Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử
Tác giả: PGS.TS. Bùi Thế Cường
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ
Năm xuất bản: 2010
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Cuốn sách do PGS.TS. Bùi Thế Cường chủ biên gồm 5 phần:Phần 1: Nhận thức về nghiên cứu khoa học. Phần này trình bày một số nội dung liên quan đến cách hiểu về khoa học, loại hình nghiên cứu, mối quan hệ giữa lý thuyết và thực nghiệm trong nghiên cứu xã hộiPhần 2: Khái niệm: Từ ý tưởng đến đo lườngPhần 3: Lý thuyết trong nghiên cứuHai phần này giới thiệu một số khái niệm, cách triển khai từ ý tưởng và quan niệm đến đo lường khái niệm, giới thiệu sự tiến triển của một số quan điểm lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu xã hội.Phần 4: Phương pháp lịch sử. Phần này trình bày tổng quan về “Lịch sử của sử học”, xét về mặt phương pháp nghiên cứu, kết hợp với minh hoạ về nghiên cứu lịch sử ở một số nước phát triển có truyền thống khoa học xã hộiPhần 5: Làm việc với dữ liệu và viết báo cáo. Đề cập đến kỹ năng đọc sách, giới thiệu về hai phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu xã hội ( định lượng và định tính), hướng dẫn cách viết báo cáo một công trình khoa học.Cuốn sách được sử dụng làm giáo trình cho một số môn học trong chương trình đào tạo liên ngành khoa học xã hội sau đại học của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ (thuộc Viện KHXH Việt Nam). Nó cũng phản ánh kết quả nghiên cứu và đào tạo của các nhà nghiên cứu và các cộng tác viên của Viện xung quanh chủ đề phương pháp luận nghiên cứu xã hội và lịch sử trong những năm gần đây.
Khoa học xã hội Nam Bộ nhìn về lịch sử, nhìn vào hiện tại, nhìn ra khu vực
Tác giả: PGS. TS. Bùi Thế Cường (chủ biên)
Nhà xuất bản: Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Năm xuất bản: 2009
Mô tả: Cuốn sách “Khoa học xã hội Nam Bộ nhìn về lịch sử, nhìn vào hiện tại, nhìn ra khu vực” phản ánh một phần kết quả nghiên cứu năm 2007 của các nhà nghiên cứu và cộng tác viên của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ và Tạp chí Khoa học xã hội. Nội dung cuốn sách gồm 4 phần. Phần thứ nhất đề cập đến hai mặt của xã hội và con người: nhìn về một phía là những tệ nạn xã hội còn phía kia là những sức mạnh tiềm tàng của con người, của cộng đồng. Bốn bài viết trong phần này giống như những câu chuyện hiện đại về một triết lý cổ xưa của loài người: bánh xe luân hồi trong cuộc đời dài lâu của loài người là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa cái thiện và ác; những tác hại nặng nề do đại dịch HIV/AIDS mang lại; vấn đề bạo lực cũng được đề cập tới như một tệ nạn đáng hổ thẹn trong cộng đồng. Một vấn đề hết sức nóng bỏng trong cuộc sống cũng được đề cập đến đó là cuốn sách đã cho ta thấy được một phần những khó khăn dai dẳng mà phụ nữ nghèo phải đương đầu từ ngày này qua ngày khác để có thể tiếp cận được với hệ thống chăm sóc y tế (mà một bên khuôn mặt – chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế cộng đồng – mang dáng dấp mẹ hiền; nhưng phía kia của khuôn mặt – y tế điều trị cao cấp – sao khó với những thân phận nghèo, bởi nó đòi nhiều tiền quá)…