“Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức”

10/06/2009

PGS. TS. Nguyễn Văn Dân ;

Nhà xuất bản Khoa học xã hội ; Viện Thông tin Khoa học xã hội ;

2009

nguyenvu

Với mục đích cung cấp những thông tin về quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới đối với xã hội tri thức, những vấn đề và lĩnh vực liên quan đến xã hội tri thức; về các đặc điểm của xã hội tri thức, những thách thức và triển vọng của xã hội tri thức đối với sự phát triển của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung; góp phần tạo lập cơ sở lý luận cho việc tiến tới xây dựng xã hội tri thức ở Việt Nam, đưa đất nước Việt Nam hội nhập và phát triển, năm 2009 Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn “Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức” của PGS.TS. Nguyễn Văn Dân. Sách gồm 3 chương:

Với mục đích cung cấp nhng thông tin về quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới đối với xã hội tri thức, những vấn đề và lĩnh vực liên quan đến xã hội tri thức; về các đặc điểm của xã hội tri thức, những thách thức và triển vọng của xã hội tri thức đối với sự phát triển của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung; góp phần tạo lập cơ sở lý luận cho việc tiến tới xây dựng xã hội tri thức ở Việt Nam, đưa đất nước Việt Nam hội nhập và phát triển, năm 2009 Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn “Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức” của PGS.TS. Nguyễn Văn Dân. Sách gồm 3 chương:

Chương I: Từ xã hội thông tin đến xã hội tri thức. Tác giả nêu lên nguyên nhân dẫn đến sự chồng chéo giữa hai khái niệm “xã hội thông tin” và “xã hội tri thức”; nêu khái niệm và những đặc điểm của xã hội thông tin; phân tích những hạn chế của xã hội thông tin và đề cập tới sự cần thiết phải chuyển sang xã hội tri thức; đồng thời nêu khái niệm xã hội tri thức và tổng hợp các ý kiến về đặc trưng của xã hội tri thức.

Chương II: Những cột trụ chủ chốt để xây dựng xã hội tri thức. Tác giả xác định có 4 cột trụ chính, đó là cột trụ chính trị giữ vị trí quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người và quyền dân chủ cho nhân dân để xây dựng một xã hội thông tin toàn cầu và xã hội tri thức trong tương lai; cột trụ kinh tế tri thức với đặc trưng là mở rộng không ngừng của khu vực thông tin và truyền thông, là một trong những cột trụ để hình thành xã hội tri thức; cột trụ khoa học - công nghệ là đòn bẩy phát triển của xã hội tri thức với công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin; cột trụ giáo dục và đào tạo là một trong những nguồn lực chính sản sinh ra thông tin và tri thức. Với những cột trụ này, xã hội tri thức sẽ khắc phục được những khiếm khuyết của xã hội thông tin để có được nét ưu việt của một xã hội phát triển bền vững.

Chương III: Những thách thức và triển vọng phát triển của xã hội tri thức, tác giả đề cập tới những thách thức cần giải quyết trong việc quản trị khoa học, quản trị internet, vấn đề đa dạng văn hoá trong xã hội tri thức, bảo vệ môi trường và văn hoá; phân tích vai trò của xã hội tri thức đối với sự phát triển bền vững và những suy nghĩ về con đường phát triển xã hội tri thức ở Việt Nam.

Thiết nghĩ, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn!

                                                                                                                                Nguyễn Vũ

 

  •  
     
  •