Các cuộc bầu cử địa
phương đang diễn ra đã xác
nhận ảnh hưởng ngày một lớn của Marine Le Pen, một ngôi sao đang lên của
phe cực
hữu. Vị trí ngày một gia tăng của bà là mối quan tâm của tất cả những ai
tham
gia hoạt động chính trị Pháp, nhưng lớn nhất vẫn là đảng trung hữu UMP
của
Sarkozy.
|
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chào đón
lãnh đạo Libya Gaddafi năm
2007 tại điện Elysée. Ảnh: thenational |
Đội quân chính trị của
ông
Sarkozy đang bị phân tán, xáo trộn trong những cuộc chiến để vượt qua Marine Le Pen hay giành lợi thế trước đảng Xã hội đối lập. Vị trí của tổng thống vốn đã
yếu ớt bởi
kinh tế đình trệ, những cáo buộc tham nhũng với chính phủ, dường
như được
củng cố chút ít khi ngoại giao Pháp tiên phong dẫn dầu thế giới trong nỗ
lực ủng
hộ lực lượng nổi dậy chống lại Gaddafi tại Libya.
Nhưng người ta cũng nhớ
lại sự
đón chào nhiệt liệt khi lãnh đạo Libya tới thăm nước Pháp năm 2007.
Những cái
bắt tay nồng ấm tại điện Elysée và các hợp đồng giá trị được ký kết.
Mặc dù những chỉ trích
cứng rắn
nhất dành cho Sarkozy sẽ cáo buộc ông thúc ép hành động quân sự vì các
lý do
chính trị, thì bất kỳ lợi ích nội địa nào từ “sự trình diễn” xuất sắc
của ông
trên vũ đài quốc tế khó tồn tại lâu dài. Hơn nữa, việc Tổng thống Pháp
ủng hộ
tích cực phe đối lập tại Libya chỉ xuất hiện sau khi chính phủ của ông
bị chỉ
trích phản ứng quá chậm chạp với các cuộc nổi dậy tại Ai Cập và đặc biệt
là
Tunisia.
Ngoại trưởng của ông,
Michèle
Alliot-Marie, đã buộc phải từ chức vì những mối liên hệ với cựu Tổng
thống
Tunisia Zine el Abidine Ben Ali. Phe đối lập còn chỉ trích mạnh mẽ bà
bởi đề xuất điều cảnh sát chống bạo động giúp Ben Ali đối phó với người
biểu
tình.
Danh tiếng và vị trí của
Sarkozy
còn có nguy cơ bị suy giảm hơn nữa vào tuần tới, khi đảng của ông tổ
chức một
cuộc tranh luận về nhà nước thế tục, rất nhiều người coi đó là cuộc
tranh luận
về vị trí của đạo Hồi tại nước Pháp.
Một tổ chức mới đại diện
cho tất
cả tín ngưỡng tôn giáo ở Pháp - trong đó có hai tôn giáo lớn nhất là
Thiên chúa
giáo và Hồi giáo - đã chỉ trích rằng, cuộc tranh luận vào thứ ba tới có
thể làm
gia tăng sự kỳ thị với dân số đạo Hồi tại Pháp. Với người chỉ trích,
cuộc tranh
luận không chỉ không phù hợp với thời điểm bạo lực ngày một lan rộng tại
Trung
Đông và Bắc Phi, nó còn giống như một món quà dành tặng đảng cực hữu Mặt
trận
quốc gia (FN) của bà Le Pen. Sáu ngày sau đó, lệnh cấm phụ nữ mang mạng
che mặt
tại nơi công cộng có hiệu lực.
Một trong những cuộc thăm
dò mới
nhất cho thấy, ông Sarkozy chỉ giành được 17% phiếu bầu, so với 21% của Marine Le
Pen và 34% thuộc về Dominique Strauss-Kahn của đảng Xã hội. Những cuộc
bầu cử
khu vực trong tháng này đem lại cho Le Pen mọi lý do để hy vọng về vị
trí
ngày một gia tăng của FN.
Ở đây còn phải kể tới
trường hợp
cử tri bỏ phiếu trắng. Ở vòng bầu cử thứ hai, số phiếu trắng lên tới
55%. Trong
một số trường hợp, nhiều người chỉ đơn thuần đăng ký mong muốn không
bỏ
phiếu hơn là ủng hộ ứng viên thắng cuộc.
Và những người ấy sẽ làm
gì khi
cuộc bầu cử tổng thống diễn ra tháng 4 năm sau và nếu vòng hai là cần
thiết tổ
chức trong tháng 5? Ông Sarkozy biết ông phải giành được sự ủng hộ của
những
người trong quá khứ từng bầu cho ông, nhưng nếu họ không rời bỏ ông mà
sang FN,
thì cũng chưa có động cơ nào để họ bỏ phiếu cho ông.
Hy vọng nhiệm kỳ thứ hai
Sarkozy
nên trông chờ vào sự quyết định của chính sách quốc gia hơn là quốc tế.
Với bối
cảnh chính trị hiện tại phần lớn là bất mãn với hàng loạt vấn đề mà ông
giải
quyết gồm: nhập cư, việc làm, tội phạm, sức mạnh của đồng euro, thì các
dấu hiệu
đều cho thấy rằng, Sarkozy đang đối mặt với một thách thức to lớn từ Marine Le
Pen.
Sarkozy sẽ phải đối mặt
với cuộc
chiến khó khăn để tái tranh cử năm 2012. Tỉ lệ tín nhiệm ông sụt giảm
mạnh còn
khoảng 25%. Những cuộc thăm dò gần đây cho thấy, ông Sarkozy thậm chí
chỉ đứng
thứ ba, sau cả đối thủ Đảng Xã hội và bà Marine Le Pen, lãnh đạo FN. Và
trong
cuộc bầu cử địa phương diễn ra vào lúc cuộc can thiệp quân sự của liên quân
tại Libya
bắt đầu, thì đảng của tổng thống Pháp đã nếm mùi thất bại nặng nề.
Trong
bối
cảnh ấy, một người lãnh đạo quyết định để đất nước tham gia chiến tranh
sẽ luôn
bị nghi ngờ về khả năng tìm kiếm lợi thế trong các cuộc bỏ phiếu. Nhưng
cho tới
thời điểm này, chưa hề có dấu hiệu nào cho thấy sự ủng hộ gia tăng dành
cho
Sarkozy kể từ phút đầu tiên, khi máy bay Pháp cất cánh tấn công Libya.