Đạo đức môi trường ở nước ta – Lý luận và thực tiễn
Tác giả: GS.TS. Vũ Dũng
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Viện Tâm lý học
Năm xuất bản: 2011
Người dịch: nguyenvu
Mô tả: Khi nói đến đạo đức môi trường trước hết là nói đến những hành vi ứng xử của con người đối với môi trường. Bởi vì, đạo đức của con người phải được thể hiện qua hành vi cụ thể hàng ngày, những suy nghĩ, tình cảm và thái độ mang tính đạo đức của con người phải thể hiện qua các hành vi cụ thể thì chúng ta mới nhận biết và đánh giá được. Suy cho cùng, nghiên cứu đạo đức môi trường là nghiên cứu hành vi ứng xử của con người đối với môi trường. Đạo đức môi trường không chỉ là những hành vi mang tính chuẩn mực đơn thuần, mà nó là hành vi được chủ thể thực hiện một cách tự giác với tinh thần trách nhiệm, những hành vi đó là hành vi vì môi trường tự nhiên. Đã có một thời chúng ta cho rằng con người là trung tâm, là đứng trên tự nhiên. Con người có quyền khai thác, kể cả phá huỷ môi trường tự nhiên để phục vụ lợi ích của mình. Điều này đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống con người (bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu, bệnh tật...). Ngày nay, chúng ta đã và đang thay đổi mối quan hệ của mình với tự nhiên. Đó là mối quan hệ phải tôn trọng và vì môi trường tự nhiên.