• Cộng đồng và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI

    Cộng đồng và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI

    Tác giả: TS. Nguyễn An Hà (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản: 2011

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: “Cộng đồng và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI” là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách nhằm tạo điều kiện sinh sống, hoạt động cũng như phát huy hết vị trí vai trò của cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nội dung gồm ba phần: khái quát thực trạng, những nhân tố tác động và quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng đồng người Việt và đội ngũ trí thức người Việt ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI.       Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng và đội ngũ trí thức Việt Nam ở một số nước Đông Âu. Gồm hai chương: trình bày tổng quan về quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt Nam nói chung và trí thức người Việt Nam nói riêng tại các nước Đông Âu. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của họ về các khía cạnh pháp lý, ngành nghề, môi trường sống và làm việc, quá trình hòa nhập với xã hội nước sở tại. Nêu lên đặc điểm, vai trò cũng như đóng góp của họ trong việc xây dựng đất nước và phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Âu trong bối cảnh mới.        Phần 2: Bối cảnh và những yếu tố tác động tới cộng đồng và đội ngũ trí thức Việt Nam ở một số nước Đông Âu những năm đầu thế kỷ XXI. Phần này gồm ba chương: trình bày bối cảnh quốc tế và khu vực, những thay đổi trong chính sách chung của Liên minh Châu Âu trong lĩnh vực nhập cư và những điều chỉnh chính sách của các nước Đông Âu trong quá trình gia nhập Liên mình Châu Âu, những biến động trong phát triển kinh tế xã hội của các nước Đông Âu và quan hệ hợp tác với Việt Nam cũng như những tác động tới cộng đồng người Việt nói chung và cộng đồng tri thức Việt Nam nói riêng ở các nước này trong những năm đầu thế kỷ XXI.

  • Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở Liên minh Châu Âu

    Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở Liên minh Châu Âu

    Tác giả: Đinh Công Tuấn (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Châu Âu Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2010

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Trong những năm gần đây, vấn đề xã hội dân sự được biết đến như một nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và tìm cách quảng bá xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực. Trong bối cảnh đó, người ta nói đến một lý thuyết về tam giác phát triển, theo đó, trong mỗi quốc gia, cấu trúc xã hội chủ yếu bao gồm ba thành phần là: Nhà nước pháp quyền – kinh tế thị trường – xã hội dân sự. Đây là ba trụ cột của phát triển và vì thế người ta cho rằng giải quyết tốt mối quan hệ giữa ba yếu tố này sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia.

  • Mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển Châu Âu – Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam

    Mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển Châu Âu – Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam

    Tác giả: GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn & TS. Bùi Nhật Quang

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản:

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Phát triển xã hội là mong muốn mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang hướng tới. Khi xây dựng chiến lược phát triển tổng thể, quốc gia nào cũng đề cao mục tiêu tiến đến xã hội phồn vinh, đảm bảo đời sống sung túc cho mọi công dân. Điều đó có nghĩa rằng chất lượng của công cuộc phát triển mới chính là nội dung được đề cao hay nói cách khác, vấn đề của các quốc gia chính là tăng trưởng phải đi kèm phát triển, tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, không thể tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào dẫn đến sự huỷ hoại làm suy thoái môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội. Đối với Châu Âu, thế giới đã phải công nhận rằng đây là một châu lục của thành tựu phát triển toàn diện với điển hình tiên tiến là các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) được xếp hạng vào nhóm các quốc gia phát triển có thu nhập cao hàng đầu thế giới. Mặc dù đang là những nước phát triển hàng đầu của thế giới nhưng các quốc gia Châu Âu vẫn đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức để có thể đạt tới thành tựu cao hơn nữa của công cuộc phát triển xã hội. Thời kỳ phát triển hiện đại cho thấy mô hình phát triển xã hội và hệ thống quản lý quá trình phát triển xã hội của các nước phát triển Châu Âu vốn được coi là rất ưu việt trong giai đoạn trước hiện nay lại gặp phải nhiều trở ngại được biết tới như những nghịch lý của quá trình phát triển. Các trường hợp thành công trước đây như mô hình phát triển Bắc Âu, mô hình phát triển của nước Đức, mô hình phát triển của Vương quốc Anh…đã cho thấy khá nhiều nhược điểm cần khắc phục.

  • Các giải pháp phát triển quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới

    Các giải pháp phát triển quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Xu thế toàn cầu hoá và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ và đang tác động nhiều đến việc định hướng chính sách đối ngoại của các nước và khu vực trong đó có Nga và ASEAN. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng vẫn là khu vực năng động nhất thế giới với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và những hợp tác cũng như liên kết mang tính toàn cầu. Khu vực ASEAN đang đóng vai trò trung tâm trong nhiều mối liên kết toàn cầu và đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nước lớn. Những năm đầu thế kỷ XXI, Liên bang Nga ngày càng quan tâm nhiều hơn tới ASEAN nói riêng và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Điều này thể hiện rõ trong chính sách hướng Đông của Liên bang Nga, chính sách này được xây dựng trên nguyên tắc phát triển và củng cố toàn diện các mối quan hệ song phương với các quốc gia, kết hợp với việc tham gia tích cực vào các tổ chức chinh trị và kinh tế đa phương trong khu vực. Đường lối đối ngoại của Nga đối với khu vực này được khẳng định phải tận dụng đối tác hiệu quả của việc kết hợp lợi ích bên trong với bên ngoài nhằm đảm bảo an ninh quốc gia cũng như phát triển nước Nga nói chung và vùng Siberi và Viễn Đông của Nga nói riêng. Mặt khác, vai trò nước lớn của Nga đang trỗi dậy đã khiến các nước ASEAN phải có cách nhìn thực chất hơn. ASEAN vẫn coi Nga là một nhân tố quan trọng cho hoà bình và phát triển trên thế giới và còn nhiều tiềm năng để họ có thể phát triển hợp tác trong tương lai.

  • Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

    Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

    Tác giả: PGS.TS. Đinh Công Tuấn (Chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Hiện nay EU là một khu vực có nền kinh tế tri thức phát triển năng động vào loại bậc nhất thế giới, đạt được sự tăng trưởng bền vững và sự liên kết xã hội ngày càng to lớn. Mô hình kinh tế nhà nước phúc lợi ở các nước EU với mục tiêu nhấn mạnh đến sự phân phối lợi ích kinh tế một cách đầy đủ nhất cho mọi người dân… đã được thế giới đánh giá rất cao. Việc nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội của các nước EU là cần thiết cho việc tham khảo, học hỏi kinh nghiệm xây dựng mô hình an sinh xã hội của một nhóm nước EU có trình độ phát triển cao trên thế giới, từ đó rút ra những bài học cho việc hoạch định hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, tháng 12 năm 2008, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Viện Nghiên cứu Châu Âu đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Sách gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan về hệ thống an sinh xã hội của EU; Chương 2:  Hệ thống an sinh xã hội của một số quốc gia điển hình; Chương 3:  Thành công, hạn chế, xu thế cải cách hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

  • Quan hệ Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI

    Quan hệ Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn (Chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Bước sang thế kỷ XXI khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương  nói chung và ASEAN nói riêng được xây dựng trên nguyên tắc phát triển và củng cố toàn diện các mối quan hệ song phương với các quốc gia, kết hợp với việc tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị và kinh tế đa phương trong khu vực.

  • Điều chỉnh chính sách thương mại của Liên minh Châu Âu trong bối cảnh phát triển mới

    Điều chỉnh chính sách thương mại của Liên minh Châu Âu trong bối cảnh phát triển mới

    Tác giả: TS. Bùi Nhật Quang

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Trong quan hệ kinh tế quốc tế, trao đổi thương mại luôn là lĩnh vực chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu, được tất cả các bên quan tâm tham gia với nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển khác nhau. Việc thực thi các chính sách thương mại quốc tế và khu vực để tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định của hoạt động thương mại quốc tế luôn được các nhà lập chính sách quan tâm, với tình hình hiện nay của xu hướng tự do hóa diễn ra trên toàn cầu thì việc điều chỉnh các chính sách thương mại theo hướng cởi mở hơn đang trở thành điều tất yếu đối với tất cả các quốc gia và khối liên kết khu vực.

  • “Liên Bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI”

    “Liên Bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI”

    Tác giả: TS. Nguyễn An Hà

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga hiện nay được Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta coi là một thành công lớn trên con đường phát triển và hội nhập của Việt Nam. Vì thế chuyến thăm Việt Nam đầu triển của Tổng thống Nga Putin (khi còn đương nhiệm) và Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt tháng 3/2001 đã đặt nền móng cho việc xác lập khuôn khổ hợp tác toàn diện và lâu dài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi giữa hai quốc gia. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, nước Nga ngày càng khẳng định triết lý phát triển của mình là “Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết thống nhất xã hội, xây dựng một nhà nước hùng mạnh, tập trung phát triển kinh tế thị trường, nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, cải thiện vị trí nước Nga trên trường quốc tế”. Đây là một trong những lý do để Việt Nam tìm hiểu và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Nga nhằm thực hiện từng bước đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế để tích cực hội nhập và phát triển mục tiêu kinh tế của Việt Nam.

  •  
     
  •