“Từ láy trong tiếng Việt”

05/12/2008

GS.TS. Hoàng Văn Hành ;

Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học ;

2008

nguyenvu

Trong thời gian qua, một số công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đi vào hướng xem xét lại những luận giải đã có và đã tương đối phổ biến về các vấn đề từ và hình vị trong tiếng Việt, “Từ láy trong tiếng Việt” của tác giả Hoàng Văn Hành cũng không nằm ngoài hướng đó. Từ láy tiếng Việt là một trong những yếu tố đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Sở dĩ như thế là vì từ láy mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại hình của tiếng Việt, cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác ở phương Đông. Giá trị lý luận và thực tiễn của vấn đề này không nhỏ bởi nó góp phần tích cực vào việc giải quyết một số vấn đề thiết thực đang được đặt ra trong thực tiễn, như vấn đề sử dụng từ láy trong văn thơ, trong ngôn ngữ thường ngày, vấn đề từ láy trong nhà trường.

Trong thời gian qua, một số công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đi vào hướng xem xét lại những luận giải đã có và đã tương đối phổ biến về các vấn đề từ và hình vị trong tiếng Việt, “Từ láy trong tiếng Việt” của tác giả Hoàng Văn Hành cũng không nằm ngoài hướng đó. Từ láy tiếng Việt là một trong những yếu tố đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Sở dĩ như thế là vì từ láy mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại hình của tiếng Việt, cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác ở phương Đông. Giá trị lý luận và thực tiễn của vấn đề này không nhỏ bởi nó góp phần tích cực vào việc giải quyết một số vấn đề thiết thực đang được đặt ra trong thực tiễn, như vấn đề sử dụng từ láy trong văn thơ, trong ngôn ngữ thường ngày, vấn đề từ láy trong nhà trường.

       Mặc dù chỉ với 185 trang, khổ 13x19cm, cuốn sách đã thực hiện một nhiệm vụ là cố gắng xem xét láy như một cơ chế, tức là xem xét với tư cách như một biện pháp cấu tạo từ theo những quy tắc nhất định, đồng thời xem xét từ láy như là hệ quả của quá trình ấy, có đặc điểm riêng về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa. Còn như trong truyền thống của Việt ngữ học, các tác giả thường phân biệt dạng lặp với từ láy mà thôi. Vì cái được gọi là từ láy thực chất đều được cấu tạo theo cùng một cơ chế. Sự xem xét này được tiến hành trên quan điểm đồng đại, về cả mặt hệ thống cấu trúc cũng như về mặt chức năng của hiện tượng láy trong mối quan hệ với các hiện tượng khác của ngôn ngữ.

       Thông qua 3 phần của cuốn sách, tác giả vận dụng một cách linh hoạt nhiều thủ pháp của các phương pháp khác nhau, khai thác ở mỗi phương pháp những khả năng để có thể đạt được những yêu cầu do nhiệm vụ đề ra. Phần thứ nhất trình bày những cách nhìn khác nhau đối với hiện tượng láy bao gồm láy là phụ tố, láy là ghép, láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá. Phần thứ hai: Từ láy tiếng Việt. Phần này phân tích cơ chế láy, các kiểu cấu tạo từ láy, các kiểu cơ cấu nghĩa của từ láy. Và nêu lên một số cứ liệu về quá trình hình thành và phát triển từ láy tiếng Việt. Đồng thời nghiên cứu giá trị sử dụng của từ láy. Phần thứ ba là những kết luận bước đầu tác giả đưa ra cho bạn đọc.

       Theo đánh giá của GS. Hoàng Tuệ, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học: “Về từ láy tiếng Việt, những phát hiện của tác giả làm sáng tỏ hơn hiện tượng biểu trưng hoá ngữ âm, hiện tượng mà F.de Saussure nếu biết tiếng Việt và các ngôn ngữ khác ở Việt Nam, chắc hẳn là đã không có thái độ phủ nhận đến như vậy”.

       Xin trân trọng giới thiệu!

Minh Thuỷ

  •  
     
  •