Cẩm nang các nước Châu Phi

20/06/2011

Đỗ Đức Định, Giang Thiệu Thanh (đồng chủ biên) ;

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông ; Nhà xuất bản Từ điển bách khoa ;

2010

nguyenvu

Như chúng ta đã biết Châu Phi là khu vực lớn thứ ba trên thế giới, chiếm 20.3% diện tích lãnh thổ và 13% dân số toàn cầu. Đây là khu vực có phần lớn đất đai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, tiếp giáp với Đại Tây dương ở phía Tây, Ấn Độ Dương và biển Đỏ ở phía Đông, Địa Trung Hải ở phía Bắc. Khu vực Châu Phi bao gồm 54 nước, trong đó có 48 quốc gia thuộc vùng đất liền và 6 quốc gia ven biển, được chia thành 5 vùng lãnh thổ cơ bản là: Trung Phi, Đông Phi, Bắc Phi, Nam Phi và Tây Phi.

Như chúng ta đã biết Châu Phi là khu vực lớn thứ ba trên thế giới, chiếm 20.3% diện tích lãnh thổ và 13% dân số toàn cầu. Đây là khu vực có phần lớn đất đai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, tiếp giáp với Đại Tây dương ở phía Tây, Ấn Độ Dương và biển Đỏ ở phía Đông, Địa Trung Hải ở phía Bắc. Khu vực Châu Phi bao gồm 54 nước, trong đó có 48 quốc gia thuộc vùng đất liền và 6 quốc gia ven biển, được chia thành 5 vùng lãnh thổ cơ bản là: Trung Phi, Đông Phi, Bắc Phi, Nam Phi và Tây Phi.

Để giúp bạn đọc tìm hiểu khái quát và rõ hơn về Châu Phi và các nước Châu Phi, chúng tôi hân hạnh được giới thiệu cuốn sách Cẩm nang các nước Châu Phi đến bạn đọc. Với độ dày 411 trang, khổ 14.5 x 20.5cm, in xong và nộp lưu chiểu quý II/2010, cuốn sách được chia thành 2 phần: Phần tổng quan và phần các nước Châu Phi.

Phần tổng quan phân tích 6 loại vấn đề gồm:

1. Điều kiện tự nhiên Châu Phi với những nét chung nhất về vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên, khí hậu, sông ngòi...;

2. Lịch sử hình thành Châu Phi từ thời cổ đại đến ngày nay và những mốc lịch sử quan trọng của Châu Phi;

3. Những đặc điểm chính trị gồm thể chế, đảng phái và hệ thống chính trị của các nước Châu Phi đồng thời đề cập đến một số vấn đề nổi cộm về chính trị trong thời gian gần đây;

4. Đặc điểm kinh tế với những thành quả ban đầu và những vấn đề còn nan giải, tình hình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, ngoại thương, đầu tư, viện trợ nước ngoài và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế khác của Châu Phi;

5. Đặc điểm văn hoá, xã hội, môi trường của từng khu vực và một số nước điển hình;

6. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Châu Phi trong các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, kinh tế...

Tại phần các nước Châu Phi, sách trình bày các đặc điểm, tình hình cụ thể của 54 nước ở Châu Phi, mỗi nước nếu có đều cố gắng đưa ra các số liệu và tình hình trên 7 phương diện: địa lý, lịch sử, văn hoá, kinh tế, chính trị, các tổ chức quốc tế và khu vực, quan hệ với Việt Nam.

Xin trân trọng giới thiệu!

                                   

                                                                                                                                                Phạm Vĩnh Hà

  •  
     
  •