Sử thi Mơ Nông – Cướp Chiêng Cổ Bon Tiăng

06/06/2017

1160

Tác giả: Đỗ Hồng Kỳ, Trương Bi; Người dịch: Điểu Khâu; Nhà xuất bản: Nxb Khoa học xã hội; Kích thước: 16x24 cm

Cướp chiêng cổ bon Tiăng là tác phẩm văn học truyền miệng trong cộng đồng người Mơ Nông. Tác phẩm Cướp chiêng cổ bon Tiăng nói về cuộc chiến giữa hai bên. Một bên gọi là bên phương bắc, gồm những người bon Tiăng (có Tiăng con Rŏng, Tang con Rŏng, Yang con Rung, Lêng con Rung, Yơng con Ting, Mbong con Tiăng) và những người họ hàng ở bon khác (Ndu con Kông, Yang con Kông, Yơng con Bong, Kong con Bong). Một bên gọi là phương nam, gồm những người bon của Ndu con Srât: Yang con Srăng, Ting con Srât, Mbong con Srăng... Trong cuộc chiến này (ăn cướp và trả thù sự ăn cướp, giành giật lại những gì bị cướp), bên nào mạnh hơn bên ấy chiến thắng. Cuộc chiến diễn ra trong hàng chục ngày đêm, có lúc đánh có lúc tạm dừng để thương lượng.

Cướp chiêng cổ bon Tiăng là sử thi cổ sơ, hay cụ thể hơn là sử thi thiết chế xã hộ với 12.938 câu kể. Đây là một tác phẩm có giá trị trong di sản văn hóa dân gian của người Mơ Nông nói riêng cũng như của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. Tác phẩm có giá trị lớn đối với các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm đến sử thi, đến lịch sử văn hóa cộng đồng người Mơ Nông

  •  
     
  •