Phát triển dịch vụ hậu cần (logistics) trong tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN

28/02/2011

TS. Phạm Thị Thanh Bình ;

Nhà xuất bản Khoa học xã hội ; Viện Kinh tế và Chính trị thế giới ;

2009

nguyenvu

Nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập AEC, tháng 12/2006 tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN, các Bộ trưởng quyết định đưa thêm lĩnh vực hậu cần (logistics) vào danh mục ưu tiên hội nhập. Hậu cần chính thức trở thành lĩnh vực ưu tiên thứ 12 trong danh mục các lĩnh vực ưu tiên hội nhập. ASEAN hy vọng hội nhập nhanh các lĩnh vực ưu tiên này sẽ tạo ra bước đột phá, tạo đà và tăng hiệu ứng lan toả sang các lĩnh vực khác.     Vậy hậu cần là gì và tại sao phải tập trung vào lĩnh vực hậu cần để thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập? Hậu cần được hiểu là bao gồm mạng lưới các hoạt động tác động qua lại, tương tác với nhau ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế nhằm chuyển đổi và di dời các nguồn lực kinh tế (nguồn nhân lực, nguyên liệu và các sản phẩm đầu vào khác) từ nơi các nguồn lực đó được khai thác hoặc tập trung tới nơi cần thiết cho quá trình sản xuất, tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ đó. Mạng lưới này bao gồm các mối liên kết giao thông vận tải, thông tin viễn thông đa phương diện (dưới nhiều hình thức khác nhau), các nút trạm giao thông liên quan đến sự chuyển giao, dự trữ, các loại giấy phép bàn giao thanh toán, quá trình đóng gói và phân phối sản phẩm.

Nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập AEC, tháng 12/2006 tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN, các Bộ trưởng quyết định đưa thêm lĩnh vực hậu cần (logistics) vào danh mục ưu tiên hội nhập. Hậu cần chính thức trở thành lĩnh vực ưu tiên thứ 12 trong danh mục các lĩnh vực ưu tiên hội nhập. ASEAN hy vọng hội nhập nhanh các lĩnh vực ưu tiên này sẽ tạo ra bước đột phá, tạo đà và tăng hiệu ứng lan toả sang các lĩnh vực khác.
    
Vậy hậu cần là gì và tại sao phải tập trung vào lĩnh vực hậu cần để thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập? Hậu cần được hiểu là bao gồm mạng lưới các hoạt động tác động qua lại, tương tác với nhau ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế nhằm chuyển đổi và di dời các nguồn lực kinh tế (nguồn nhân lực, nguyên liệu và các sản phẩm đầu vào khác) từ nơi các nguồn lực đó được khai thác hoặc tập trung tới nơi cần thiết cho quá trình sản xuất, tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ đó. Mạng lưới này bao gồm các mối liên kết giao thông vận tải, thông tin viễn thông đa phương diện (dưới nhiều hình thức khác nhau), các nút trạm giao thông liên quan đến sự chuyển giao, dự trữ, các loại giấy phép bàn giao thanh toán, quá trình đóng gói và phân phối sản phẩm.

Vì vậy rõ ràng việc giảm chi phí và nâng cao chất lượng các dịch vụ hậu cần, các mạng lưới giao thông vận tải sẽ nâng cao chất lượng và thúc đẩy nhanh chu chuyển thương mại, trực tiếp dẫn đến tăng khối lượng thương mại. Do đó mức thu nhập sẽ cao hơn và sẽ góp phần giảm được mức nghèo đói trên phạm vi rộng hơn.

Các dịch vụ hậu cần hiệu quả sẽ làm giảm mức chi phí đầu vào của các dịch vụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong khối ASEAN, nhờ đó lợi ích trong hoạt động thương mại, đầu tư và liên kết ASEAN tăng lên. Tại Hội nghị AEC được tổ chức vào tháng 8/2007 ở Manila (Philippin), các Bộ trưởng kinh tế ASEAN đã xem xét ký kết một “lộ trình hội nhập” cho các dịch vụ hậu cần. Chính vì vậy việc nghiên cứu tiến trình hội nhập hậu cần của ASEAN là rất cần thiết để từ đó rút ra một số kinh nghiệm phát triển hậu cần cho Việt Nam.

       Nhận thức được tầm quan trọng của các dịch vụ hậu cần như trên, tháng 11/2009 tác giả Phạm Thị Thanh Bình (Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới) đã chủ biên cuốn sách này. Tác giả đã tập trung làm rõ thực trạng phát triển một số dịch vụ hậu cần chủ yếu phục vụ thương mại nội địa và xuất khẩu trong khu vực ASEAN bao gồm tình hình tăng trưởng chung của dịch vụ hậu cần, các dịch vụ khác hỗ trợ cho sự phát triển của dịch vụ hậu cần như dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ công nghệ thông tin viễn thông, dịch vụ kho bãi để bảo quản và dự trữ hàng hoá... tập trung trong 3 chương:

Chương 1: Thực trạng phát triển và hội nhập của lĩnh vực dịch vụ hậu cần;

Chưong 2: Yêu cầu của việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN đối với lĩnh vực dịch vụ hậu cần;

Chương 3: Phương hướng ưu tiên hội nhập nhanh lĩnh vực dịch vụ hậu cần và các giải pháp thực hiện.

Hy vọng cuốn sách sẽ làm vừa lòng bạn đọc trong việc tìm hiểu và nghiên cứu.

Trân trọng giới thiệu!

                                                                                                Phạm Vĩnh Hà

  •  
     
  •