• Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản & bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam

    Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản & bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam

    Tác giả: TS. Phạm Quý Long

    Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

    Năm xuất bản: 2008

    Người dịch: nguyenvu

    Mô tả: Ngày nay Nhật Bản vẫn là một cường quốc về kinh tế và đứng hàng thứ hai trên thế giới về quy mô và trình độ phát triển chỉ sau Hoa Kỳ. Trong nhiều kết quả nghiên cứu có được về nền kinh tế Nhật Bản đã chứng minh rằng một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên sự thành công về kinh tế của Nhật Bản là nhờ có mô hình quản lý nguồn nhân lực độc đáo ở trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Mô hình quản lý này đã phát huy được các tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Một doanh nghiệp có thể phát triển hay không cũng sẽ phụ thuộc vào khâu tổ chức quản lý các nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực con người và phương thức làm ăn mà nó áp dụng. Thực tiễn của Nhật Bản đã chứng minh cho sự thành công của mô hình quản lý này, chí ít ra trong suốt thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao độ.

  • “Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam”

    “Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam”

    Tác giả: PGS.TS. Ngô Xuân Bình TS. Phạm Quý Long

    Nhà xuất bản: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nhà xuất bản Khoa học xã hội

    Năm xuất bản: 2007

    Người dịch: thudt

    Mô tả: Để phần nào đưa ra những dự báo về vấn đề trên, cuốn sách “Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên – Góc nhìn từ Việt Nam” do PGS.TS. Ngô Xuân Bình và TS. Phạm Quý Long  đồng chủ biên đã ra mắt bạn đọc. Sách dày 249 trang, khổ 14,5x20,5cm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007, gồm 2 phần chính. Phần I: Về khả năng thống nhất Bán đảo Triều Tiên trình bày thực trạng vấn đề bằng việc phân tích tình hình hai miền từ sau khi bị chia cắt, chỉ ra  một số lợi ích của việc thống nhất hai miền, chính sách tái thống nhất của Hàn Quốc và thái độ của Bắc Triều Tiên bàn về mô hình thống nhất hai miền trong tương lai; bàn về khía cạnh chi phí kinh tế theo chọn lựa giả định thống nhất Bán đảo Triều Tiên trên cơ sở xây dựng các giả thuyết và suy tính về lợi ích kinh tế của một Triều Tiên sau thống nhất.

  •  
     
  •