“Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Nguyễn – Bàn về tôn giáo. Nghiên cứu, sưu tầm, chú giải”

29/05/2009

GS.TS. Đỗ Quang Hưng ;

NXB Chính trị - Hành chính, Viện Nghiên cứu Tôn giáo ;

2008

nguyenvu

Xuất phát từ việc nhận thấy ở nước ta lâu nay mảng lịch sử tư tưởng về tôn giáo còn ít được để ý tới cũng như mong muốn được giới thiệu với đông đảo bạn đọc những bài viết của các tác giả là những nhân vật tiên phong trong việc đặt nền móng cho ngành nghiên cứu tôn giáo học ở Việt Nam nói chung và khuynh hướng tôn giáo học mác xít nói riêng, GS. TS. Đỗ Quang Hưng (Viện Nghiên cứu Tôn giáo) đã cùng với Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính xuất bản cuốn sách “Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Nguyễn – Bàn về tôn giáo. Nghiên cứu, sưu tầm, chú giải”  vào quý IV năm 2008.       GS.TS. Đỗ Quang Hưng nhấn mạnh đây là hai nhà học giả, hai nhà văn hoá lớn về tôn giáo của dân tộc, chính vì lẽ đó tìm hiểu những tác phẩm bàn về văn hoá của họ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu về tôn giáo tại Việt Nam. GS cho biết thêm trường hợp học giả Đào Duy Anh là khá đặc biệt, mặc dù bạn đọc, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã biết về các bài viết liên quan đến tôn giáo của ông khá nhiều (trong việc dịch Khoá hư lục của Trần Thái Tông, trong Việt Nam văn hoá sử cương và trong hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm) nhưng chưa mấy ai được đọc tác phẩm chuyên biệt về tôn giáo của ông mang tên Tôn giáo (được ghi tên tác giả là Vệ Thạch). Nguyễn Văn Nguyễn cũng vậy, ông là nhà cách mạng, nhà báo tài hoa của đất Đồng Nai với tác phẩm nổi tiếng Tháng tám trời mạnh thu, từ lâu đã khá quen thuộc với độc giả cả nước. Nhưng cũng ít ai biết rằng chính ông với tác phẩm Thái độ của chúng ta đối với các tôn giáo, mà ngay từ khi nó ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ (1952) đã được coi là người đầu tiên có “kỳ tích” giải mã đúng đắn luận đề nổi tiếng của C.Mác “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Ông là người đầu tiên có công điều chỉnh nhận thức đúng đắn cho cán bộ và quần chúng vốn đang sống trong bối cảnh xã hội tả khuynh về vấn đề tôn giáo. Những quan điểm “đổi mới” của Nguyễn Văn Nguyễn về tôn giáo đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế, bóc trần sự xuyên tạc, lợi dụng tôn giáo của các thế lực đế quốc thực dân thời kỳ này.

Xuất phát từ việc nhận thấy ở nước ta lâu nay mảng lịch sử tư tưởng về tôn giáo còn ít được để ý tới cũng như mong muốn được giới thiệu với đông đảo bạn đọc những bài viết của các tác giả là những nhân vật tiên phong trong việc đặt nền móng cho ngành nghiên cứu tôn giáo học ở Việt Nam nói chung và khuynh hướng tôn giáo học mác xít nói riêng, GS. TS. Đỗ Quang Hưng (Viện Nghiên cứu Tôn giáo) đã cùng với Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính xuất bản cuốn sách “Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Nguyễn – Bàn về tôn giáo. Nghiên cứu, sưu tầm, chú giải”  vào quý IV năm 2008.
      GS.TS. Đỗ Quang Hưng nhấn mạnh đây là hai nhà học giả, hai nhà văn hoá lớn về tôn giáo của dân tộc, chính vì lẽ đó tìm hiểu những tác phẩm bàn về văn hoá của họ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu về tôn giáo tại Việt Nam. GS cho biết thêm trường hợp học giả Đào Duy Anh là khá đặc biệt, mặc dù bạn đọc, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã biết về các bài viết liên quan đến tôn giáo của ông khá nhiều (trong việc dịch Khoá hư lục của Trần Thái Tông, trong Việt Nam văn hoá sử cương và trong hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm) nhưng chưa mấy ai được đọc tác phẩm chuyên biệt về tôn giáo của ông mang tên Tôn giáo (được ghi tên tác giả là Vệ Thạch). Nguyễn Văn Nguyễn cũng vậy, ông là nhà cách mạng, nhà báo tài hoa của đất Đồng Nai với tác phẩm nổi tiếng Tháng tám trời mạnh thu, từ lâu đã khá quen thuộc với độc giả cả nước. Nhưng cũng ít ai biết rằng chính ông với tác phẩm Thái độ của chúng ta đối với các tôn giáo, mà ngay từ khi nó ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ (1952) đã được coi là người đầu tiên có “kỳ tích” giải mã đúng đắn luận đề nổi tiếng của C.Mác “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Ông là người đầu tiên có công điều chỉnh nhận thức đúng đắn cho cán bộ và quần chúng vốn đang sống trong bối cảnh xã hội tả khuynh về vấn đề tôn giáo. Những quan điểm “đổi mới” của Nguyễn Văn Nguyễn về tôn giáo đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế, bóc trần sự xuyên tạc, lợi dụng tôn giáo của các thế lực đế quốc thực dân thời kỳ này.

Bố cục cuốn sách được phân thành hai phần riêng biệt về hai nhà văn hoá Đào Duy Anh và Nguyễn Văn Nguyễn với các tiểu mục được trình bày hợp lý, chi tiết và có hệ thống. Các nội dung như: Nhận thức về tôn giáo ở nước ta nửa đầu thế kỷ XX: trường hợp Đào Duy Anh/Nguyễn Văn Nguyễn; Những đóng góp của Đào Duy Anh trong việc nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam; Nguyễn Văn Nguyễn và tác phẩm “Thái độ của chúng ta đối với các tôn giáo”; Tôn giáo với lịch sử, đạo đức, khoa học; Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với tôn giáo; Tại sao Nam Bộ có nhiều tôn giáo…đã trình bày được những đóng góp hết sức to lớn và độc đáo của hai tác giả nói trên trong việc hình thành khuynh hướng mác xít về tôn giáo ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Đây là tập sách được GS.TS. Đỗ Quang Hưng rất tâm đắc và cho rằng bản thân các tác phẩm của hai nhà văn hoá lớn này đã chứa đựng những giá trị lý luận khoa học không nhỏ về vấn đề tôn giáo. GS hy vọng các nhà nghiên cứu, các học giả và những ai quan tâm đến tôn giáo sẽ tìm thấy giá trị tham khảo bổ ích khi tìm hiểu về cuốn sách nhỏ này.

Trân trọng giới thiệu!

                                                                     Phạm Vĩnh Hà

  •  
     
  •