Tham dự và chủ trì tọa đàm tại gồm: có: TS. Phạm Xuân Hoàng - Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên; đồng chí Nguyễn Anh Tú – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lắk. Tọa đàm vinh dự đón tiếp các vị khách quý là lãnh đạo các phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lắk, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể xã hội, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các thị trấn, xã trên địa bàn huyện.
Quang cảnh tọa đàm
Nhân lực chất lượng cao tại huyện Lắk được hiểu là những trường hợp lao động được đào tạo từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trở lên. Nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy Đảnh, chính quyền huyện Lắk đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được kết quả tích cực. Một số mô hình kinh tế mới do thanh niên có trình độ chuyên môn do làm chủ, có sự lan tỏa rộng trong cộng động. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của huyện Lắk còn hạn chế nhất định như: thiếu chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tỷ lệ thất nghiệp còn lớn…
Các đại biểu trình bày tham luận tại Tọa đàm
Qua các tham luận trình bày tại tọa đàm, các ý kiến trao đổi của các đại biểu, tọa đàm đã xác định thực trạng về nguồn nhân lực đã qua đào tạo trên địa bàn huyện Lắk. Tọa đàm cũng nhấn mạnh những rào cản trong sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Lắk như: tâm lý chỉ muốn làm việc trong khối nhà nước công, tâm lý ngại di chuyển khỏi địa phương để tìm kiếm công việc của một bộ phận người dân tộc thiểu số tại chỗ…
Các đại biểu thảo luận tại Tọa đàm
Xuất phát từ những góc nhìn, với những cách tiếp cận khác nhau, tọa đàm đưa ra và thảo luận sôi nổi về các giải pháp góp phần giải quyết các vấn đề lao động, việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Lắk, tập trung trên các khía cạnh: tuyên truyền đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm hỗ trợ lực lượng lao động trẻ có định hướng lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp, phát huy gương điển hình các mô hình làm kinh tế mới trên địa bàn, thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực và kinh nghiệm vào các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương nhằm tạo việc làm và cơ hội tạo cho nguồn lao động tại chỗ, kiến nghị cấp trên phê duyệt các chương trình ưu đãi lao động xuất khẩu nước ngoài…. Trong đó, giải pháp thay đổi tư duy, nhận thức truyền thống không phù hợp với sự vận hành cơ chế kinh tế hiện đại trong một bộ phận không nhỏ người dân có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề sử dụng nguồn lao động chất lượng cao huyện Lắk.
Với tinh thần làm việc nghiêm túc và khoa học, Tọa đàm đã kết thúc thành công tốt đẹp. /.