• “Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh”

    “Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh”

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Như Phát Ths. Nguyễn Ngọc Sơn

    Nhà xuất bản: Viện Nhà nước và Pháp luật Nhà Xuất bản Tư pháp

    Năm xuất bản:

    Người dịch: admin

    Mô tả: Sách dày 326 trang, khổ 14,5x20,5cm; gồm 5 phần. Phần I: Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Phần II: Các quy định về xác định thị trường liên quan, xác định vị trí thống trị, vị trí độc quyền của doanh nghiệp. Phần III: Các quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh. Phần IV: Các quy định về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Phần V: Phương hướng đổi mới và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới.

  • “Những vấn đề về kinh tế Việt Nam”

    “Những vấn đề về kinh tế Việt Nam”

    Tác giả: Viện Kinh tế Việt Nam

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2005

    Người dịch: admin

    Mô tả: Theo năm tháng, hoàn toàn có thể nói rằng, cách tốt nhất để nhận diện khuôn mặt khoa học của Viện Kinh tế học - Viện kinh tế Việt Nam, đọc thấy lịch sử trưởng thành suốt 45 năm qua, chính là lật giở các trang viết của Tạp chí Nghiên cứu kinh tế - nơi tụ hội trí tuệ của giới nghiên cứu khoa học kinh tế Việt Nam, ấn phẩm ghi nhận một các trung thực và đáng tin cậy lịch sử phát triển của môn khoa học kinh tế ở Việt Nam.

  • “Chiều hướng cải cách và phát triển của APEC - Những ý tưởng mới xây dựng Kế hoạch Hành động Hà Nội và thực hiện Lộ trình Busan”

    “Chiều hướng cải cách và phát triển của APEC - Những ý tưởng mới xây dựng Kế hoạch Hành động Hà Nội và thực hiện Lộ trình Busan”

    Tác giả: Viện Khoa học xã hội Việt Nam

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Những bài viết trong cuốn sách là kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đứng đầu các tổ chức và trung tâm nghiên cứu về APEC đến từ các thành viên APEC tham gia Hội thảo. Sách dày 284 trang, khổ 14,5x20,5cm; chia làm 4 phần. Phần 1: Chiều hướng cải cách và phát triển của APEC. Với các tham luận: “Các lựa chọn cho quá trình cải cách APEC” của GS. Neantro Saavedra-Rivano, Nhật Bản; “Các xu hướng vận động của APEC trong bối cảnh chủ nghĩa khu vực mới” – TS. Hadi Soesastro, Inđônêxia.

  • “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới – Thực trạng và những vấn đề”

    “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới – Thực trạng và những vấn đề”

    Tác giả: TS. Đinh Thị Thơm

    Nhà xuất bản: Viện Thông tin Khoa học xã hội Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Sách dày 271 trang, khổ 14,5x20,5cm (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2006) gồm 11 phần: Phần 1: Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập niên đổi mới. Đề cập đến sự tiến triển của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, những khó khăn cần tháo gỡ và một số giải pháp.

  • “Hoàng thành Thăng Long”

    “Hoàng thành Thăng Long”

    Tác giả: PGS.TS. Tống Trung Tín

    Nhà xuất bản: Viện Khảo cổ học

    Năm xuất bản:

    Người dịch: admin

    Mô tả: Đây là cuốn sách song ngữ Việt – Anh, dày 208 trang, khổ 23x28,5cm, do PGS.TS. Tống Trung Tín làm chủ biên. Là công trình tổng hợp gần đầy đủ về khảo cổ học Thăng Long trong thời gian qua. Những phát lộ của khảo cổ học dưới lòng đất Thăng Long từ những năm 1998, đặc biệt là các năm 2002-2003 đã đem lại một khối lượng di tích, di vật vô cùng phong phú và quý giá. Các bí mật được lưu giữ trong lòng đất hàng nghìn năm nay đang dần được hé mở và hiện diện ngày một rõ nét qua những khám phá của các nhà khảo cổ học.

  • “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan”

    “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan”

    Tác giả: TS. Nguyễn Đình Liêm

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Trung Quốc Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Sau khi Quốc dân đảng thất bại trong cuộc nội chiến ở Lục địa rút ra Đài Loan, chính quyền Tưởng Giới Thạch đã lựa chọn chiến lược phát triển hòn đảo nhỏ bé này trước hết bằng nông nghiệp, lấy phát triển nông nghiệp làm khâu “đột phá”, sau đó dùng thặng dư tích luỹ được trong nông nghiệp để phát triển công nghiệp. Có thể nói đó là nghịch lý đối với một lãnh thổ mà diện tích để phát triển được nông nghiệp rất nhỏ bé. Vậy mà, Đài Loan đã làm được và đã thành công. Năm 2006 Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn sách “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan”, tác giả Nguyễn Đình Liêm, Viện Nghiên cứu Trung Quốc. Sách dày 359 trang, khổ 14,5x20,5cm được hoàn thành trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện luận án tiến sĩ của tác giả. Luận án được giải 3 giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật dành cho các luận án tiến sĩ bảo vệ xuất sắc do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng.

  • “Gốm sành nâu ở Phù Lãng”

    “Gốm sành nâu ở Phù Lãng”

    Tác giả: TS. Trương Minh Hằng

    Nhà xuất bản: Viện nghiên cứu Văn hóa Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Tháng 3 năm 2007, Viện nghiên cứu Văn hoá cùng Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho ra mắt bạn đọc cuốn “Gốm sành nâu ở Phù Lãng” của TS. Trương Minh Hằng, sách dày 359 trang, khổ 14,5x20,5cm, gồm 3 chương. Chương 1: Giới thiệu chung về gốm sành nâu. Những phát hiện gần đây nhất của giới khảo cổ học cho biết, có nhiều khả năng là nghề gốm ở Phù Lãng xuất hiện từ thời Trần. Cùng với Bát Tràng và Thổ Hà, Phù Lãng là một trong ba làng gốm nổi danh ở xứ Bắc ngày xưa, cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị trường Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong các làng sành nâu ở đồng bằng Bắc Bộ, có lẽ duy nhất chỉ có Phù Lãng sản xuất sành nâu có men.

  • “Âm vị học & tuyến tính - Suy nghĩ về các định đề của âm vị học đương đại”

    “Âm vị học & tuyến tính - Suy nghĩ về các định đề của âm vị học đương đại”

    Tác giả: GS. Cao Xuân Hạo

    Nhà xuất bản: NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Tác giả là một nhà ngôn ngữ học Việt Nam chưa từng sống ở Pháp, nhưng đã viết cuốn sách này bằng một thứ Pháp văn tuyệt hảo. Theo lời đề nghị của Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tác giả đã dịch cuốn sách ra tiếng Việt để sinh viên và các bạn đồng nghiệp (nhất là các bạn không biết tiếng Pháp) dùng làm tư liệu. Cuốn sách gồm 6 chương và 2 phụ lục. Chương 1: Dẫn luận. Chương 2: Nguyên lý “tuyến tính của năng biểu” trong âm vị học. Chương 3: Phân đoạn tuyến tính và thủ pháp phân tích âm vị học. Chương 4: Những xu hướng và hoài bão chống âm đoạn luận. Chương 5: Vì một lý thuyết âm vị học đại cương đích thực. Phụ lục I: Tác giả trích ra một số dư luận từ báo chí nước ngoài. Phụ lục II: Nêu một số cứ liệu ngữ âm học thực nghiệm về những tổ hợp âm tiết cho thấy sự đối lập giữa thuỷ âm (phụ âm nổ ra) và chung âm (phụ âm khép vào).

  • “Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978 – 2003”

    “Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978 – 2003”

    Tác giả: TS. Nguyễn Văn Căn

    Nhà xuất bản: NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Sách dày 391 trang, khổ 14,5x20,5cm (NXB KHXH, 2007) gồm 3 chương, chương 1: Khái quát tình hình giáo dục ở Cộng hoà nhân dân (CHND) Trung Hoa trước năm 1978: Cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế, quốc phòng, Trung Quốc cũng bắt đầu xây dựng một nền giáo dục mới của nước CHND Trung Hoa.  Chương 2: Giáo dục ở CHND Trung Hoa giai đoạn đầu cải cách mở cửa (1978 - 1992): Ở đây tác giả tập trung vào các vấn đề về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khi Trung Quốc mới bước vào cải cách mở cửa; Khái quát hệ thống giáo dục; Khắc phục hậu quả giáo dục sau “Cách mạng văn hoá” (1978 - 1985); Và giai đoạn phát triển giáo dục (1986 - 1992). Chương 3: Giáo dục ở CHND Trung Hoa giai đoạn xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN (1993 - 2003): Phản ánh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế giới và Trung Quốc những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX; Đẩy mạnh cải cách giáo dục trong những năm đầu xây dựng kinh tế thị trường XHCN đặc sắc Trung Quốc (1993 – 1997); Từng bước hoàn thiện thể chế giáo dục trong những năm thực hiện chiến lược “khoa giáo hưng quốc” 1998 – 2003; Một vài nhận xét về cải cách giáo dục ở Trung Quốc.

  • “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á”

    “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á”

    Tác giả: PGS.TS. Ngô Xuân Bình

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Cuốn sách “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình làm chủ biên, dày 287 trang, khổ 14,5x20,5cm, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2007 tập trung vào 3 phần chính. Phần I đề cập đến bối cảnh quốc tế và khu vực như toàn cầu hoá, khu vực hoá và tác động của các đối tác lớn là EU, Mỹ, ASEAN tới viễn cảnh phát triển kinh tế Đông Bắc Á. Phần II: Những xu hướng phát triển chủ yếu bao gồm việc hướng tới hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Đông Bắc Á - bắt đầu bằng một FTA Nhật Bản – Hàn Quốc, FTA ba bên Trung - Nhật – Hàn (FTACJK); hình thành mạng sản xuất ở Đông Bắc Á, phát triển kinh tế tri thức ở Đông Bắc Á và gia tăng vai trò của nền kinh tế Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc Á. Phần III trình bày  những tác động tới Việt Nam. Trên thực tế Việt Nam tuy không phải là một thành viên của khu vực kinh tế Đông Bắc Á, song khuynh hướng phát triển kinh tế của khu vực này cũng sẽ tạo ra sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau tới nền kinh tế Việt Nam. Điều này được nhận diện qua khía cạnh tạo lập môi trường tốt hơn nhằm thúc đẩy phối hợp chính sách hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nền kinh tế khu vực Đông Bắc Á; Mở rộng cơ hội thị trường nhưng đón nhận không ít thách thức trong quan hệ trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực Đông Bắc Á và việc mở rộng khả năng thu hút vốn bên ngoài cho phát triển kinh tế từ nguồn ODA và FDI.

  • “Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay”

    “Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay”

    Tác giả: GS. Lê Thi

    Nhà xuất bản: NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản:

    Người dịch: admin

    Mô tả: Sách dày 359 trang, khổ 14,5x20,5cm, gồm 3 chương. Chương I: Văn hoá ứng xử và tổ chức cuộc sống gia đình với những phân tích chi tiết về hành vi ứng xử trong gia đình và giao tiếp ngoài xã hội, gia đình trẻ và quan niệm tự do, trách nhiệm, tổ chức cuộc sống và phát huy truyền thống gia đình. Tác giả cũng đề cập đến việc đánh giá tư cách đạo đức của con người thông qua việc làm hành động cụ thể diễn ra trong sinh hoạt gia đình. Cách ăn nói giao tiếp không phải là biểu hiện xã giao, bề ngoài mà chứa đựng những quan niệm đạo đức, văn hoá nhất định.

  • “Những vấn đề xã hội của Hàn Quốc”

    “Những vấn đề xã hội của Hàn Quốc”

    Tác giả: PGS.TS. Ngô Xuân Bình

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nhà xuất bản Lao động Xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Quý I năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Những vấn đề xã hội của Hàn Quốc” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình làm chủ biên. Sách dày 309 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, gồm 3 phần chính tập trung vào những vấn đề xã hội chủ yếu của Hàn Quốc trong quá trình phát triển, nhất là từ khi tiến hành công nghiệp hoá đến nay. Phần I: Bức tranh toàn cảnh về xã hội Hàn Quốc được phản ánh qua các nội dung về phát triển kinh tế kết hợp với giải quyết các vấn đề xã hội (từ sau chiến tranh đến hết 1970), điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội và nâng cao phúc lợi xã hội cho con người (từ thập niên 1980 đến nay). Phần II: Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc giải quyết một số vấn đề xã hội chủ yếu như chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách dân số và nhân khẩu học, chính sách đối với vấn đề đô thị hoá, bất bình đẳng xã hội và an sinh xã hội. Trong phần III bàn về giáo dục quốc dân, tham nhũng và môi trường là những vấn đề xã hội bức xúc và đưa ra các giải pháp của Chính phủ Hàn Quốc đối với các vấn đề đó. Ngoài ra cuốn sách còn có thêm phần mở đầu, kết luận và kiến nghị.    

  • “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”

    “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”

    Tác giả: PGS.TS. Hà Huy Thành

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Thể chế kinh tế thị trường là thể chế của lĩnh vực hoạt động kinh tế diễn ra trong hệ thống thị trường. Thể chế với tính cách là khung pháp lý, quy chuẩn quốc gia của mọi hoạt động kinh tế - xã hội, nó giúp cho xã hội hoạt động trong tính hợp pháp, do đó, tiến trình kinh tế diễn ra thích ứng với các tất yếu, các quy luật kinh tế; mặt khác, thể chế giúp xã hội loại bỏ những quá trình, những hoạt động ngoại lệ, không hợp pháp. Cuốn sách tổng hợp những vấn đề lý luận kinh tế và thể chế của thị trường, nghiên cứu sâu về bản chất, chức năng, mối quan hệ giữa thể chế và kinh tế, những kinh nghiệm thể chế kinh tế trên thế giới. “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” được hình thành trên cơ sở đề tài cấp Nhà nước, mã số KX 01-06, thuộc chương trình khoa học cấp Nhà nước KX 01, được nghiệm thu năm 2005, gồm 378 trang, khổ 14,5x20,5cm. Cuốn sách gồm 4 chương, chương I: Một số vấn đề lý luận về kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường; Chương II: Thể chế kinh tế thị trường trên thế giới – Bài học lịch sử; Chương III: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và hệ thống thể chế tương ứng; Chương IV: Quan điểm và giải pháp vĩ mô nhằm hoàn thiện và phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • “Kinh tế, chính trị thế giới năm 2006 và triển vọng năm 2007”

    “Kinh tế, chính trị thế giới năm 2006 và triển vọng năm 2007”

    Tác giả: TS. Nguyễn Xuân Thắng Nguyễn Hồng Ca

    Nhà xuất bản: Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Trên cơ sở mục tiêu đó, cuốn sách “Kinh tế, chính trị Thế giới năm 2006 và triển vọng năm 2007”, do TS. Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Hồng Ca (đồng chủ biên), khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản tháng 7 năm 2007 đã tập trung làm sáng tỏ những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của kinh tế thế giới năm 2006-2007; Dự báo tình hình kinh tế và chính trị thế giới năm 2007 (những đặc điểm và xu hướng phát triển chủ yếu). Qua đó, đánh giá những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam nhìn từ khía cạnh kinh tế - chính trị và đưa ra một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam.

  • “Nghiên cứu gia đình lý thuyết nữ quyền quan điểm giới”

    “Nghiên cứu gia đình lý thuyết nữ quyền quan điểm giới”

    Tác giả: Lê Ngọc Văn

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Sách dày 235 trang, khổ 14,5x20,5cm, do Lê Ngọc Văn chủ biên; gồm 2 phần: Phần I: Lịch sử hình thành và phát triển, các trường phái lý thuyết nữ quyền, lý thuyết giới với những nghiên cứu về lịch sử hình thành phát triển và các trường phái nữ quyền, lý thuyết giới. Tác giả giới thiệu lý thuyết nữ quyền là hệ thống các quan điểm về tình trạng của phụ nữ. Hệ thống các quan điểm này bao gồm sự mô tả, phân tích, giải thích nguyên nhân cũng như hậu quả của tình trạng bị áp bức của phụ nữ và đưa ra những chiến lược giải phóng phụ nữ. Có thể nói rằng lý thuyết nữ quyền là hệ tư tưởng giải phóng phụ nữ, là chủ nghĩa nam nữ bình quyền.

  • “Những nghiên cứu tâm lý học”

    “Những nghiên cứu tâm lý học”

    Tác giả: GS.TS. Đỗ Long

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Tháng 1 năm 2007, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn “Những nghiên cứu Tâm lý học” dày 473 trang, khổ 16x24cm của GS.TS. Đỗ Long. Tác giả đi sâu phân tích khá nhiều khía cạnh của tâm lý học đang được quan tâm, trong đó có các nội dung nổi bật như: Khái luận về tâm lý học gồm các khái niệm, phạm trù, nguyên lý của tâm lý học hiện đại; Lý luận về tâm lý học nhân cách; Tâm lý học dân tộc; Tâm lý học nông dân; Tâm lý học lãnh đạo, quản lý và tiêu dùng;  Nhân cách Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh với tâm lý xã hội.

  • “Những vấn đề xã hội học trong công cuộc Đổi mới”

    “Những vấn đề xã hội học trong công cuộc Đổi mới”

    Tác giả: GS.TS. Mai Quỳnh Nam

    Nhà xuất bản: Viện Xã hội học Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Sách dày 654 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006, gồm 6 phần. Phần I: Cơ cấu kinh tế - xã hội. Phần II: Biến đổi xã hội, công bằng xã hội. Phần III: Phong trào xã hội, chính sách xã hội, quản lý xã hội. Phần IV: Gia đình, dân số. Phần V: Văn hoá, lối sống. Phần VI: Vấn đề phát triển. Cuốn sách tập trung phân tích những biến đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội, chỉ ra vai trò của khu vực nông thôn, đô thị trong cơ cấu xã hội – giai cấp, phân tầng xã hội… không tách rời vấn đề bảo đảm công bằng xã hội. Các phân tích về gia đình, dân số chỉ ra những đặc điểm biến đổi gia đình xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hiện đại. Cũng ở công trình này, các phân tích xã hội học văn hoá và lối sống rất được coi trọng. Các vấn đề hệ giá trị được phân tích trong các quan hệ truyền thống, ở các thế hệ, ở sự biến đổi môi trường và các diễn biến trong quá trình toàn cầu hoá. Những biến đổi xã hội với tác động của công cuộc Đổi mới đã mang lại các thành tựu kinh tế - xã hội, đồng thời đặt ra các thách thức đối với phát triển. Để đạt được các thành tựu trong hoạt động tổ chức, quản lý xã hội, cần coi trọng các nghiên cứu và ứng dụng xã hội học.

  • “Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam”

    “Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam”

    Tác giả: Trịnh Diệu Thìn Thanyathip Sripana

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Với độ dày 421 trang,  xuất bản tháng 1 năm 2007, cuốn sách, do 2 tác giả Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana đồng chủ biên,   được chia thành 6 chương: 

  • “Then Tày”

    “Then Tày”

    Tác giả: TS. Nguyễn Thị Yên

    Nhà xuất bản: Viện nghiên cứu Văn hóa NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Với độ dày 655 trang, khổ 14.5 x 20.5cm, in xong và nộp lưu chiểu tháng 2 năm 2007. Cuốn sách là công trình mới nhất nghiên cứu về loại hình văn hoá Then dân tộc Tày. Trên cơ sở khối lượng tư liệu điều tra thực địa khá phong phú, chủ yếu ở vùng Cao Bằng, Bắc Kạn, tác giả đã vẽ nên một bức tranh khá đa diện về sinh hoạt Then, một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể rất đặc trưng của dân tộc Tày. Mặc dù người Tày có nhiều loại Then như Then Kỳ yên, Then bói, Then chữa bệnh, Then tống tiễn trừ tà, Then cầu mùa, Then chúc tụng và Then cấp sắc… nhưng cuốn sách này chủ yếu tập trung vào Then cấp sắc, một loại Then lớn nhất và điển hình nhất của Then Tày.

  • “Kinh tế Việt Nam đổi mới và phát triển”

    “Kinh tế Việt Nam đổi mới và phát triển”

    Tác giả: TSKH. Võ Đại Lược

    Nhà xuất bản: Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Nhà xuất bản Thế giới

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Cuốn sách gồm 3 phần. Phần 1 “Bối cảnh quốc tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam ” gồm những bài viết về “Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế”; “Bối cảnh quốc tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam”; “Kinh tế đối ngoại của nước ta hiện nay tình hình và giải pháp”; “Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

  •  
     
  •