“Lịch sử Đạo Phật Việt Nam”

09/09/2009

GS. Nguyễn Duy Hinh ;

Nhà xuất bản Từ điển bách khoa ; Nhà xuất bản Tôn giáo ; Viện Nghiên cứu Tôn Giáo ;

2009

nguyenvu

Để giúp các độc giả có thêm vốn hiểu biết về Phật giáo Việt Nam, quý I năm 2009, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Nhà xuất bản Tôn giáo và Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm “Lịch sử Đạo Phật Việt Nam” của PGS. Nguyễn Duy Hinh. Cuốn sách được biên soạn theo đơn đặt hàng của Chương trình KX 04-06 nhằm cung cấp cơ sở tư liệu cho những người muốn tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam.        Phật giáo Việt Nam là Phật giáo dân gian mang nặng lòng mẹ, lòng từ bi của truyền thống dân tộc, đã thấm sâu vào văn hóa nghệ thuật tâm tư tình cảm người Việt, đã Việt hóa. Không nên coi Phật giáo Việt Nam là mô hình Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa dù đều có chịu ảnh hưởng của các tông phái đó. PGS. Nguyễn Duy Hinh đã cố gắng giới thiệu một số bộ kinh thông dụng ở nước ta như kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cương, kinh Hoa Nghiêm, kinh Bát Nhã ba la mật đa tâm kinh… để người đọc phổ thông có thể hiểu được nội dung hành trạng các nhà sư.

Để giúp các độc giả có thêm vốn hiểu biết về Phật giáo Việt Nam, quý I năm 2009, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Nhà xuất bản Tôn giáo và Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm “Lịch sử Đạo Phật Việt Nam” của PGS. Nguyễn Duy Hinh. Cuốn sách được biên soạn theo đơn đặt hàng của Chương trình KX 04-06 nhằm cung cấp cơ sở tư liệu cho những người muốn tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam.
       Phật giáo Việt
Nam là Phật giáo dân gian mang nặng lòng mẹ, lòng từ bi của truyền thống dân tộc, đã thấm sâu vào văn hóa nghệ thuật tâm tư tình cảm người Việt, đã Việt hóa. Không nên coi Phật giáo Việt Nam là mô hình Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa dù đều có chịu ảnh hưởng của các tông phái đó. PGS. Nguyễn Duy Hinh đã cố gắng giới thiệu một số bộ kinh thông dụng ở nước ta như kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cương, kinh Hoa Nghiêm, kinh Bát Nhã ba la mật đa tâm kinh… để người đọc phổ thông có thể hiểu được nội dung hành trạng các nhà sư.

Nội dung cuốn sách được chia làm 4 chương. Chương 1: Thời kỳ truyền nhập (thế kỷ II-V) giới thiệu về Kỷ Sĩ Vương (136-226); Truyện Man Nương; truyện Quốc Sư Thông Biện; Lý hoặc Luận của Mâu Tử; và Lục Độ Tập Kinh của Khương Tăng Hội. Chương 2: Thời kỳ phát triển (thế kỷ IV-X). Chương 3: Thời kỳ cực thịnh (thế kỷ XI-XIV), giới thiệu về Sơn môn Dâu và Sơn môn Kiến Sơ. Chương 4: Phật giáo chấn hưng và canh tân, giới thiệu Phật giáo thế kỷ XV – XVI; Phật giáo thế kỷ XVII – XIX; Phật giáo canh tân (thế kỷ XX).

Hy vọng cuốn sách sẽ đem lại những hiểu biết thêm về Phật giáo Việt Nam cho độc giả. Xin trân trọng giới thiệu !

                                                                                                                            Nguyễn Vũ

 

  •  
     
  •