Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử

21/03/2011

PGS.TS. Bùi Thế Cường ;

Nhà xuất bản Từ điển bách khoa ; Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ ;

2010

nguyenvu

Cuốn sách do PGS.TS. Bùi Thế Cường chủ biên gồm 5 phần:Phần 1: Nhận thức về nghiên cứu khoa học. Phần này trình bày một số nội dung liên quan đến cách hiểu về khoa học, loại hình nghiên cứu, mối quan hệ giữa lý thuyết và thực nghiệm trong nghiên cứu xã hộiPhần 2: Khái niệm: Từ ý tưởng đến đo lườngPhần 3: Lý thuyết trong nghiên cứuHai phần này giới thiệu một số khái niệm, cách triển khai từ ý tưởng và quan niệm đến đo lường khái niệm, giới thiệu sự tiến triển của một số quan điểm lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu xã hội.Phần 4: Phương pháp lịch sử. Phần này trình bày tổng quan về “Lịch sử của sử học”, xét về mặt phương pháp nghiên cứu, kết hợp với minh hoạ về nghiên cứu lịch sử ở một số nước phát triển có truyền thống khoa học xã hộiPhần 5: Làm việc với dữ liệu và viết báo cáo. Đề cập đến kỹ năng đọc sách, giới thiệu về hai phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu xã hội ( định lượng và định tính), hướng dẫn cách viết báo cáo một công trình khoa học.Cuốn sách được sử dụng làm giáo trình cho một số môn học trong chương trình đào tạo liên ngành khoa học xã hội sau đại học của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ (thuộc Viện KHXH Việt Nam). Nó cũng phản ánh kết quả nghiên cứu và đào tạo của các nhà nghiên cứu và các cộng tác viên của Viện xung quanh chủ đề phương pháp luận nghiên cứu xã hội và lịch sử trong những năm gần đây.

Cuốn sách do PGS.TS. Bùi Thế Cường chủ biên gồm 5 phần:
Phần 1: Nhận thức về nghiên cứu khoa học. Phần này trình bày một số nội dung liên quan đến cách hiểu về khoa học, loại hình nghiên cứu, mối quan hệ giữa lý thuyết và thực nghiệm trong nghiên cứu xã hội
Phần 2: Khái niệm: Từ ý tưởng đến đo lường
Phần 3: Lý thuyết trong nghiên cứu
Hai phần này giới thiệu một số khái niệm, cách triển khai từ ý tưởng và quan niệm đến đo lường khái niệm, giới thiệu sự tiến triển của một số quan điểm lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu xã hội.

Phần 4: Phương pháp lịch sử. Phần này trình bày tổng quan về “Lịch sử của sử học”, xét về mặt phương pháp nghiên cứu, kết hợp với minh hoạ về nghiên cứu lịch sử ở một số nước phát triển có truyền thống khoa học xã hội
Phần 5
: Làm việc với dữ liệu và viết báo cáo. Đề cập đến kỹ năng đọc sách, giới thiệu về hai phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu xã hội ( định lượng và định tính), hướng dẫn cách viết báo cáo một công trình khoa học.
Cuốn sách được sử dụng làm giáo trình cho một số môn học
trong chương trình đào tạo liên ngành khoa học xã hội sau đại học của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ (thuộc Viện KHXH Việt Nam). Nó cũng phản ánh kết quả nghiên cứu và đào tạo của các nhà nghiên cứu và các cộng tác viên của Viện xung quanh chủ đề phương pháp luận nghiên cứu xã hội và lịch sử trong những năm gần đây.

Hy vọng với những nội dung phong phú như trên, cuốn sách sẽ nhận được sự quan tâm chú ý của nhiều bạn đọc xa gần.

Trân trọng giới thiệu!

                                                                                                                       Phạm Vĩnh Hà

  •  
     
  •