-
Đăng ký hộ khấu của đồng bào dân tộc thiểu sổ phía Bắc di cư vào Tây Nguyên từ năm 1995 đến nay.
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2020
Số trang: 186
-
Định hướng chính trị cho sự phát triển của Việt Nam và một số giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2011-2020
Tác giả:
PGS.TS. Phạm Văn Đức (chủ biên)
Năm xuất bản: 2013
Người dịch: Phạm Vĩnh Hà
Mô tả: Định hướng chính trị đối với sự phát triển đất nước luôn là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Đối với Việt Nam, định hướng chính trị cho sự phát triển đất nước là toàn bộ những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là đảng cầm quyền. Trong bối cảnh hiện nay, định hướng chính trị cho sự phát triển của Việt Nam luôn gắn liền với định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới hiện thực hóa từng bước vững chắc mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
-
Văn học Việt Nam hiện đại – sáng tạo và tiếp nhận
Năm xuất bản: 2015
Số trang: 628
Người dịch: Phương Hoa
Mô tả: Cuốn “Văn học Việt Nam hiện đại – sáng tạo và tiếp nhận” là tập sách tiểu luận phê bình thứ hai của tác giả Bích Thu (Viện Văn học)
-
Tác động của vốn xã hội đến nông dân trong quá trình phát triển bền vững nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ (2010-2020) 02/12/2014
Năm xuất bản: 2013
Số trang: 278
Người dịch: phuoc
Mô tả: Trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển những thập niên qua, vốn xã hội được coi là chất kết dính các thành phần xã hội lại với nhau và là môi trường mà trong đó các thể chế có thể tạo nên những liên kết. Có thể nói, vốn xã hội có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước, việc nghiên cứu nó mang lại nhiều gợi ý chính sách cho quá trình phát triển.
-
Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam
Năm xuất bản: 2014
Số trang: 263
Người dịch: phuoc
Mô tả: Cuốn sách là công trình được hình thành dựa trên nội dung luận án tiến sĩ cùng tên và kết quả nghiên cứu của tác giả trong nhiều năm (từ năm 2002 đến nay). Nội dung cuốn sách chủ yếu là miêu thuật chân thực về nghi lễ trong gia đình của người Mảng (dân tộc thiểu số ở Việt Nam) được trình bày trong 5 chương.
-
Văn hóa truyền thống người Thủy ở Tuyên Quang 10/12/2014
Năm xuất bản: 2014
Số trang: 378
Người dịch: phuoc
Mô tả: Cuốn sách là kết quả của đề tài khoa học xã hội và nhân văn “Văn hóa truyền thống của người Thủy ở Tuyên Quang” do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang chủ trì, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Viện trưởng Viện Dân tộc học làm chủ nhiệm đề tài.
-
Báo cáo chuyên môn và sư phạm – Khóa học mùa hè 2014
Năm xuất bản: 2014
Người dịch: phuoc
Mô tả: Báo cáo chuyên môn và sư phạm – Khóa học mùa hè 2014
-
Nghiên cứu khía cạnh tâm lý xã hội của cộng đồng cư dân nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa
Năm xuất bản: 2013
Số trang: 384
Người dịch: phuoc
Mô tả: Đô thị hóa là quá trình tất yếu của tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia; làn sóng đó đã lôi cuốn và tác động trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Những chuyển đổi về văn hóa, xã hội và việc làm... trong quá trình đô thị hóa đã tác động đến đời sống của nông dân Việt Nam nói chung và cộng đồng cư dân nông thôn ven đô nói riêng.
-
Dấu ấn văn hóa Tiền - sơ sử lòng hồ Plei Krông, Kon Tum
Năm xuất bản: 2014
Số trang: 744
Mô tả: Quyển sách Dấu ấn văn hóa Tiền - sơ sử lòng hồ Plei Krông, Kon Tum là kết quả thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ Chỉnh lý, nghiên cứu, bảo quản, phục chế di tích và di vật khảo cổ sau khai quật vùng lòng hồ thủy điện Plei Kroong (Kon Tum) do PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học) làm chủ nhiệm, thực hiện trong 2 năm 2011-2013, nghiệm thu đạt xuất sắc.
-
Xã hội học văn học
Năm xuất bản: 2014
Số trang: 539
Người dịch: phuoc
Mô tả: "Xã hội học văn học” là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam so với các chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và được đề cập đến ở trong nước khoảng hơn mười năm trở lại đây. Trong cuốn sách (gồm 2 phần) này, các tác giả tập trung vào chủ đề khá hẹp là "xã hội học văn học Pháp".
-
Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên tiếp đoàn chuyên gia Hàn Quốc
Tác giả:
Bùi Quang Dũng
Lê Thị Thanh Hương
Năm xuất bản:
Người dịch: Lê văn ba
Mô tả: Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên tiếp đoàn chuyên gia Hàn Quốc
-
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nướ1c Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung năm 2011
Tác giả:
GS.TS. Bế Viết Đẳng
Đỗ Hồng Kỳ
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Thông tin Khoa học xã hội
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học
Năm xuất bản: 2012
Số trang: 3
Người dịch: nga
Mô tả: Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005. Sau gần 7 năm thi hành, Bộ luật Tố tụng dân sự đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự đơn giản, dân chủ, công khai, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
-
“Nghi án mất con”: Kết luận gây tranh cãi của Hội đồng khoa học
Năm xuất bản:
Mô tả: Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005. Sau gần 7 năm thi hành, Bộ luật Tố tụng dân sự đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự đơn giản, dân chủ, công khai, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
-
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bqwqổ sung năm 2011
Năm xuất bản:
Mô tả: ộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005. Sau gần 7 năm thi hành, Bộ luật Tố tụng dân sự đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự đơn giản, dân chủ, công khai, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
-
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung năm 2011
Năm xuất bản: 1214
Số trang: 1232
Mô tả: Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005. Sau gần 7 năm thi hành, Bộ luật Tố tụng dân sự đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự đơn giản, dân chủ, công khai, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Trong những năm qua, thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự cho thấy một số quy định của Bộ luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; một số quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và có những cách hiểu khác nhau; cũng có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; một số quy định chưa đáp ứng được các yêu cầu cam kết quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã tham gia... đòi hỏi cần phải được bổ sung, sửa đổi kịp thời. Vì vậy, ngày 29 tháng 3 năm 2011, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự nhằm tiếp tục từng bước hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật tố tụng dân sự nói chung và Bộ luật Tố tụng dân sự nói riêng; đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
Cuốn sách đã tập trung phân tích, bình luận những vấn đề cơ bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự; so sánh những điểm mới vừa được sửa đổi, bổ sung của Bộ luật so với các quy định trước đây từ đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn các chế định pháp lý mà Bộ luật Tố tụng dân sự đặt ra.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc !
Nguyễn Vũ
-
Kinh tế và chính trị thế giới năm 2011 và triển vọng năm 2012
Tác giả:
PGS. TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn (chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
Năm xuất bản:
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Năm 2011 khép lại với nhiều diễn biến kinh tế và chính trị toàn cầu gây cảm xúc trái chiều. Sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998, khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009, năm 2011 chứng kiến nền kinh tế toàn cầu chật vật đạt mức tăng trưởng thấp hơn dự kiến, lạm phát và thất nghiệp cao nhưng mang tính địa phương, thị trường tài chính ảm đạm, nợ công lan rộng và đặc biệt trầm trọng ở khu vực đồng euro, giá hàng hoá nhiên liệu gia tăng... Tất cả cảnh báo về một tương lai kinh tế năm 2012 không sáng sủa do quá nhiều mâu thuẫn phức tạp và nhiều điểm nóng bất trắc về kinh tế - xã hội.
-
Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản nội dung và lộ trình
Tác giả:
Trần Quang Minh
Phạm Quý Long (đồng chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Năm xuất bản:
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kể từ sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2006, hai bên đã nhất trí xây dựng quan hệ giữa hai nước theo mục tiêu “Hướng tới đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp theo đó, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda vào tháng 11 năm 2007, hai bên đã ký tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” điều đó đã cho thấy chủ trương của các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước đã rất rõ ràng. Song vấn đề đặt ra là cần làm gì để hai bên trở thành đối tác chiến lược, đây là câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cũng như giới học giả của hai nước. Do đó trong hai ngày 2-3/11/2010 được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Xây dựng đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản: Nội dung và lộ trình”. Đây cũng là tiêu đề cuốn sách (kỷ yếu hội thảo), cuốn sách tập hợp 20 bài tham luận do học giả của hai nước trình bày về những nội dung của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và những bước đi cụ thể nhằm thực hiện những nội dung này trên cơ sở đánh giá những thành tựu của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong hơn 3 thập kỷ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… những vấn đề còn tồn tại và những giải pháp khắc phục.
-
Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Tác giả:
TS. Trương Duy Hòa (Chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
Năm xuất bản:
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nước nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á lục địa, có biên giới tiếp giáp với năm nước: Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc và Việt Nam, với chiều dài đường biên khoảng 5.180km. Đây là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển.
-
Kinh tế và chính trị thế giới đến năm 2020
Tác giả:
Lưu Ngọc Trịnh (Chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
Năm xuất bản:
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 1/2011 đã chỉ ra rằng việc tổng kết thực tiễn, lý luận và đường lối đã thực hiện cũng như việc đề ra và triển khai thực hiện các đường lối, chính sách cho giai đoạn tới sẽ không thể chính xác được nếu như chúng ta không hiểu chúng ta đang sống trong một thế giới như thế nào, nó đang và sẽ tiến triển ra sao, các nước trong khu vực chịu tác động như thế nào, có vai trò và ứng phó ra sao trong thế giới đó. Chính vì thế tác giả cuốn sách đã cho rằng việc nghiên cứu “Kinh tế và chính trị thế giới đến năm 2020” là một nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm cung cấp cho Đảng và Nhà nước cũng như người dân nói chung những nhận thức sát thực về thế giới ngày nay.
-
Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam
Tác giả:
Nguyễn Bình Giang (Chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
Năm xuất bản:
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Trong quá trình phát triển đất nước nhiều hoạt động kinh tế gây ra những vấn đề về xã hội. Rồi đến lượt các vấn đề xã hội đó lại làm nảy sinh những hệ quả về mặt chính trị. Trong khi những hoạt động kinh tế có thể điều chỉnh khi phát hiện thấy sự bất hợp lý, thì các vấn đề xã hội lại không dễ gì khắc phục. Các hệ quả về mặt chính trị của chúng lại càng khó giải quyết. Vì vậy, sớm phát hiện các hệ quả xã hội của các hoạt động kinh tế để kịp thời điều chỉnh các hoạt động đó là cần thiết. Phát triển khu công nghiệp là một trong các hoạt động kinh tế làm nảy sinh những hệ quả xã hội cả tích cực lẫn tiêu cực.
Tác động xã hội vùng của một khu công nghiệp chính là các tác động trực tiếp và gián tiếp tới cuộc sống của những người dân ở các địa phương lân cận khu công nghiệp đó. Một khu công nghiệp có rất nhiều tác động xã hội vùng, chẳng hạn, tác động tới việc làm và nghề nghiệp; thu nhập và mức sống; cơ hội tiêu dùng và dịch vụ công cộng; đô thị hóa và cơ sở hạ tầng; tác động về mặt nhân khẩu học; tác động về môi trường và sức khỏe; tác động tới trật tự an toàn xã hội; tác động tới văn hóa và giá trị truyền thống....
Cuốn sách là kết quả của nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu khoa học theo Nghị định thư “Khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam: Những tác động xã hội vùng” do Viện Kinh tế và Chính trị thế giới thực hiện trong hai năm 2010 và 2011. Cuốn sách tập trung vào phát hiện, đánh giá và phân tích các tác động xã hội vùng của việc phát triển khu công nghiệp tới cộng đồng dân dân cư ở các địa phương xung quanh khu công nghiệp. Đồng thời giới thiệu một số kinh nghiệm của các nước Đông Á về tác động xã hội vùng của khu công nghiệp.
Nội dung được trình bày trong 3 chương. Chương 1 - Sự phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam - khái quát lịch sử phát triển, đặc trưng của các khu công nghiệp ở Việt Nam.Chương 2 - Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam - trình bày các kết quả nghiên cứu về các tác động xã hội vùng ở Việt Nam.