Tộc người Mơ Nông ở Việt Nam có khoảng 70,000 người, sống tập trung tại tỉnh Đắk Nông, một phần tỉnh Bình Phước, tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Lắk. Đời sống tinh thần của người Mơ Nông rất phong phú và đầy màu sắc, đặc biệt phải kể đến đó là kho tàng sử thi đồ sộ. Sử thi Mơ Nông không chỉ phản ánh đời sống xã hội của người Mơ Nông xưa mà còn thể hiện nét văn hóa, lịch sử và nghệ thuật của người Mơ Nông.
Tác phẩm Rôch, Rông bắt hồn Lêng là sử thi kể về cuộc tranh giành vị thế của bon Tiăng và bon Briăng. Tác phẩm tập trung thể hiện sự củng cố sức mạnh và quyền lực của một cộng đồng. Trên con đường đi lên, mỗi một cộng đồng đều phải đối mặt với nhiều vấn đề, khác với các sử thi khác tác phẩm này thể hiện sự cố kết cộng đồng trong quá trình phát triển. Đây là nét mới đặc sắc trong tác phẩm này trong kho tàng sử thi Ot ndrong của người Mơ Nông. Bên cạnh đó, nét nghệ thuật của tác phẩm còn thể hiện ở quan niệm về thế giới ba tầng, được thể hiện rất rõ nét trong cảnh sinh hoạt cuộc sống thường ngày của người dân thời cổ.
Tác phẩm Rôch, Rông bắt hồn Lêng là kết quả của Dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng Sử thi Tây Nguyên của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam