Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học
Tác giả: Võ Khánh Vinh (chủ biên)
Nhà xuất bản: Viện Khoa học xã hội Việt Nam Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2010
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người, là một trong những giá trị tinh thần quý báu nhất, cao cả nhất của nền văn minh nhân loại trong thời đại ngày nay. Vấn đề đặt ra là phải nhận thức được một cách sâu sắc, toàn diện giá trị của quyền con người và phát huy có hiệu quả cho sự phát triển của con người. Chính vì thế mà quyền con người được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu.
Một số vấn đề cơ bản về triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: PGS.TS.Thành Duy (tức PGS.TS. Nguyễn Văn Truy)
Mô tả: Trong bối cảnh thế giới đã bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về con đường phát triển, đây là vấn đề cần phải nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng sáng tạo và đồng thời phải phát triển cho phù hợp với tình hình mới, tránh những quan niệm giáo điều, máy móc để phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống và văn hoá nhân loại, thấm nhuần tính dân tộc và hiện đại, nhất là vấn đề giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việt Nam đã có những bài học thực tế sinh động, đặc biệt là những bài học trong quá trình Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào sự nghiệp cách mạng nước ta. Có thể nói, thành công của sự nghiệp cách mạng Việt Nam thời gian qua có sự cống hiến to lớn mang tính quyết định của tư tưởng Hồ Chí Minh, Người không chỉ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, mà còn phát triển, bổ sung và làm phong phú thêm nhiều nguyên lý từ chủ nghĩa Mác – Lênin trong bối cảnh cách mạng Việt Nam.
“Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam”
Tác giả: GS.VS. Nguyễn Duy quý
Năm xuất bản: 2009
Mô tả: Tư duy là một khả năng kỳ diệu, góp phần tạo ra trong đời sống con người hình ảnh của toàn bộ thế giới với những chuẩn mực sống và các hệ giá trị phong phú, phức tạp. Trong hoạt động thực tiễn của mình, bằng tư duy con người đã nhận biết được thế giới từ đơn giản đến phức tạp, từ phiến diện đến toàn diện, từ không đầy đủ đến đầy đủ hơn…Đổi mới tư duy ở nước ta là bắt nguồn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, cùng với những biến đổi sâu sắc diễn ra trong tình hình thế giới đòi hỏi chúng ta phải nghiêm khắc nhìn lại hệ thống tư duy - những vấn đề về quan hệ giữa tư duy và đời sống. Đổi mới tư duy là một cơ hội để tìm hiểu sâu hơn bản chất và trình độ tư duy của chúng ta phát triển đến đâu? Nó có đáp ứng được yêu cầu mới của thực tiễn không? Nó có cần phải thay đổi hay không và thay đổi như thế nào.
“Báo cáo phát triển con người 2005”
Tác giả: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
Nhà xuất bản: Viện Khoa học xã hội Việt Nam Nhà xuất bản Thế giới
Năm xuất bản: 2006
Người dịch: thuyntm
Mô tả:
“Việt Nam học”
Nhà xuất bản: Viện Khoa học xã hội Việt Nam Nhà xuất bản Thế giới Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm xuất bản: 2007