“Gốm sành nâu ở Phù Lãng”

25/11/2008

TS. Trương Minh Hằng ;

Viện nghiên cứu Văn hóa ; Nhà xuất bản Khoa học xã hội ;

2007

admin

Tháng 3 năm 2007, Viện nghiên cứu Văn hoá cùng Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho ra mắt bạn đọc cuốn “Gốm sành nâu ở Phù Lãng” của TS. Trương Minh Hằng, sách dày 359 trang, khổ 14,5x20,5cm, gồm 3 chương. Chương 1: Giới thiệu chung về gốm sành nâu. Những phát hiện gần đây nhất của giới khảo cổ học cho biết, có nhiều khả năng là nghề gốm ở Phù Lãng xuất hiện từ thời Trần. Cùng với Bát Tràng và Thổ Hà, Phù Lãng là một trong ba làng gốm nổi danh ở xứ Bắc ngày xưa, cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị trường Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong các làng sành nâu ở đồng bằng Bắc Bộ, có lẽ duy nhất chỉ có Phù Lãng sản xuất sành nâu có men.

Những năm 1980, khi chính sách kinh tế thời mở cửa tác động mạnh đến cơ cấu làng nghề thủ công truyền thống, nhiều làng gốm sành nâu từng nổi tiếng như Thổ Hà, Hương Canh đã phải bỏ nghề, nhiều làng khác việc sản xuất bị thu hẹp lại, trong khi đó dù phải trải nhiều thăng trầm, nhưng làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) không những duy trì được sản xuất, mở rộng nghề nghiệp mà còn trở thành làng gốm thịnh vượng nhất ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Điều đó chứng tỏ gốm sành nâu Phù Lãng có những đặc điểm, tiềm năng riêng cần được nghiên cứu và khai thác.

Tháng 3 năm 2007, Viện nghiên cứu Văn hoá cùng Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho ra mắt bạn đọc cuốn “Gốm sành nâu ở Phù Lãng” của TS. Trương Minh Hằng, sách dày 359 trang, khổ 14,5x20,5cm, gồm 3 chương. Chương 1: Giới thiệu chung về gốm sành nâu. Những phát hiện gần đây nhất của giới khảo cổ học cho biết, có nhiều khả năng là nghề gốm ở Phù Lãng xuất hiện từ thời Trần. Cùng với Bát Tràng và Thổ Hà, Phù Lãng là một trong ba làng gốm nổi danh ở xứ Bắc ngày xưa, cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị trường Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong các làng sành nâu ở đồng bằng Bắc Bộ, có lẽ duy nhất chỉ có Phù Lãng sản xuất sành nâu có men.

Chương 2: Nghề gốm sành nâu ở Phù Lãng. Khái quát diện mạo văn hoá truyền thống làng Phù Lãng trong mối liên quan với nghề gốm sành nâu ở Phù Lãng qua các thời kì lịch sử, các hoạt động xung quanh việc truyền dạy nghề, tổ chức sản xuất và tiêu thụ, các mối giao lưu văn hoá và thị trường buôn bán.

Chương 3: Gốm sành nâu Phù Lãng: Nghệ thuật, tiềm năng và thực trạng. Thông qua quá trình sản xuất và các loại hình sản phẩm, tìm hiểu những đặc trưng riêng của nghệ thuật gốm sành nâu Phù Lãng trong tương quan so sánh với các sản phẩm sành nâu của Thổ Hà và Hương Canh. Từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm tham gia tháo gỡ một phần những khó khăn trước mắt và đóng góp ý kiến cho việc bảo tồn, phát huy, phát triển nghề gốm sành nâu truyền thống ở Phù Lãng trong hiện tại và cho tương lai.

Trước đây, chức năng ban đầu của sản phẩm gốm là dùng trong sinh hoạt gia đình, trang trí nội ngoại thất các công trình kiến trúc như đền đài, lăng tẩm, chùa tháp… Hiện nay, gốm sành nâu còn được sử dụng trong nghệ thuật hoa viên, nhà vườn, quán bar… và trang trí những khoảng không gian rộng bao bọc các kiến trúc hiện đại. Đặc biệt, các mặt hàng như nậm rượu, lọ hoa, đèn treo vườn, chum cảnh, tranh tượng, phù điêu được làm bằng chất liệu sành nâu có xu hướng trở thành “mốt” thời thượng. Gốm sành nâu ngày càng có vị trí nhất định trong cuộc sống hiện đại.

Vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong giai đoạn mở cửa và hội nhập quốc tế là vấn đề đang được quan tâm, hi vọng rằng cuốn sách sẽ đem đến những tri thức sâu và rộng hơn về một làng nghề và một nghề truyền thống của nước nhà.

Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.

                                                                         Nguyễn Thu Hà

 

  •  
     
  •