Tham gia buổi làm việc, về phía Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên gồm có: TS. Nguyễn Duy Thụy - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, TS. Trương Thị Hạnh – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Sử học, ThS. Vũ Tiến Đức – Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế. Về phía đoàn công tác Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk gồm có: Bà Nguyễn Thị Phương Hiếu – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, đại diện lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Văn hoá và Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.
Hình 1: Quang cảnh buổi làm việc
Tại buổi làm việc, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đã bàn giao các sản phẩm đề tài và 19 hiện vật (chooper, mũi nhọn, công cụ mảnh, mảnh tước, hạch đá...) được tìm thấy trong 2 địa điểm khảo cổ thời đại Đá cũ Ea Kar. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, các di tích cùng hiện vật khảo cổ thời đại Đá cũ tại huyện Ea Kar phát hiện năm 2022 là những minh chứng sự hiện diện của con người tại vùng đất tỉnh Đắk Lắk từ hàng trăm ngàn năm cách ngày nay. Qua hiện vật được tìm thấy ở các di tích khảo cổ Ea Kar cho thấy, bề dày lịch sử tỉnh Đắk Lắk được kéo dài đến hàng trăm ngàn năm cách ngày nay.
Hình 2: TS. Nguyễn Duy Thuỵ chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk.
Về giá trị lịch sử của các di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Ea Kar không chỉ mở ra gần triệu năm lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn có giá trị khoa học trong nhận thức lịch sử tiến hóa của nhân loại. Đắk Lắk là một mắt xích trong nghiên cứu lịch sử nhân loại cũng như diễn trình lịch sử dân tộc Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại.
Hình 3: Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên bàn giao các hiện vật thời đại đá cũ Ea Kar
Với giá trị nổi bật, các di tích thời đại Đá cũ Ea Kar cần được bảo tồn và phát huy nhằm tạo động phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, phục vụ công tác xây dựng khối đại đoàn kết và khẳng định chủ quyền dân tộc.
Hình 4: Nghiên cứu viên Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên giới thiệu về các hiện vật
Kết thúc buổi làm việc, lãnh đạo Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên cùng lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã thống nhất sớm triển khai điều tra, khảo sát khẩn cấp trên diện rộng các huyện phía đông tỉnh Đắk Lắk nhằm thu thập nhằm thu thập luận cứ minh chứng rõ hơn về các giá trị di sản, làm cơ sở tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh những nội dung, giải pháp cấp bách và lâu dài trong công tác nghiên cứu, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích thời đại Đá cũ trên địa bàn tỉnh.