“Quan điểm của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”

25/11/2008

TS. Trần Quang Minh ;

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á ; Nhà xuất bản Khoa học xã hội ;

2007

thudt

Mục đích của đề tài là hệ thống hoá và phân tích một cách có chọn lọc các quan điểm chính sách chủ yếu của Chính phủ và giới học thuật của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh quốc tế mới kể từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay. Từ đó đề xuất một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản nói riêng và với các nước khu vực nói chung nhằm tranh thủ thời cơ và đối phó với những thách thức của tiến trình liên kết Đông Á. Tuy nhiên, để hiểu vấn đề một cách có hệ thống, đề tài cũng đề cập đến những nét chung nhất về cơ sở của liên kết Đông Á và các quan điểm chính sách của Nhật Bản về liên kết Đông Á trước những năm 1990.

Cuốn sách do TS. Trần Quang Minh chủ biên là đề tài nghiên cứu khoa học của tập thể cán bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Mục đích của đề tài là hệ thống hoá và phân tích một cách có chọn lọc các quan điểm chính sách chủ yếu của Chính phủ và giới học thuật của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh quốc tế mới kể từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay. Từ đó đề xuất một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản nói riêng và với các nước khu vực nói chung nhằm tranh thủ thời cơ và đối phó với những thách thức của tiến trình liên kết Đông Á. Tuy nhiên, để hiểu vấn đề một cách có hệ thống, đề tài cũng đề cập đến những nét chung nhất về cơ sở của liên kết Đông Á và các quan điểm chính sách của Nhật Bản về liên kết Đông Á trước những năm 1990.

       Sách dày 227 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007, gồm 4 chương. Chương I nêu cơ sở của liên kết Đông Á thông qua việc phân tích và đánh giá các khía cạnh về nhận diện liên kết khu vực, tiến trình hợp tác Đông Á và mô hình ASEAN – AFTA, gia tăng hợp tác Đông Á – ASEAN và các hình thức hợp tác khác. Chương II: Các quan điểm chính sách của Chính phủ Nhật Bản về liên kết Đông Á. Điểm lại một số học thuyết và chính sách chủ yếu của Nhật Bản thời kỳ trước những năm 1990. Tiếp theo là sự điều chỉnh trong chiến lược hướng về Châu Á của Nhật Bản và sự chuyển biến căn bản trong quan điểm, chính sách của Nhật Bản về hợp tác vùng Đông Á từ cuối những năm 1990 đến nay. Chương III: Tập trung trình bày một số học thuyết cũng như quan điểm chủ yếu của giới học giả Nhật Bản liên quan đến mô hình liên kết Đông Á. Chương IV nêu lên một số quan điểm chủ yếu của các nước và các tổ chức nghiên cứu về cộng đồng Đông Á; Vai trò của ASEAN đối với tiến trình liên kết Đông Á; Hợp tác và hội nhập tài chính; Triển vọng và thách thức của liên kết Đông Á; Và cuối cùng là một số kiến nghị.

       Xin trân trọng giới thiệu với các bạn, hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách cũng như giới chuyên môn về vấn đề này.

                                                             Minh Thuỷ

     

  •  
     
  •