“Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam”

25/11/2008

PGS.TS. Ngô Xuân Bình ; TS. Phạm Quý Long ;

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á ; Nhà xuất bản Khoa học xã hội ;

2007

thudt

Để phần nào đưa ra những dự báo về vấn đề trên, cuốn sách “Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình và TS. Phạm Quý Long  đồng chủ biên đã ra mắt bạn đọc. Sách dày 249 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007, gồm 2 phần chính. Phần I: Về khả năng thống nhất Bán đảo Triều Tiên trình bày thực trạng vấn đề bằng việc phân tích tình hình hai miền từ sau khi bị chia cắt, chỉ ra  một số lợi ích của việc thống nhất hai miền, chính sách tái thống nhất của Hàn Quốc và thái độ của Bắc Triều Tiên bàn về mô hình thống nhất hai miền trong tương lai; bàn về khía cạnh chi phí kinh tế theo chọn lựa giả định thống nhất Bán đảo Triều Tiên trên cơ sở xây dựng các giả thuyết và suy tính về lợi ích kinh tế của một Triều Tiên sau thống nhất.

Điều mà hầu như bất cứ người Triều Tiên nào ngày nay cũng mong muốn là đến một ngày nào đó đất nước sẽ liền một dải, sự ngăn cách sông núi sẽ không còn và bán đảo này sẽ trở thành một khối theo đúng nghĩa cả về địa kinh tế và địa chính trị. Vấn đề là ở chỗ, sự thống nhất đó bao giờ diễn ra, diễn ra như thế nào và đi kèm theo đó là nhân dân Triều Tiên phải giải quyết những vấn đề gì sau khi thống nhất để có thể ổn định và tiến lên vững bước.

Để phần nào đưa ra những dự báo về vấn đề trên, cuốn sách “Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình và TS. Phạm Quý Long  đồng chủ biên đã ra mắt bạn đọc. Sách dày 249 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007, gồm 2 phần chính. Phần I: Về khả năng thống nhất Bán đảo Triều Tiên trình bày thực trạng vấn đề bằng việc phân tích tình hình hai miền từ sau khi bị chia cắt, chỉ ra  một số lợi ích của việc thống nhất hai miền, chính sách tái thống nhất của Hàn Quốc và thái độ của Bắc Triều Tiên bàn về mô hình thống nhất hai miền trong tương lai; bàn về khía cạnh chi phí kinh tế theo chọn lựa giả định thống nhất Bán đảo Triều Tiên trên cơ sở xây dựng các giả thuyết và suy tính về lợi ích kinh tế của một Triều Tiên sau thống nhất.

     Phần II: Những gợi ý từ kinh nghiệm Việt Nam. Phần này tập trung vào một số vấn đề chính trị - xã hội cơ bản trong nước, những vấn đề văn hoá – tư tưởng, vấn đề đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt cuốn sách có thêm phần mở đầu và kết luận được viết bằng tiếng Anh.

     Đây là công trình nghiên cứu được thực hiện công phu từ tháng 3-2004 đến tháng 12-2005 tại Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, sinh viên, học sinh, và tất cả các độc giả quan tâm khác muốn tìm hiểu về tình hình Bán đảo Triều Tiên trong hiện tại và tương lai.

       Xin trân trọng giới thiệu!

                                                               Minh Thuỷ

      

  •  
     
  •