộ khấu của đồng bào dân tộc thiểu sổ phía Bắc di cư vào Tây Nguyên từ năm 1995 đến nay.
Định hướng chính trị cho sự phát triển của Việt Nam và một số giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2011-2020
Văn học Việt Nam hiện đại – sáng tạo và tiếp nhận
Tác động của vốn xã hội đến nông dân trong quá trình phát triển bền vững nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ (2010-2020) 02/12/2014
Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam
Văn hóa truyền thống người Thủy ở Tuyên Quang 10/12/2014
Báo cáo chuyên môn và sư phạm – Khóa học mùa hè 2014
Nghiên cứu khía cạnh tâm lý xã hội của cộng đồng cư dân nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa
Dấu ấn văn hóa Tiền - sơ sử lòng hồ Plei Krông, Kon Tum
Xã hội học văn học