Đây là một trong những nội dung quan trọng được đưa ra trong buổi họp
khẩn cấp chiều 28/2, tại Bộ LĐTB&XH nhằm bàn bạc và thống nhất công tác đón lao
động Việt Nam từ Libya về nước.
Xung quanh vấn đề đưa lao
động từ Libya về nước, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc trao đổi với báo
giới.
- Xin Bộ trưởng cho biết
tình hình cụ thể trong vấn đề đưa lao động từ Libya về nước đến thời điểm này ra
sao?
Cho đến thời điểm này, đã
có khoảng 6.000 người lao động rời khỏi Libya và số lao động từ Libya về nước
khoảng gần 1.000 người. Theo tin mới nhất chúng tôi nhận được, số lao động đến
Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tới 1.000 người và đang tập trung ở sân bay nước này. Hiện
Chính phủ đã đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ thuê hai chiếc máy bay của nước này để đưa
số lao động trên về nước.
|
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân |
Sáng nay, chúng tôi đã nhận được một báo cáo khá đầy đủ về lao động chưa thể rời
khỏi Libya và chúng tôi đã nhờ tới tổ chức Di dân quốc tế (IOM) để có biện pháp,
giải pháp giúp đỡ. Bằng mọi giá chúng ta phải đưa lao động về nước, đảm bảo càng
sớm càng tốt.
Nhìn chung, đến giờ phút này, sự chỉ đạo đều thông suốt, chúng tôi nắm được tất
cả thông tin từ các địa điểm có lao động, kể cả thông tin từ Ban Quản lý lao
động và Đại sứ quán của Việt Nam tại Tripoli (Libya).
- Ngoài gần 1.000 lao
động đã về nước an toàn, thì dự kiến thời gian nào sẽ có thêm lao động từ Libya
được đưa về nước?
Ngoài 5 đoàn công tác đã
lên đường để đưa lao động về nước vào hôm qua, đêm nay chúng ta sẽ đưa máy bay
sang Ai Cập để đón lao động đang tập trung tại đây về nước. Số lao động ở Ai
Cập, một mặt chúng ta đưa máy bay sang chở về, mặt khác phía đối tác cũng đã mua
vé để đưa lao động của ta về.
Như vậy, trong ngày mai
sẽ tiếp tục có lao động về nước.
- Với những lao động về
nước, chúng ta có chính sách hỗ trợ nào không?
Đây là điều xảy ra ngoài ý
muốn, không phải lỗi của doanh nghiệp và cũng không phải lỗi của người lao động.
Trước mắt, sẽ hỗ trợ cho mỗi lao động 1 triệu đồng để làm lộ phí về quê và cho
đến khi lao động về nước ổn định thì sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật
và những hợp đồng lao động để giải quyết, hỗ trợ.
Chúng tôi sẽ cố gắng để
người lao động về nước không gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là những
người vừa mới sang, chưa có thu nhập thì đã phải quay về trong khi phải vay tiền
để đi.
Việc giải quyết chính sách,
hỗ trợ cho người lao động chúng tôi đều có chỉ đạo, không để người lao động gặp
khó khăn. Ở đây phải có sự chia sẻ giữa người lao động, doanh nghiệp và Chính
phủ. Chính phủ sẽ chỉ đạo việc thực hiện chính sách này.
Chúng ta có Quỹ hỗ trợ lao
động ngoài nước thì sẽ được dùng để hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước
ngoài về trong trường hợp gặp khó khăn.
- Vậy Quỹ hỗ trợ lao
động ngoài nước có được hỗ trợ cho doanh nghiệp không?
Bây giờ chưa nói gì đến
việc hỗ trợ cho doanh nghiệp, mà ban đầu chỉ hỗ trợ cho người lao động thôi.
Trước mắt, chưa đặt vấn đề mất mát bao nhiêu, tốn bao nhiêu tiền và ai lỗ ai
thiệt. Mục tiêu của chúng tôi bây giờ là đưa lao động tại Libya về nước an toàn,
còn tất cả những vấn đề giải quyết cụ thể như thế nào thì sau khi lao động về
nước mới tiến hành.
Chắc chắn doanh nghiệp sẽ
bị lỗ vì thất thoát nhiều, nhưng người lao động cũng gặp khó khăn nên tất cả đều
phải chia sẻ trách nhiệm và xử lý theo đúng chính sách mà pháp luật quy định.
- Xin cám ơn Bộ trưởng!
8.161 lao
động Việt Nam đã và đang di tản
Cũng tại cuộc
họp, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài
nước (Bộ LĐTB&XH) đã báo cáo nhanh: Đến trưa nay (28/2), đã có 8.161
lao động Việt Nam đã và đang di tản sang các các nước láng giềng. Cụ
thể, đã có 991 lao động sang Ai Cập, 242 người đang nhập cảnh vào Hy
Lạp, 1.378 người nhập cảnh vào Malta, 557 người đang ở Thổ Nhĩ Kỳ;
292 đã sang Tuynidi và 300 người nữa đang trong biên giới nước
này…
Theo ông Quỳnh,
như vậy, từ nay đến ngày 3/3 sẽ có hơn 1.000 lao động nữa sẽ về đến
Việt Nam.
“Vẫn còn gần
4.000 lao động Việt Nam còn kẹt lại ở Libya, trong đó khoảng 2.000
người sẽ được sơ tán trong những ngày tới. Trong thời điểm hiện nay,
nhiều lao động làm việc cho chủ thầu Libya gặp khó khăn trong quá
trình di tản, do bị chủ lao động bỏ, một số chủ khác không nắm thủ
tục nên cũng không giải quyết cho lao động Việt Nam.
Cũng có tình
trạng chủ lao động trốn tránh trách nhiệm khi thấy có cơ quan chức
năng từ phía Việt Nam sang lo lắng, giải quyết tình hình. Trước thực
trạng này, hiện Đại sứ quán Việt Nam tại và Libya và Ban chỉ đạo đưa
lao động từ Libya đang tìm mọi cách liên lạc với số lao động này để
đưa về”- Ông Quỳnh nói.
Cùng đó, theo
phản ánh của các đoàn công tác, hiện phương tiện vận tải tại Libya
rất thiếu, nên việc đưa lao động Việt Nam đi sơ tán càng gặp khó
khăn. Thêm nữa, hiện số lao động đã di tản sang Tuynidi cũng đang bị
kẹt lại do nước ta không có cơ quan đại diện ở đây. Theo báo cáo,
hơn 500 lao động ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang bị kẹt lại do chủ trốn tránh
trách nhiệm. Do đó, tình hình lộn xộn đã diễn ra.
|
Vũ Điệp
Hơn 900 lao động từ Libya về nước an toàn
Lao động trở về từ Libya: "Vậy là sống rồi"
'Ngồi trên lửa' ngóng người thân ở Libya
Những người về sớm từ Libya
Chùm ảnh: Lao động đầu tiên về từ Libya