• Kinh tế - xã hội vùng nông thôn huyện Gia Lâm – Hà Nội trên tiến trình đổi mới

    Kinh tế - xã hội vùng nông thôn huyện Gia Lâm – Hà Nội trên tiến trình đổi mới

    Tác giả: TS. Trần Thị Tường Vân

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Sử học

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Gia Lâm là một huyện lớn của ngoại thành Hà Nội, mặc dù là huyện có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh nhưng khu vực nông thôn vẫn chiếm phần lớn đất đai của Gia Lâm và dân cư chủ yếu vẫn sống bằng nghề nông. Cũng như nông thôn cả nước, từ đầu những năm 80, nhất là từ những năm cuối thế kỷ XX, vùng nông thôn Gia Lâm đã có dấu hiệu của sắc thái mới. Đến nay, nông thôn Gia Lâm đã thực sự bước vào một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu xây dựng nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững với một xã hội ổn định, giàu đẹp, tiến bộ, văn minh, hiện đại.

  • Biên niên sử thế giới - từ Tiền sử đến Hiện đại

    Biên niên sử thế giới - từ Tiền sử đến Hiện đại

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Dân

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Tri thức, Viện Thông tin Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Biên niên sử là một cuốn sách cần thiết, cùng với những cuốn sách tra cứu khác, góp phần làm phong phú thêm hệ thống sách tra cứu. “Biên niên sử thế giới - từ Tiền sử đến Hiện đại” có thể coi là công trình đầu tiên ở Việt Nam tập hợp hầu hết các sự kiện chính của lịch sử thế giới từ Tiền sử đến nay. Sách do PGS.TS. Nguyễn Văn Dân  biên soạn.      Các giai đoạn lịch sử được phân chia: thời Tiền sử (từ năm 4500 đến năm 3500 trước Công nguyên), thời Thượng cổ (từ năm 3500 đến năm 801 trước Công nguyên), thời Cổ đại (từ năm 800 trước Công nguyên đến năm 476), thời Trung đại (từ  477 đến 1453); thời Phục hưng và Cải cách (1454-1594), thời đại Barôc (1595-1714); thời đại Ánh sáng (1715-1788), thời đại Cách mạng tư sản (1789-1870), thời Cận đại (1871-1913), thời Hiện đại (từ 1914 đến nay).

  • Lý luận - phê bình văn học: Thực trạng và khuynh hướng

    Lý luận - phê bình văn học: Thực trạng và khuynh hướng

    Tác giả: GS. Nguyễn Văn Hạnh

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Cuốn sách là tập hợp gồm 15 bài viết của tác giả từ năm 1998 đến nay. Đây là những tiểu luận tập trung vào một chủ đề nên tạo được tính hệ thống cho cuốn sách. Nội dung gồm những bài viết về một số vấn đề lý luận văn học cơ bản đồng thời có ý nghĩa thời sự trong giai đoạn hiện nay: bản chất và ý nghĩa của văn học, mối quan hệ giữa văn hóa - văn học, tự do tư tưởng và tự do sáng tác... Tiếp đó là những suy nghĩ về vai trò, nhiệm vụ của lý luận và phê bình văn học; về yêu cầu đặt ra cho người làm công tác lý luận – phê bình trên bình diện xã hội và trong phạm vi nghề nghiệp.

  • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXI

    Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXI

    Tác giả: TS. Phạm Quý Long (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Khu vực Đông Bắc Á hiện nay đang ngày càng chứng tỏ là một khu vực nhạy cảm về chính trị và năng động về kinh tế, đặc biệt, một số nền kinh tế trong khu vực này đang có vai trò và ảnh hưởng rất rõ rệt đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong xu thế hòa dịu về chính trị, giảm thiểu đối đầu quân sự, gia tăng hội nhập và liên kết kinh tế giữa các quốc gia, kể cả nội vùng và ngoại vùng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ắt cũng sẽ nằm trong vòng ảnh hưởng của xu thế đó, dù rằng mức độ ảnh hưởng có thể được người ta nhận biết trên nhiều mức độ khác nhau.

  • Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản & bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam

    Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản & bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam

    Tác giả: TS. Phạm Quý Long

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Ngày nay Nhật Bản vẫn là một cường quốc về kinh tế và đứng hàng thứ hai trên thế giới về quy mô và trình độ phát triển chỉ sau Hoa Kỳ. Trong nhiều kết quả nghiên cứu có được về nền kinh tế Nhật Bản đã chứng minh rằng một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên sự thành công về kinh tế của Nhật Bản là nhờ có mô hình quản lý nguồn nhân lực độc đáo ở trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Mô hình quản lý này đã phát huy được các tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Một doanh nghiệp có thể phát triển hay không cũng sẽ phụ thuộc vào khâu tổ chức quản lý các nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực con người và phương thức làm ăn mà nó áp dụng. Thực tiễn của Nhật Bản đã chứng minh cho sự thành công của mô hình quản lý này, chí ít ra trong suốt thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao độ.

  • Phát triển nông thôn bền vững: những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới

    Phát triển nông thôn bền vững: những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới

    Tác giả: TS. Trần Ngọc Ngoạn (Chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Trong hơn hai thập kỷ qua con người đã bắt đầu nhận ra rằng không thể có được một  xã hội hay một nền kinh tế lành mạnh trong một thế giới có quá nhiều sự nghèo đói và suy thoái môi trường. Nạn đói đã là mối đe dọa thường xuyên đối với nhiều người, và khả năng lâu dài của Trái Đất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và các sản phẩm nông nghiệp khác lại không lấy gì làm chắc chắn. Năng suất ở các vùng sản xuất lương thực lớn đang bị giảm đi, trong khi nhu cầu lương thực, thực phẩm và nhiên liệu lại ngày càng tăng lên. Tình trạng xói mòn đất, nhiễm mặn, úng ngập và mất độ màu mỡ của đất đang tăng lên ở các nước.

  • Quan hệ Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI

    Quan hệ Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn (Chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Bước sang thế kỷ XXI khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương  nói chung và ASEAN nói riêng được xây dựng trên nguyên tắc phát triển và củng cố toàn diện các mối quan hệ song phương với các quốc gia, kết hợp với việc tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị và kinh tế đa phương trong khu vực.

  • Điều chỉnh chính sách thương mại của Liên minh Châu Âu trong bối cảnh phát triển mới

    Điều chỉnh chính sách thương mại của Liên minh Châu Âu trong bối cảnh phát triển mới

    Tác giả: TS. Bùi Nhật Quang

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Châu Âu

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Trong quan hệ kinh tế quốc tế, trao đổi thương mại luôn là lĩnh vực chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu, được tất cả các bên quan tâm tham gia với nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển khác nhau. Việc thực thi các chính sách thương mại quốc tế và khu vực để tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định của hoạt động thương mại quốc tế luôn được các nhà lập chính sách quan tâm, với tình hình hiện nay của xu hướng tự do hóa diễn ra trên toàn cầu thì việc điều chỉnh các chính sách thương mại theo hướng cởi mở hơn đang trở thành điều tất yếu đối với tất cả các quốc gia và khối liên kết khu vực.

  • “Lịch sử Đạo Phật Việt Nam”

    “Lịch sử Đạo Phật Việt Nam”

    Tác giả: GS. Nguyễn Duy Hinh

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Nhà xuất bản Tôn giáo Viện Nghiên cứu Tôn Giáo

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Để giúp các độc giả có thêm vốn hiểu biết về Phật giáo Việt Nam, quý I năm 2009, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Nhà xuất bản Tôn giáo và Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm “Lịch sử Đạo Phật Việt Nam” của PGS. Nguyễn Duy Hinh. Cuốn sách được biên soạn theo đơn đặt hàng của Chương trình KX 04-06 nhằm cung cấp cơ sở tư liệu cho những người muốn tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam.        Phật giáo Việt Nam là Phật giáo dân gian mang nặng lòng mẹ, lòng từ bi của truyền thống dân tộc, đã thấm sâu vào văn hóa nghệ thuật tâm tư tình cảm người Việt, đã Việt hóa. Không nên coi Phật giáo Việt Nam là mô hình Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa dù đều có chịu ảnh hưởng của các tông phái đó. PGS. Nguyễn Duy Hinh đã cố gắng giới thiệu một số bộ kinh thông dụng ở nước ta như kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cương, kinh Hoa Nghiêm, kinh Bát Nhã ba la mật đa tâm kinh… để người đọc phổ thông có thể hiểu được nội dung hành trạng các nhà sư.

  • Tư tưởng Thần đạo và xã hội Nhật Bản cận - hiện đại

    Tư tưởng Thần đạo và xã hội Nhật Bản cận - hiện đại

    Tác giả: Phạm Hồng Thái

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông Á, có nhiều điểm tương đồng về văn hoá và lịch sử. Từ thời cổ đại, cả Việt Nam và Nhật Bản đều tiếp nhận ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, cùng tiếp thu chữ Hán làm văn tự chính thống và áp dụng những nguyên tắc của học thuyết Nho giáo, Phật giáo để xây dựng nền giáo dục, bồi dưỡng nhân tài và tổ chức bộ máy quản lý xã hội.

  • Khoa học xã hội Nam Bộ nhìn về lịch sử, nhìn vào hiện tại, nhìn ra khu vực

    Khoa học xã hội Nam Bộ nhìn về lịch sử, nhìn vào hiện tại, nhìn ra khu vực

    Tác giả: PGS. TS. Bùi Thế Cường (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Cuốn sách “Khoa học xã hội Nam Bộ nhìn về lịch sử, nhìn vào hiện tại, nhìn ra khu vực” phản ánh một phần kết quả nghiên cứu năm 2007 của các nhà nghiên cứu và cộng tác viên của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ và Tạp chí Khoa học xã hội. Nội dung cuốn sách gồm 4 phần.       Phần thứ nhất đề cập đến hai mặt của xã hội và con người: nhìn về một  phía là những tệ nạn xã hội còn phía kia là những sức mạnh tiềm tàng của con người, của cộng đồng. Bốn bài viết trong phần này giống như những câu chuyện hiện đại về một triết lý cổ xưa của loài người: bánh xe luân hồi trong cuộc đời dài lâu của loài người là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa cái thiện và ác; những tác hại nặng nề do đại dịch HIV/AIDS mang lại; vấn đề bạo lực cũng được đề cập tới như một tệ nạn đáng hổ thẹn trong cộng đồng. Một vấn đề hết sức nóng bỏng trong cuộc sống cũng được đề cập đến đó là cuốn sách đã cho ta thấy được một phần những khó khăn dai dẳng mà phụ nữ nghèo phải đương đầu từ ngày này qua ngày khác để có thể tiếp cận được với hệ thống chăm sóc y tế (mà một bên khuôn mặt – chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế cộng đồng – mang dáng dấp mẹ hiền; nhưng phía kia của khuôn mặt – y tế điều trị cao cấp – sao khó với những thân phận nghèo, bởi nó đòi nhiều tiền quá)…

  • “Cơ sở xã hội nhân văn trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam”

    “Cơ sở xã hội nhân văn trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam”

    Tác giả: PGS.TS. Hà Huy Thành, PGS.TS. Lê Cao Đoàn (đồng chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường ngày một nóng dần lên và với những năm đầu của thế kỷ XXI đã trở thành vấn đề bức xúc: cạn kiệt tài nguyên và biến đổi môi trường đã trở thành những đại nạn uy hiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại, tầng ozon bị thủng, hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ tăng làm băng tan, nước biển dâng nhấn chìm nhiều vùng đất xuống biển; những chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường cũng như các chứng bệnh nan y ngày một gia tăng đang dẫn nhân loại vào một quá trình huỷ diệt ảm đạm. Thực sự thì nhân loại trong khi bằng các cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất, trong kết cấu kinh tế-xã hội, đã đẩy xã hội vượt qua hết làn sóng văn minh này sang làn sóng văn minh khác và tạo ra những sức sản xuất mạnh mẽ, đã khiến cho con người nghĩ rằng mình đang trong quá trình ngự trị thiên nhiên, thống trị thế giới. Nhưng đồng thời, trong quá trình đó, con người ở những mức độ nhất định, đã phá huỷ đi những nền tảng, khung cảnh và môi trường cần thiết cho sự sống và sự phát triển của mình.

  • “Mối quan hệ văn hóa thời tiền sử giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc”

    “Mối quan hệ văn hóa thời tiền sử giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc”

    Tác giả: TS. Trình Năng Chung

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Khảo cổ học

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Trong di sản văn hóa của người xưa để lại, chúng ta chỉ còn những mảnh vụn, không đầy đủ để phác dựng lại những mối dây liên hệ tự nhiên. Nghiên cứu mối quan hệ văn hóa thời tiền sử giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc giúp ta thấy rõ những cơ sở vật chất, văn hóa và xã hội của hai vùng, tạo dựng nên một khu vực chung hình thành khối tộc người Bách Việt. Cuốn sách “Mối quan hệ văn hóa thời tiền sử giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc” được hình thành sau nhiều năm thu thập tư liệu, nghiên cứu và trực tiếp là dựa trên kết quả triển khai đề tài cấp Bộ cùng tên do TS. Trình Năng Chung làm chủ nhiệm. Sách dày 382 trang, cùng 64 trang ảnh và bản vẽ minh hoạ do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành.       Tác giả đã  tổng hợp, thu thập đến mức tối đa những tư liệu hiện có về những phát hiện và nghiên cứu từ trước đến nay về các nền văn hoá thời tiền sử (đá cũ và đá mới) ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Trên cơ sở tư liệu đó, thử phác hoạ những bước phát triển chính cùng những tương đồng và khác biệt giữa các vùng trong thời tiền sử; góp phần tìm hiểu khuynh hướng phát triển chung cũng như tính phức tạp, chồng chéo đa chiều trong mối giao lưu văn hoá của các cộng đồng cư dân cổ ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc.

  • Một số vấn đề cơ bản về Hợp tác Asean + 3

    Một số vấn đề cơ bản về Hợp tác Asean + 3

    Tác giả: Nguyễn Thu Mỹ (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Mười năm trước đây, ngày 14/12/1997, tại Kuala Lumpur, các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN đã tiến hành cuộc gặp đầu tiên với cả ba nhà lãnh đạo của 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sau cuộc gặp trên, họ đã tiến hành họp thượng đỉnh riêng với từng đối tác và sau đó Hợp tác ASEAN + 3 chính thức được thành lập.      Trong những năm qua, thông qua các cơ chế hợp tác ngày càng nhiều về số lượng và hình thức, hợp tác ASEAN + 3 đã được triển khai trên tất cả các lĩnh vực và đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào tiến trình này ngay từ đầu và trở thành 1 trong 13 thành viên sáng lập của Hợp tác ASEAN + 3. Sau 10 năm tham gia vào tiến trình hợp tác này nước ta đã có những đóng góp đáng kể và cũng đã thu được nhiều lợi ích quan trọng, vị thế của Việt Nam cũng vì thế được nâng cao hơn bao giờ hết. Điều này đã và đang làm gia tăng giá trị địa - chiến lược của Việt Nam và tạo điều kiện cho nước ta nâng cao sức mạnh của mình trong các thương thảo song phương và đa phương với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. Để góp phần thúc đẩy sự  phát triển của Hợp tác ASEAN + 3, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, GS.TS. Đỗ Hoài Nam đã giao cho Viện Nghiên cứu Đông Nam Á chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học “Một số vấn đề cơ bản về Hợp tác ASEAN + 3”, những kết quả của đề tài khoa học này đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội in thành sách và phát hành vào tháng 12/2008, do PGS.TS. Nguyễn Thu Mỹ chủ biên). Nội dung cuốn sách gồm 4 chương:

  • Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nội dung và lộ trình

    Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nội dung và lộ trình

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: AEC được hình dung là một "thị trường chung", trong đó có "4 quyền tự do": hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có tay nghề. Nếu trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), mức thuế quan được giảm từ 0% đến 5% đối với ASEAN-6 (năm 2006) và với ASEAN-4 (năm 2010), đồng thời các thủ tục phi thuế quan được đơn giản hóa, luồng hàng hóa giao dịch được tăng lên, thương mại nội bộ khối được cải thiện và đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng trên cục diện toàn khu vực, thì AEC lại hướng tới một thị trường chung với 4 đặc thù trên. Trong khuôn khổ liên kết kinh tế rộng hơn, các nhà lãnh đạo ASEAN kỳ vọng AEC sẽ hội tụ những biện pháp nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại, cải thiện hạ tầng kinh doanh, giảm chi phí giao dịch thương mại, tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư của ASEAN, củng cố hệ thống giải quyết tranh chấp nội bộ khối. Nếu AEC trở thành hiện thực, ASEAN sẽ bước vào ngưỡng hội nhập thứ ba nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của liên minh kinh tế đầu tiên ở khu vực Châu Á trong tương lai. Khi đó, sẽ tồn tại một khu vực kinh tế ASEAN cạnh tranh, thịnh vượng và ổn định, ở đó có sự dịch chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, dịch chuyển tự do hơn cho các dòng vốn, phát triển kinh tế công bằng và giảm đói nghèo cũng như bất bình đẳng kinh tế - xã hội.

  • “Tâm lý học với văn hoá ứng xử”

    “Tâm lý học với văn hoá ứng xử”

    Tác giả: GS.TS. Đỗ Long

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin Viện Tâm lý học

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Bàn về mối quan hệ qua lại giữa tâm lý học và văn hoá học trong đó có văn hoá ứng xử, tác giả không đi sâu phân tích nhiều khía cạnh, mà chỉ giới hạn ở chỗ tìm hiểu và phân tích một số vấn đề như bản năng và văn hoá, quan hệ giữa con người và văn hoá, nhân cách nhìn từ phương diện tâm lý học và văn hoá học, xây dựng môi trường văn hoá, văn hoá ứng xử…

  • “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội”

    “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội”

    Tác giả: PGS.TS. Phạm Văn Đức, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn, GS.TS. Trần Văn Đoàn, TS. Ulrich Dornberg (đồng chủ biên)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Triết học

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Đối với bất kỳ quốc gia nào thì công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội luôn là mục tiêu và là động lực phát triển của chính quốc gia đó. Trong quá trình phát triển của mình Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất coi trọng những vấn đề thuộc các phạm trù này như là chìa khoá của sự phát triển. Xuất phát từ ý nghĩa xã hội trên Viện Triết học (Viện KHXH Việt Nam) và Tổ chức Giáo hội Đức (Misereor) đã cùng nhau biên soạn cuốn sách “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội” do các nhà khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Đức, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn, GS.TS. Trần Văn Đoàn, TS. Ulrich Dornberg đồng chủ biên và được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản vào tháng 12/2008.

  • “Đặc sắc Trung Hoa”

    “Đặc sắc Trung Hoa”

    Tác giả: PGS.Văn Trọng

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn học

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Viện Nghiên cứu Trung Quốc (1993 - 2008) và để mừng tác giả Văn Trọng thượng thọ bát tuần, mừng ông được nhận phần thưởng cao quý do Nhà nước trao tặng (Huân chương Độc lập hạng Ba), Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã chọn một số bài ông đã viết về Trung Quốc và xuất bản thành sách mang tên “Đặc sắc Trung Hoa”.

  • “Kinh tế, chính trị thế giới năm 2008 và triển vọng năm 2009”

    “Kinh tế, chính trị thế giới năm 2008 và triển vọng năm 2009”

    Tác giả: PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh (chủ biên)

    Nhà xuất bản: Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: “Kinh tế, chính trị thế giới năm 2008 và triển vọng năm 2009” là nhiệm vụ do Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam giao cho Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới thực hiện với mục tiêu: Cung cấp các thông tin đã được phân tích chuyên sâu về kinh tế và chính trị thế giới năm 2008 -2009, trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam. Với mục tiêu đó, cuốn sách đã tập trung nghiên cứu và phân tích những vấn đề như: Tìm hiểu đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản và nổi bật của nền kinh tế và chính trị thế giới năm 2008; Dự báo tình hình kinh tế và chính trị thế giới (tập trung vào xu hướng và những vấn đề chủ yếu trong năm 2009); Đánh giá những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam nhìn từ khía cạnh kinh tế và chính trị. Qua đó đưa ra một số kiến nghị về đối sách kinh tế cho Việt Nam. Cuốn sách gồm 5 chương:

  • “Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam”

    “Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam”

    Tác giả: GS.VS. Nguyễn Duy quý

    Nhà xuất bản: Viện Khoa học xã hội Việt Nam Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2009

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Tư duy là một khả năng kỳ diệu, góp phần tạo ra trong đời sống con người hình ảnh của toàn bộ thế giới với những chuẩn mực sống và các hệ giá trị phong phú, phức tạp. Trong hoạt động thực tiễn của mình, bằng tư duy con người đã nhận biết được thế giới từ đơn giản đến phức tạp, từ phiến diện đến toàn diện, từ không đầy đủ đến đầy đủ hơn…Đổi mới tư duy ở nước ta là bắt nguồn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, cùng với những biến đổi sâu sắc diễn ra trong tình hình thế giới đòi hỏi chúng ta phải nghiêm khắc nhìn lại hệ thống tư duy - những vấn đề về quan hệ giữa tư duy và đời sống. Đổi mới tư duy là một cơ hội để tìm hiểu sâu hơn bản chất và trình độ tư duy của chúng ta phát triển đến đâu? Nó có đáp ứng được yêu cầu mới của thực tiễn không? Nó có cần phải thay đổi hay không và thay đổi như thế nào.

  •  
     
  •