Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay: một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên)
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Triết học
Năm xuất bản: 2011
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Tư duy và lối sống có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người và qua đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng về tư duy và lối sống, tư duy và lối sống của con người Việt Nam không nằm ngoài đặc điểm đó, nó mang những nét riêng của mình. Nghiên cứu đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam là một vấn đề rất lớn và phức tạp. Cuốn sách tập trung làm rõ các vấn đề lý luận chung về tư duy và lối sống, chỉ ra diện mạo tư duy và lối sống truyền thống của con người Việt Nam, sự biến đổi trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế cũng như phương hướng chung và giải pháp tiếp tục đổi mới tư duy, xây dựng lối sống mới của con người Việt Nam ngày nay.
“Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội”
Tác giả: PGS.TS. Phạm Văn Đức, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn, GS.TS. Trần Văn Đoàn, TS. Ulrich Dornberg (đồng chủ biên)
Năm xuất bản: 2008
Mô tả: Đối với bất kỳ quốc gia nào thì công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội luôn là mục tiêu và là động lực phát triển của chính quốc gia đó. Trong quá trình phát triển của mình Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất coi trọng những vấn đề thuộc các phạm trù này như là chìa khoá của sự phát triển. Xuất phát từ ý nghĩa xã hội trên Viện Triết học (Viện KHXH Việt Nam) và Tổ chức Giáo hội Đức (Misereor) đã cùng nhau biên soạn cuốn sách “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội” do các nhà khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Đức, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn, GS.TS. Trần Văn Đoàn, TS. Ulrich Dornberg đồng chủ biên và được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản vào tháng 12/2008.
“Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững ở Việt Nam và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI”
Tác giả: PGS. TSHK. Lương Việt Hải (chủ biên)
Mô tả: Hơn 3 thập kỷ qua, kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa (1978) và hơn 20 năm từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới (1986), những vấn đề liên quan đến sở hữu và phát triển bền vững của mỗi quốc gia luôn được thực tiễn đặt ra một cách nóng bỏng, những vấn đề như bình đẳng, môi trường, phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội, chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền… đang đòi hỏi chúng ta phải gấp rút có được những câu trả lời xác đáng trước hết về phương diện lý luận. Mặc dù có những điểm khác biệt nhưng Việt Nam và Trung Quốc lại có nhiều điểm tương đồng trên nhiều phương diện, việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nhau luôn có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của mỗi nước. Từ ý nghĩa như vậy và cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc hai nước, Quý IV năm 2008 Viện Triết học (Viện KHXH Việt Nam) và Viện Triết học (Viện KHXH Trung Quốc) đã phối hợp biên soạn cuốn sách “Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững ở Việt Nam và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI” và được Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành rộng rãi vào tháng 10. Đây là ấn phẩm gồm 21 bài viết của các học giả, các nhà nghiên cứu nổi tiếng của hai nước, thu được tại hai hội thảo: “Vấn đề sở hữu: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình đổi mới, cải cách và mở cửa” và “Quan điểm phát triển khoa học và xã hội hài hoà” được diễn ra tại Việt Nam năm 2004 và Trung Quốc năm 2006.
“Hiện đại hoá xã hội vì mục tiêu công bằng ở Việt Nam hiện nay”
Tác giả: PGS.TSKH. Lương Việt Hải
Năm xuất bản:
Người dịch: thuyntm
Mô tả: