• Bước đầu tìm hiểu văn hoá ẩm thực Việt Nam

    Bước đầu tìm hiểu văn hoá ẩm thực Việt Nam

    Tác giả: TS. Phan Văn Hoàn

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Cuốn sách được chia làm bốn chương. Chương I. Những đặc điểm chung khái quát về tự nhiên và lịch sử xã hội Việt Nam trong mối quan hệ với truyền thống văn hoá ăn uống dân tộc. Đây là nền tảng, nguồn gốc sâu xa tạo nên toàn bộ hoạt động văn hoá ăn uống của dân tộc. Chương II: Các món ăn: Sự phong phú và đa dạng, trí tuệ và tài năng của con người Việt Nam và Chương III: Ăn uống với người Việt Nam. Đây là những chương trọng tâm của cuốn sách, là thành tố cần và đủ tạo nên cái gọi là văn hoá ẩm thực. Chương IV: Sự giao lưu văn hoá trong ăn uống đề cập đến một vấn đề liên quan đến nhận thức, không chỉ đối với nhiều người nước ngoài mà cả người Việt Nam quan niệm rằng: ẩm thực Việt Nam chẳng qua bắt nguồn từ ẩm thực Trung Quốc và ẩm thực Pháp. Sự ảnh hưởng của văn hoá ẩm thực Trung Quốc và Pháp đối với Việt Nam là hiển nhiên bởi sự giao lưu đã diễn ra trong lịch sử nhưng chỉ là mức độ. Cuốn sách khẳng định văn hoá ẩm thực Việt Nam là của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam, bao gồm 54 tộc người anh em xây dựng nên từ bao đời nay. Đó là sự kết tinh trí tuệ và tài năng của con người Việt Nam, của bao thế hệ đã qua….

  • “Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á kinh nghiệm và bài học”

    “Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á kinh nghiệm và bài học”

    Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hồng Bích

    Nhà xuất bản: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Với độ dày 276 trang, khổ 14,5x20,5cm, in xong và nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2007, cuốn sách “Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á kinh nghiệm và bài học” do TS. Nguyễn Thị Hồng Bích, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Khu vực (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) chủ biên gồm 3 chương:

  • “Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của Nhật Bản”

    “Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của Nhật Bản”

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Tháng 6 năm 2007, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn “Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của Nhật Bản” với bề dày 235 trang, khổ 14,5x20,5cm gồm 3 chương. Chương I phân tích những biến đổi chủ yếu của xã hội Nhật Bản trong những năm 1990 đến nay. Từ đó làm rõ những nội dung cơ bản của các vấn đề xã hội giai đoạn này. Đặc biệt, các vấn đề được xem xét trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá… không chỉ hiện tại mà còn so sánh với các giai đoạn trước. Chỉ ra những quy luật có tính phổ biến cũng như những nét đặc thù trong quá trình chuyển từ xã hội hậu công nghiệp sang xã hội thông tin với nền kinh tế thị trường ở mức độ cao như Nhật Bản hiện nay.

  • “Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”

    “Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”

    Tác giả: PGS. TS. Võ Khánh Vinh PGS.TS. Nguyễn Mạnh Kháng

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Tư pháp

    Năm xuất bản:

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Sách dày 451 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản do PGS. TS. Võ Khánh Vinh và PGS.TS. Nguyễn Mạnh Kháng đồng chủ biên. Sách có 17 chương, chương I: Khái niệm, nhiệm vụ và nguồn của pháp luật thi hành án hình sự; Chương II: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam; Chương III: Địa vị pháp lý của người bị kết án; Chương IV: Hệ thống các cơ quan thi hành án hình sự; Chương V: Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan thi hành án hình sự; Chương VI: Lịch sử thi hành án hình sự ở Việt Nam; Chương VII: Thi hành hình phạt tử hình; Chương VIII: Thi hành hình phạt tù; Chương IX: Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ; Chương X: Thi hành các hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất và án treo; Chương XI: Thi hành các hình phạt bổ sung; Chương XII: Thi hành các biện pháp tư pháp hình sự; Chương XIII: Thi hành án hình sự và vấn đề tái hòa nhập cộng đồng; Chương XIV: Hệ thống trại giam ở Việt Nam; Chương XV: Chế độ giam giữ; Chương XVI: Thực hành chế độ giam giữ; Chương XVII: Thi hành án phạt tù ở nước ngoài.

  • “Long An, mũi đột phá vào cơ chế thị trường”

    “Long An, mũi đột phá vào cơ chế thị trường”

    Tác giả: GS.TS. Đỗ Hoài Nam Đặng Phong

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Trong dịp về thăm và làm việc với Long An tháng 2/2005. Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã phát biểu “Cần phát huy tinh thần sáng tạo dám nghĩ dám làm. Bắt đầu thời kỳ đổi mới, Long An là nơi đi đầu đề nghị xoá bỏ bao cấp, bỏ cơ chế tem, phiếu và trên cơ sở thực tiễn của Long An, Trung ương đã tổng kết để đổi mới cơ chế này…”. Đây là tín hiệu đáng mừng đầu tiên bắt nguồn từ cơ sở, khởi đầu cho công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong những năm đầu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • “Liên bang Nga trong tiến trình gia nhập WTO”

    “Liên bang Nga trong tiến trình gia nhập WTO”

    Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn TS. Nguyễn An Hà

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả:  Liên bang Nga là quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi để xác lập một nền kinh tế thị trường hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao với các nước trong khu vực và thế giới và đáp ứng được các yêu cầu của WTO. Trong những năm qua, cùng với quá trình đàm phán gia nhập WTO, Liên bang Nga đã thực hiện những cải cách trong mọi lĩnh vực nhằm đáp ứng các cam kết trong đàm phán. Mặt khác, nước Nga cũng chuẩn bị để đối mặt với áp lực cạnh tranh, nhằm tăng cường tối đa lợi ích, giảm thiểu thiệt hại của việc gia nhập WTO. Quá trình này diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ của nền kinh tế, từ cải cách thể chế, bộ máy hành chính, điều chỉnh pháp luật, tới cải cách chính sách vĩ mô của nhà nước, từ điều chỉnh cơ cấu ngành tới chiến lược của từng doanh nghiệp. Tất cả đều nhằm mục tiêu hoàn thiện nền kinh tế thị trường đang hình thành, cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chuẩn bị cho việc gia nhập WTO. Những yêu cầu trong quá trình đàm phán gia nhập WTO đòi hỏi Nga phải thực hiện những cải tổ về kinh tế và những cải tổ này lại tác động tới nước Nga cũng như nhiều nước thuộc khu vực và thế giới, trong đó có Việt Nam.

  • “Cục diện Châu Á - Thái Bình Dương”

    “Cục diện Châu Á - Thái Bình Dương”

    Tác giả: PGS.TS. Vũ Văn Hà GS.TS. Dương Phú Hiệp

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Với dung lượng 363 trang, khổ 16 x 24 cm  cuốn sách đã phác thảo  một bức tranh tổng thể về cục diện của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong 20 năm đầu thế kỷ XXI mà trọng tâm là Đông Bắc Á và Đông Nam Á; cung cấp những thông tin, luận cứ khoa học, dự báo tình hình và các xu hướng phát triển cũng như sự kiện liên kết khu vực nhằm xác định những tác động của chúng đối với Việt Nam.

  • “Bản sắc dân tộc và hiện đại hoá văn hoá Việt Nam: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”

    “Bản sắc dân tộc và hiện đại hoá văn hoá Việt Nam: mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”

    Tác giả: PGS.TS. Thành Duy

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Sách dày 302 trang, khổ 14,5x20,5cm, gồm 7 chương. Chương I trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam để thấy được bản sắc dân tộc và hiện đại hoá văn hoá là điều kiện tồn tại và phát triển của dân tộc, vị trí giáo dục đào tạo khoa học, công nghệ trong quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam. Chương II đề cập đến đặc điểm cơ bản của quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam là tính định hướng, văn hoá làng, phát triển văn hoá vùng, văn hoá các dân tộc trong nền văn hoá Việt Nam thống nhất, đa dạng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - một đảm bảo quan trọng của quá trình này. Chương III: Thế kỷ XX với đường lối phát triển văn hoá, văn nghệ theo hướng hiện đại hoá văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chương IV: Hồ Chí Minh với việc giao lưu văn hoá Đông – Tây và quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam. Chương V nêu những mốc lớn của quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam từ đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943 đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khoá VIII. Chương VI phân tích mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung của văn hoá các dân tộc với quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam thông qua sự đa dạng văn hoá và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong nền văn hoá Việt Nam thống nhất. Chương VII trình bày vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam.     

  • “Địa chí Thăng Long Hà Nội trong thư tịch Hán Nôm”

    “Địa chí Thăng Long Hà Nội trong thư tịch Hán Nôm”

    Tác giả: Nguyễn Thúy Nga Nguyễn Văn Nguyên

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thế giới

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả:  Sách dày 1169 trang, khổ 15x23cm (Nhà xuất bản Thế giới, 2007) do Nguyễn Thúy Nga và Nguyễn Văn Nguyên đồng chủ biên. Nội dung sách bắt đầu với nguyên bản chữ Hán, phần dịch nghĩa Chiếu dời đô của  vua Lý Công Uẩn và giới thiệu 14 tài liệu chính về Thăng Long – Hà Nội gồm: Hà Nội địa dư; Hà Nội địa bạ; Hà Nội sơn xuyên phong vực; Danh mục làng xã Hà Nội cuối thế kỷ XIX; Monographie de la province De Hanoi en 1901 (Địa chí tỉnh Hà Nội năm 1901); Hoàn Long huyện chí; Đông Ngạc xã chí; Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ; Các trấn tổng xã danh bị lãm; Bắc Thành địa dư chí; Hoàng Việt địa dư chí; Đại Nam nhất thống chí; Đại Việt địa dư toàn biên; Đồng Khánh dư địa chí. Ngoài ra phần Sách dẫn xếp theo thứ tự abc, rất thuận lợi cho việc tra tìm tên riêng đến từng trang sách liên quan, phần Phụ lục nguyên bản chữ Hán các sách Hà Nội địa dư, Hà Nội địa bạ, Đại Nam nhất thống chí (trích), Đồng Khánh địa dư chí (trích) giúp độc giả có thể đọc đối chiếu từ nguyên bản.

  • “Sự phát triển của Làng nghề La Phù”

    “Sự phát triển của Làng nghề La Phù”

    Tác giả: Tạ Long

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Với nội dung phong phú, cuốn sách “Sự phát triển của Làng nghề La Phù” do nhóm tác giả Tạ Long (chủ biên), Trần Thị Hồng Yến, Nguyễn Thị Thanh Bình đồng thực hiện và được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2007 đã góp thêm tiếng nói trong việc nghiên cứu làng nghề hiện nay nói riêng và đóng góp vào kho tàng nghiên cứu xã hội học những cứ liệu khoa học trong nghiên cứu làng xã Việt Nam nói chung.

  • “Tổng tập văn học dân gian người Việt”

    “Tổng tập văn học dân gian người Việt”

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian và Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002 - 2006

    Năm xuất bản: 2002

    Người dịch: thuyntm

    Mô tả:       

  • “Nghệ thuật kịch Tào Ngu”

    “Nghệ thuật kịch Tào Ngu”

    Tác giả: Lưu Thu Hương

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Tháng 1 năm 2007, Viện Nghiên cứu Trung Quốc cùng Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn sách “Nghệ thuật kịch Tào Ngu” (qua “Lôi Vũ”, “Nhật xuất”, “Người Bắc Kinh” và “Nguyên dã”) của tác giả Lưu Thu Hương. Sách dày 167 trang, khổ 14,5x20,5cm, gồm 3 chương. Chương 1, Quan điểm nghệ thuật về con người và hiện thực trong kịch Tào Ngu. Tác giả đề cập tới: Bối cảnh lịch sử và văn học - Những tiền đề cho việc hình thành quan niệm nghệ thuật;  Quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực trong kịch Tào Ngu. Chương 2, Hệ thống hình tượng nhân vật, khái niệm về nhân vật; Những hình tượng nhân vật chủ yếu trong kịch Tào Ngu; Những thủ pháp xây dựng hình tượng nhân vật. Chương 3, Tác giả đề cập đến vấn đề kết cấu trong sáng tác kịch của Tào Ngu: khái niệm về kết cấu kịch, xung đột và kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật… để từ đó làm rõ hơn vai trò và vị trí của Tào Ngu trong lịch sử phát triển của kịch hiện đại Trung Quốc, cũng như những đóng góp của ông đối với nền văn học hiện đại Trung Quốc.

  • “Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học”

    “Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học”

    Tác giả: Roland Jacques

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Những giáo sĩ sang Việt Nam truyền giáo phần lớn đều là người Bồ Đào Nha, sau một thời gian ở Việt Nam họ đã làm được bộ tự vị Bồ Đào Nha – An Nam và tự vị An Nam - Bồ Đào Nha. Sau này, Alexandre de Rhodes - một cha cố người Pháp là nhà bác học rất giỏi về khoa ngôn ngữ đã tới Việt Nam học tiếng Việt và truyền giáo bằng tiếng Việt. Cùng với nhiều giáo sĩ Châu Âu khác, Alexandre de Rhodes đã Latinh hoá tiếng Việt. Roland Jacques cho rằng người Việt Nam ngày càng quan tâm nghiên cứu về nguồn gốc chữ Quốc ngữ cũng như về nguồn gốc những người đã đóng góp xây dựng lên nó. Trong số họ, công bằng mà nói, có một người được tôn vinh đặc biệt, đó là Alexandre de Rhodes.

  • “Đài Loan trước và sau khi gia nhập WTO - Kinh nghiệm cho Việt Nam”

    “Đài Loan trước và sau khi gia nhập WTO - Kinh nghiệm cho Việt Nam”

    Tác giả: TS. Đỗ Tiến Sâm

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thế giới

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho bạn đọc, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản cuốn sách “Đài Loan trước và sau khi gia nhập WTO – Kinh nghiệm cho Việt Nam”. Cuốn sách là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị do TS. Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam là chủ biên. Nội dung cuốn sách chia làm năm  chương  chính: Chương I: Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Đài Loan trước khi gia nhập WTO; Chương II: Quá trình đàm phán và cam kết của Đài Loan khi gia nhập WTO; Chương III: Tác động của việc gia nhập WTO đối với kinh tế Đài Loan và đối sách; Chương  IV: Triển vọng quan hệ hợp tác kinh tế văn hoá phi chính phủ giữa Việt Nam và lãnh thổ Đài Loan; Chương kết luận: Nhật xét, đánh giá về việc Đài Loan gia nhập WTO. Kinh nghiệm với Việt Nam; Phụ lục I: Nghị định thư gia nhập WTO của Đài Loan; Phụ lục II: Hiệp định thuế quan đặc biệt giữa khu vực thuế quan riêng biệt Đài Bắc, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Phụ lục III: Các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Đài Loan.

  • “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI”

    “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI”

    Tác giả: GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn

    Nhà xuất bản: NXB Chính trị quốc gia

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Cuốn sách “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI” (NXB Chính trị quốc gia xuất bản tháng 10-2006) do GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn (Viện Triết học) chủ biên nhằm giới thiệu đến bạn đọc những nguyên nhân làm cho những vấn đề toàn cầu trở nên bức xúc và phức tạp; làm rõ thời cơ và thách thức trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu với toàn nhân loại những thập niên đầu thế kỷ XXI; phương thức cơ bản để giải quyết vấn đề toàn cầu cũng như ảnh hưởng của một số vấn đề toàn cầu bức bách nhất đối với Viện Nam.

  • “Tệ quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng, chống”

    “Tệ quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng, chống”

    Tác giả: Viện Khoa học xã hội Việt Nam Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (2)

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

    Năm xuất bản: 2006

    Người dịch: admin

    Mô tả: Sách dày 666 trang, khổ 15x22cm, xuất bản năm 2006 gồm 3 phần, phần I: Trích dẫn một số bài viết và nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tệ quan liêu, lãng phí.  Phần II: Văn kiện Đảng nhiệm kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX về phòng, chống quan liêu, lãng phí. Phần III: Tệ quan liêu, lãng phí ở nước ta hiện nay và một số giải pháp phòng, chống. Trong phần này trình bày chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tệ quan liêu, lãng phí; Thực trạng và nguyên nhân, quan điểm và giải pháp phòng, chống tệ quan liêu, lãng phí ở nước ta hiện nay.

  • “Dân tộc Ba Na ở Việt Nam”

    “Dân tộc Ba Na ở Việt Nam”

    Tác giả: TS. Bùi Minh Đạo

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: admin

    Mô tả: Cuốn sách “Dân tộc Ba Na ở Việt Nam” do TS. Bùi Minh Đạo (chủ biên) cùng sự tham gia của các cộng sự Trần Hồng Thu, Bùi Bích Lan; do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2007, khổ 14,5x20,5cm là một ấn phẩm mới nhất nghiên cứu về dân tộc này. Với kết cấu gồm 7 chương, dày 338 trang, TS. Bùi Minh Đạo và nhóm tác giả đã phác hoạ khá đầy đủ bức tranh cuộc sống, văn hoá, kinh tế, xã hội của dân tộc Ba Na như: Môi trường nơi cư trú, hiện trạng cư dân; Các hoạt động mưu sinh như trồng trọt, chăn nuôi; Các nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt là “vấn đề văn hoá xã hội”, trong đó các tác giả đặc biệt lưu tâm trình bày về những đặc trưng trong thiết chế và quan hệ xã hội: dòng họ, hôn nhân, gia đình, các phong tục, tập quán liên quan trong đời sống của người dân Ba Na.

  • “Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu”

    “Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu”

    Tác giả: PGS.TS. Đặng Hữu Toàn PGS.TS. Phạm Văn Đức

    Nhà xuất bản: NXB Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Cuốn sách bao gồm các bài viết mà phần lớn là các báo cáo khoa học của các học giả trong và ngoài nước đã tham dự Hội thảo quốc tế “Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu” do Viện Triết học phối hợp với Liên đoàn quốc tế các hội triết học (FISP) tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2006. Hội thảo đã thu hút được hơn 30 nhà triết học đại diện cho các hội triết học trên thế giới và gần 60 người đại diện cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam. Những bài viết trong cuốn sách đã giới thiệu một cách tổng quan về tình hình nghiên cứu và giảng dạy triết học ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.

  • “Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay”

    “Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay”

    Tác giả: GS.TS. Đỗ Hoài Nam PGS.TSKH. Võ Đại Lược

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thế giới, 2005

    Năm xuất bản:

    Người dịch: admin

    Mô tả: Cuốn sách “Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay” do GS.TS Đỗ Hoài Nam và TSKH. Võ Đại Lược đồng chủ biên, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2005, khổ 14,5x20,5cm là một trong những ấn phẩm nghiên cứu về lĩnh vực này. Với kết cấu gồm 6 chương, mỗi chương là một bài viết của một hoặc nhiều tác giả về những vấn đề thời sự xung quanh tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay.

  • “Tài liệu giảng dạy: Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương trong quy hoạch và quản lý phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam”

    “Tài liệu giảng dạy: Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương trong quy hoạch và quản lý phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam”

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thuyntm

    Mô tả:  

  •  
     
  •