• “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Những sự kiện 1945- 1960”

    “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Những sự kiện 1945- 1960”

    Tác giả: Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản:

    Người dịch: admin

    Mô tả: Với độ dày 547 trang, in xong và nộp lưu chiểu tháng 10 năm 2003. Cuốn sách đã tập hợp đầy đủ các sự kiện và sự việc đã diễn ra trong quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc theo thứ tự thời gian từ năm 1945 đến năm 1960 theo tuần tự trước sau với các diễn biến chi tiết được đề cập đến từng ngày… Là một công trình mang đậm tính “biên niên sử”, cuốn sách là tập thứ 2 trong bộ sách biên niên nhiều tập về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được biên soạn tiếp theo nhằm phục vụ bạn đọc trong việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai quốc gia từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

  • “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay”

    “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay”

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Tôn Giáo Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay” do PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương (Viện Nghiên cứu Tôn Giáo) chủ biên, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản tháng 6 năm 2007 là một ấn phẩm mới nhất viết về vấn đề này.  Với độ dày 261 trang, chia thành 5 chương. Chương 1: “Người Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và những vấn đề cơ bản về tín ngưỡng, ma thuật của họ hiện nay” tác giả đã trình bày những nét cơ bản về tộc người Chăm nói chung, người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận nói riêng và những vấn đề về tín ngưỡng, ma thuật của họ hiện nay. Qua đó bạn đọc có thể thấy rõ những giai đoạn hình thành, phát triển cũng như những đặc điểm tôn giáo, lễ hội và các hình thức ma thuật của cộng đồng người Chăm, đặc biệt ở hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.

  • Thông báo Văn hoá dân gian 2006

    Thông báo Văn hoá dân gian 2006

    Tác giả: Viện Nghiên cứu Văn hoá

    Nhà xuất bản: Viện nghiên cứu Văn hóa NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Nhằm thông tin tới bạn đọc một cách đầy đủ, Viện Nghiên cứu văn hoá (Viện nghiên cứu Văn hoá, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội. Email: vienncvh@fpt.vn. Điện thoại: 04. 9784868. Fax: 04. 9725903) đã biên soạn kỷ yếu “Thông báo Văn hoá dân gian 2006” (NXB Khoa học xã hội tháng 4.2007).Cuốn sách đăng tải 70 báo cáo được trình bày trong Hội nghị thông báo Văn hoá dân gian 2006,  sách dày 770 tr, khổ 16x24cm. Sau phần báo cáo hoạt động khoa học của Viện, cuốn sách được chia làm 3 phần.

  • “Tài phán hiến pháp và vấn đề xây dựng mô hình tài phán hiến pháp tại Việt Nam”

    “Tài phán hiến pháp và vấn đề xây dựng mô hình tài phán hiến pháp tại Việt Nam”

    Tác giả: GS.TSKH. Đào Trí Úc PGS.TS. Nguyễn Như Phát

    Nhà xuất bản: Viện Nhà nước và Pháp luật NXB Công an nhân dân

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Sách dày 271 trang, khổ 14.5x20.5cm, do GS.TSKH. Đào Trí Úc và PGS.TS. Nguyễn Như Phát đồng chủ biên; gồm ba phần. Phần I: Những vấn đề chung về tài phán hiến pháp với những nghiên cứu về tài phán hiến pháp và xây dựng tài phán hiến pháp ở Việt Nam hiện nay, tài phán hiến pháp giữa luật và chính trị, thẩm quyền của các cơ quan tài phán hiến pháp, trình tự và thủ tục theo tài phán hiến pháp. Phần II: Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và thực thi nền tài phán hiến pháp. Tác giả tập trung phân tích các mô hình cơ quan bảo hiến của các nước trên thế giới, mô hình tài phán Hiến pháp của các nước trên thế giới và những gợi ý ban đầu cho Việt Nam. Đồng thời tác giả cũng nêu lên mô hình tài phán ở CHLB Đức, chế độ bảo hiến ở các nước SNG, tài phán hiến pháp ở Hoa Kỳ và Châu Âu lục địa, tài phán Hiến pháp ở các nước Đông Nam Á.

  • “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

    “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

    Tác giả: TS. Trương Thị Minh Sâm

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Sách dày 226 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007 do TS. Trương Thị Minh Sâm chủ biên; gồm bốn chương. Chương I: Một số vấn đề lý luận về kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại. Chương II: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh với những nghiên cứu về đặc điểm khu vực dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng khu vực dịch vụ của Thành phố qua các giai đoạn phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hoá – khoa học kỹ thuật lớn, trung tâm công nghiệp – thương mai dịch vụ năng động nhất, chỉ chiếm 6,6% dân số nhưng đã đóng góp vào 19,3% GDP cả nước.

  • “Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam” Tập1 (từ thế kỉ XV đến XVIII)

    “Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam” Tập1 (từ thế kỉ XV đến XVIII)

    Tác giả: Viện Nghiên cứu Hán Nôm

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Hán Nôm Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Cuốn sách tổng hợp những văn bản điển chế và pháp luật thời kỳ phong kiến Việt Nam do các nhà lập pháp thời phong kiến soạn thảo ra khoảng thế kỷ XV và những thế kỷ sau. Những văn bản này góp phần vào việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các giai tầng, các cá nhân trong cộng đồng xã hội thời phong kiến.      

  • Xuất bản 4 tập sách trong bộ “Lịch sử Việt Nam”

    Xuất bản 4 tập sách trong bộ “Lịch sử Việt Nam”

    Nhà xuất bản: Viện Sử học

    Năm xuất bản:

    Người dịch: thudt

    Mô tả:  Trong quá trình biên soạn yêu cầu đặt ra cho Bộ Lịch sử Việt Nam là phải thể hiện một cách khách quan, trung thực và toàn diện về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại, văn hoá, xã hội… với độ chính xác cao. Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, vì vậy, Bộ Lịch sử Việt Nam cần trình bày quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bộ Lịch sử Việt Nam còn phải thể hiện được những thành tựu nghiên cứu mới nhất về lịch sử dân tộc của các tác giả trong nước và quốc tế mà trước hết là của Viện Sử học.

  • “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, những sự kiện 1961 – 1970”

    “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, những sự kiện 1961 – 1970”

    Tác giả: TS. Nguyễn Đình Liêm

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Trung Quốc Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả:  Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá, kinh tế… Nhân dân hai nước đã từng có mối quan hệ lịch sử lâu đời và ảnh hưởng lẫn nhau trên nhiều phương diện. Đặc biệt từ sau ngày 18.01.1950 khi Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, bắt đầu một trang sử mới.  Tập sách sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn vừa cụ thể vừa bao quát về một giai đoạn lịch sử của 10 năm có nhiều sự kiện quan trọng đáng ghi nhớ trong mối quan hệ giữa hai nước những năm 1961 - 1970. Sách dày 1097 trang, khổ 14,5x20,5cm đã sưu tập được một khối lượng tư liệu sự kiện lịch sử hết sức đồ sộ, phản ánh đúng nội dung hàm chứa trong đó, với những tính chất đa dạng, bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, giáo dục…

  • “Di tích Cát Tiên Lâm Đồng - Lịch sử và văn hoá”

    “Di tích Cát Tiên Lâm Đồng - Lịch sử và văn hoá”

    Tác giả: Lê Đình Phụng

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Năm 1998, di tích Cát Tiên được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia. Với quy mô lớn, ẩn chứa trong lòng đất nhiều bí ẩn của lịch sử, di tích này có nét đặt thù riêng độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân và có mối quan hệ chặt chẽ với các nền văn hoá dân tộc chịu ảnh hưởng chung từ văn hoá Ấn Độ như văn hoá Champa, Óc Eo. Sách dày 283 trang, khổ 14,5x20,5cm (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007), gồm 3 chương, chương I: Vài nét về địa lý cảnh quan - lịch sử vùng đất. Di tích Cát Tiên là tên gọi của một quần thể di tích kiến trúc nằm trên địa bàn huyện Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây được coi là vùng đất ngã ba của ba tỉnh Lâm Đồng – Bình Phước - Đồng Nai. Điểm qua đôi nét về lịch sử vùng đất cho thấy Cát Tiên trước đây được ít người biết đến, một vùng rừng núi hoang vu rậm rạp, nơi cư trú của các dân tộc ít người mà nguồn tư liệu trong lịch sử cũng ít đề cập. Trong chương II tác giả trình bày những khám phá di tích Cát Tiên. Nói đến lịch sử phát hiện và nghiên cứu; Những khám phá qua khai quật khảo cổ học như nhóm di tích tại xã Quảng Ngãi: Gò số I (Đồi Khỉ), số II, số III, số IV, số V, số VI (Gò Kiểm Lâm), số VII, và các kiến trúc khác trên địa bàn Quảng Ngãi. Bên cạnh đó độc giả còn được thấy di tích tại xã Đức Phổ và xã Gia Viễn. Chương III: Giá trị văn hoá - Lịch sử của di tích Cát Tiên. Nghiên cứu các vấn đề không gian văn hoá; Đặc trưng của di tích; Mối quan hệ giữa di tích Cát Tiên với các nền văn hoá khu vực như văn hoá Champa, Óc Eo và các nền văn hoá khác; Trình tự xây dựng các di tích; Tìm về cội nguồn lịch sử văn hoá.

  • “Hội thảo khoa học quốc tế về mối quan hệ Việt Nam – Lào”

    “Hội thảo khoa học quốc tế về mối quan hệ Việt Nam – Lào”

    Tác giả: Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào

    Năm xuất bản:

    Người dịch: admin

    Mô tả: Để kỉ niệm những ngày lễ trọng đại này, được sự đồng ý của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào đã phối hợp tổ chức Hội thảo vào các ngày 28 và 29 tháng 6 năm 2007 tại Viêng Chăn.

  • “Việt Nam trong ASEAN: Nhìn lại và hướng tới”

    “Việt Nam trong ASEAN: Nhìn lại và hướng tới”

    Tác giả: Phạm Đức Thành Trần Khánh

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Sách dày 459 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2006 do Phạm Đức Thành và Trần Khánh (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) đồng chủ biên. “Việt Nam trong ASEAN: Nhìn lại và hướng tới” gồm 4 phần: Phần I giới thiệu những vấn đề chung có các bài viết khác nhau trình bày thành tựu, đóng góp, cơ hội, thách thức, triển vọng, vai trò, ý nghĩa và dấu ấn hội nhập của Việt Nam sau 10 năm gia nhập ASEAN. Phần II nói đến hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại. Đề cập đến nhiều khía cạnh như Việt Nam – ASEAN với mười năm đồng hành trên chặng đường hội nhập Quốc tế (1995 -2005); Vai trò của Việt Nam trong hợp tác chính trị - an ninh ASEAN 10 năm qua; Triển vọng cộng đồng an ninh ASEAN và tác động đối với Việt Nam… Cuối cùng nêu lên ảnh hưởng của sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đối với Việt Nam.

  • “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn”

    “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn”

    Tác giả: TS. Phan Thị Mai Hương

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Sách dày 334 trang, khổ 14,5x20,5cm (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007) do TS. Phan Thị Mai Hương chủ biên, gồm 2 phần chính chia thành 6 chương. Phần I: Cơ sở lý luận về hành vi ứng phó ở lứa tuổi vị thành niên.  Chương 1: Về hành vi ứng phó (Tổng quan nghiên cứu về hành vi ứng phó; Khái niệm hành vi ứng phó; Cách tiếp cận hành vi ứng phó; Chiến lược ứng phó và cách ứng phó; Phong cách ứng phó; Hiệu quả của các cách ứng phó; Các nhân tố chi phối hành vi ứng phó).

  • Văn hoá người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn hoá người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

    Tác giả: TS. Trần Hồng Liên

    Nhà xuất bản: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Tìm hiểu văn hoá của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh là đi tìm nét riêng biệt, đặc thù, mang tính khu vực của cộng đồng tộc người Hoa cư trú trên 3 thế kỷ qua lại tại vùng đất Nam Bộ. Trong quá trình định cư sinh sống, người Hoa đã thể hiện nét riêng của mình trên nhiều lĩnh vực, từ đường nét kiến trúc độc đáo của các ngôi miếu, hội quán, chùa chiền của từng nhóm ngôn ngữ như nhóm Hoa Quảng Đông, Triều Châu… Văn hoá của người Hoa cũng thể hiện qua nghệ thuật diễn xướng, múa lân… Có một nền văn hoá Hoa riêng biệt, đặc thù không? Hay đã có ảnh hưởng và giao lưu với văn hoá của người Việt. Cuốn sách Văn hoá người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh góp phần tìm hiểu đặc trưng của văn hoá Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các dạng thức văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, biểu hiện trên nhiều lĩnh vực như văn hoá - nghệ thuật, tín ngưỡng – tôn giáo, giáo dục, thể dục thể thao, hội hoạ…Cuốn sách được chia làm 5 chương, khổ 14,5x20,5cm dày 256 trang.

  • “Nhân tố con người trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường”

    “Nhân tố con người trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường”

    Tác giả: Lê Thị Thanh Hương

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả:  Sách do nhóm tác giả Lê Thị Thanh Hương (Chủ biên), Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Lan, Trần Anh Châu biên soạn. Các tác giả tiếp cận nhân tố con người như là chủ thể tích cực trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Với cách tiếp cận đó, các tác giả cho rằng một trong những giải pháp quan trọng trong quản lý nhà nước đối với việc khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là phát huy vai trò tích cực của nhân tố con người.

  • “Thanh niên nghiện ma tuý: nhân cách và hoàn cảnh xã hội”

    “Thanh niên nghiện ma tuý: nhân cách và hoàn cảnh xã hội”

    Tác giả: TS. Phan Thị Mai Hương

    Nhà xuất bản: Viện Tâm lý học Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản:

    Người dịch: admin

    Mô tả: Nội dung cuốn sách được trình bày thành hai phần, Phần I: Một số vấn đề lý luận về đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng tới hành vi của con người, trong đó có hành vi nghiện ma tuý. Phần II: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về những đặc điểm nhân cách nổi bật và hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma tuý. Việc nghiên cứu những vấn đề này góp phần làm sáng tỏ những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hành vi nghiện ma tuý của thanh niên. Và 9 chương: Chương 1: Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề nghiện ma tuý. Chương 2: Một số lý thuyết về đặc điểm nhân cách. Chương 3: Hoàn cảnh xã hội. Chương 4: Mối tương quan giữa nhân cách và hoàn cảnh xã hội. Chương 5: Phương pháp nghiên cứu. Chương 6: Đặc điểm nhân cách của thanh niên nghiện ma tuý. Chương 7: Hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma tuý. Chương 8: Tương quan giữa đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma tuý. Chương 9: Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội qua nghiên cứu trường hợp.

  • “Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc”

    “Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc”

    Tác giả: Vương Xuân Tình

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2004

    Người dịch: admin

    Mô tả: Cuốn sách dày 409 trang, khổ 18x22cm (NXB KHXH, 2004), gồm 6 chương thể hiện một nghiên cứu nghiêm túc và khoa học, mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới, một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu nhân học về ăn uống ở Việt Nam.

  • Tái bản bộ sách Đại Nam thực lục

    Tái bản bộ sách Đại Nam thực lục

    Tác giả: Viện Sử học

    Nhà xuất bản: Viện Sử học Nhà xuất bản Giáo dục

    Năm xuất bản:

    Người dịch: admin

    Mô tả: Đại Nam thực lục được viết theo thể biên niên, chia thành 2 phần Tiền biên và Chính biên:  Đại Nam thực lục tiền biên (còn gọi là Liệt thánh thực lục tiền biên) ghi chép về sự nghiệp của 9 chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng (Thái tổ Gia Dụ hoàng đế) vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến hết đời Nguyễn Phúc Thuần (Duệ tông Hiếu định hoàng đế), tức là đến năm Nguyễn Phúc Thuần mất (1777). Đại Nam thực lục tiền biên được khởi soạn năm 1821 (năm thứ hai niên hiệu Minh Mệnh), làm xong và hoàn thành việc khắc in năm 1844 (năm thứ tư niên hiệu Thiệu Trị). Tổng tài của sách Đại Nam thực lục tiền biên là Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn.

  • Quan hệ NGA- ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới

    Quan hệ NGA- ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn

    Nhà xuất bản: NXB Chính trị quốc gia

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan của thời đại, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Cùng với quá trình toàn cầu hoá diễn ra trên phạm vi thế giới, hội nhập và liên kết khu vực cũng phát triển, những quan hệ song phương, đa phương giữa quốc gia ngày càng phát triển sâu rộng ở hầu hết các lĩnh vực. Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới đó, những năm gần đây, mối quan hệ giữa Liên bang Nga và ASEAN có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như ổn định an ninh chính trị  khu vực và trên thế giới.

  • “Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn”

    “Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn”

    Tác giả: Nguyễn Văn Tài

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

    Năm xuất bản:

    Người dịch: admin

    Mô tả: Cố tiến sĩ Nguyễn Văn Tài là người đầu tiên đã tiến hành công việc khảo sát và miêu tả một cách toàn diện và kĩ lưỡng về ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn, đây là một ngữ liệu phong phú và tỉ mỉ đã phân chia tiếng Mường thành 3 vùng phương ngôn: phương ngôn Bắc (gồm các thổ ngữ ở Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái), phương ngôn Trung (là khối lớn nhất, gồm các thổ ngữ ở xung quanh Hoà Bình) và phương ngôn Nam (gồm các thổ ngữ ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình). Sách dày 350 trang, khổ 16 x 24 cm, ngoài phần nội dung còn có 3 phụ lục: Một giải pháp về ngữ âm tiếng Việt - Mường đã trình bày hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ Việt Mường chung (trước khi tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường); Bảng so sánh gần 1000 từ ở 30 thổ ngữ khác nhau;  và một tập 34 lược đồ về các hiện tượng phương ngôn.

  • WTO thường thức

    WTO thường thức

    Tác giả: PGS.TS. Bùi Tất Thắng

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Kể từ khi nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho đến năm 2006 vừa tròn 11 năm, ngày 7/11/2006 vừa qua Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên chính thức của WTO. Đây là bước ngoặt trong tiến trình phát triển và hội nhập của Việt Nam vào đời sống kinh tế - chính trị thế giới. Tác động của việc gia nhập WTO không chỉ ảnh hưởng lớn đến quốc gia mà còn ảnh hưởng sâu đậm đến mọi mặt đời sống của mỗi người dân Việt Nam.

  •  
     
  •