• “Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam”

    “Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam”

    Tác giả: PGS.TS. Ngô Xuân Bình TS. Phạm Quý Long

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Để phần nào đưa ra những dự báo về vấn đề trên, cuốn sách “Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình và TS. Phạm Quý Long  đồng chủ biên đã ra mắt bạn đọc. Sách dày 249 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007, gồm 2 phần chính. Phần I: Về khả năng thống nhất Bán đảo Triều Tiên trình bày thực trạng vấn đề bằng việc phân tích tình hình hai miền từ sau khi bị chia cắt, chỉ ra  một số lợi ích của việc thống nhất hai miền, chính sách tái thống nhất của Hàn Quốc và thái độ của Bắc Triều Tiên bàn về mô hình thống nhất hai miền trong tương lai; bàn về khía cạnh chi phí kinh tế theo chọn lựa giả định thống nhất Bán đảo Triều Tiên trên cơ sở xây dựng các giả thuyết và suy tính về lợi ích kinh tế của một Triều Tiên sau thống nhất.

  • Hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong bối cảnh hội nhập kinh tế Đông Á

    Hợp tác kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong bối cảnh hội nhập kinh tế Đông Á

    Tác giả: PGS.TS. Ngô Xuân Bình

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Sách dày 262 trang, khổ 16x24cm được chia thành 2 phần với 15 chương. Phần I gồm 9 chương viết bằng tiếng Anh; Phần II từ chương 10 đến 15 viết bằng tiếng Việt.       Các chương từ 1 đến 5 tập trung đánh giá hoàn cảnh, đặc điểm hiện tại, những thách thức và cơ hội đối với quan hệ hợp tác kinh tế khu vực Đông Á, đồng thời giải thích sự ảnh hưởng của các tác nhân bên trong, bên ngoài đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Đài Loan.

  • “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á”

    “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á”

    Tác giả: PGS.TS. Ngô Xuân Bình

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Cuốn sách “Những xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình làm chủ biên, dày 287 trang, khổ 14,5x20,5cm, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2007 tập trung vào 3 phần chính. Phần I đề cập đến bối cảnh quốc tế và khu vực như toàn cầu hoá, khu vực hoá và tác động của các đối tác lớn là EU, Mỹ, ASEAN tới viễn cảnh phát triển kinh tế Đông Bắc Á. Phần II: Những xu hướng phát triển chủ yếu bao gồm việc hướng tới hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Đông Bắc Á - bắt đầu bằng một FTA Nhật Bản – Hàn Quốc, FTA ba bên Trung - Nhật – Hàn (FTACJK); hình thành mạng sản xuất ở Đông Bắc Á, phát triển kinh tế tri thức ở Đông Bắc Á và gia tăng vai trò của nền kinh tế Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc Á. Phần III trình bày  những tác động tới Việt Nam. Trên thực tế Việt Nam tuy không phải là một thành viên của khu vực kinh tế Đông Bắc Á, song khuynh hướng phát triển kinh tế của khu vực này cũng sẽ tạo ra sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau tới nền kinh tế Việt Nam. Điều này được nhận diện qua khía cạnh tạo lập môi trường tốt hơn nhằm thúc đẩy phối hợp chính sách hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nền kinh tế khu vực Đông Bắc Á; Mở rộng cơ hội thị trường nhưng đón nhận không ít thách thức trong quan hệ trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực Đông Bắc Á và việc mở rộng khả năng thu hút vốn bên ngoài cho phát triển kinh tế từ nguồn ODA và FDI.

  • “Những vấn đề xã hội của Hàn Quốc”

    “Những vấn đề xã hội của Hàn Quốc”

    Tác giả: PGS.TS. Ngô Xuân Bình

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nhà xuất bản Lao động Xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Quý I năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Những vấn đề xã hội của Hàn Quốc” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình làm chủ biên. Sách dày 309 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, gồm 3 phần chính tập trung vào những vấn đề xã hội chủ yếu của Hàn Quốc trong quá trình phát triển, nhất là từ khi tiến hành công nghiệp hoá đến nay. Phần I: Bức tranh toàn cảnh về xã hội Hàn Quốc được phản ánh qua các nội dung về phát triển kinh tế kết hợp với giải quyết các vấn đề xã hội (từ sau chiến tranh đến hết 1970), điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội và nâng cao phúc lợi xã hội cho con người (từ thập niên 1980 đến nay). Phần II: Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc giải quyết một số vấn đề xã hội chủ yếu như chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách dân số và nhân khẩu học, chính sách đối với vấn đề đô thị hoá, bất bình đẳng xã hội và an sinh xã hội. Trong phần III bàn về giáo dục quốc dân, tham nhũng và môi trường là những vấn đề xã hội bức xúc và đưa ra các giải pháp của Chính phủ Hàn Quốc đối với các vấn đề đó. Ngoài ra cuốn sách còn có thêm phần mở đầu, kết luận và kiến nghị.    

  • “Hợp tác kinh tế Nhật Bản – Tây Âu thời kỳ 1946-1995”

    “Hợp tác kinh tế Nhật Bản – Tây Âu thời kỳ 1946-1995”

    Tác giả: PGS.TS. Ngô Xuân Bình

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á và Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

    Năm xuất bản:

    Người dịch: thuyntm

    Mô tả:  

  •  
     
  •