Hà Nội được phân
bổ cơ cấu, số lượng ĐBQH khoá XIII là 30 đại biểu (19 đại biểu tại
địa phương, 11 do Trung ương giới thiệu).
Tăng doanh nhân ngoài quốc
doanh
Ngoài cơ cấu cứng 11 ứng viên
Trung ương, Hà Nội dự kiến sẽ giới thiệu 46 ứng viên để chọn ra 11
đại diện tiêu biểu.
Riêng khối doanh nghiệp sẽ có
6 đại diện DN nhà nước, 2 DN tư nhân.
|
Ông Nguyễn Hồng Sơn: Lần hiệp thương trước đã giới thiệu nhiều đại diện DN ngoài quốc doanh hơn. Ảnh: LN
|
Đa số thành viên các hiệp
hội DN đều phản đối tỷ lệ này và cho rằng ít
nhất nên phân bổ công bằng cho hai khối.
Theo ông Đinh Hạnh (Hội bảo
trợ trẻ em nghèo và người tàn tật), các DN ngoài quốc doanh ở Thủ đô đã̃
góp phần giải quyết trên 90% công ăn việc làm,
nộp ngân sách trên 50%.
“DN ngoài quốc doanh đang phát
triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng, đáng lẽ đại diện cho khối này
trong QH phải tăng lên nhưng chúng ta lại giảm, chỉ bằng 1/3 DN nhà nước
là không công bằng”, ông Hạnh nói.
Đại diện Hiệp hội DN
vừa và nhỏ thành phố cũng đồng tình tăng tỷ lệ đại diện
DN ngoài quốc doanh lên 5, rút khối DNNN xuống còn 2 người.
Chủ tịch Hiệp hội doanh
nghiệp thành phố, ĐBQH Nguyễn Hồng Sơn phàn nàn, lần hiệp thương năm 2007, số
ứng viên DN ngoài quốc doanh cao hơn DNNN, nếu lần này giảm tỷ lệ
xuống thì chí ít cũng phải cân bằng 50 - 50%.
ĐBQH Nguyệt Hường nêu thêm lý
do “số dư càng lớn thì càng thêm cơ hội chọn người tài”.
“Chốt” phiên họp, Chủ tịch
MTTQ thành phố Đào Văn Bình nói, sẽ tăng số DN ngoài quốc doanh lên 5
người.
Chỉ giới thiệu 8,77% người
ngoài Đảng
Đại biểu dự hội nghị cũng cho rằng số ứng viên ngoài Đảng, trẻ,
phụ nữ của Hà Nội đều thấp hơn quy định của Trung ương.
Chẳng hạn, cơ cấu ngoài Đảng
dự kiến là 8,77% (Trung ương quy định từ 10 - 15%), ĐB trẻ 12,28%...
“Khóa XII chúng ta chỉ bầu
được 8% ĐB ngoài Đảng. Nay chúng ta chỉ dự kiến đưa 8,77% ứng viên
ngoài Đảng vào danh sách bầu thì kết quả sẽ còn thấp hơn nữa”, ĐBQH
Phạm Thị Loan phản ánh.
Nhiều đại biểu dự hội nghị
phân tích thêm, xu thế chung trong xã hội và tinh thần của UB MTTQ Trung
ương là giới thiệu nhiều ứng viên ngoài Đảng, thậm chí không phải 10%
mà tăng lên trên 20% vẫn không ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng.
“Hà Nội là trung tâm khoa học,
tri thức. Đề nghị chúng ta nên giới thiệu từ 2 - 3 nhà khoa học, có
thể giới thiệu đại diện từ các trường đại học lớn như ĐH Bách khoa,
ĐH Luật. Thực tế, rất đông các nhà khoa học là người ngoài Đảng”, Bí
thư Thành Đoàn Ngọ Duy Hiểu đề xuất.
MTTQ thành phố cũng dự kiến
sẽ chọn 3 ứng viên tự ứng cử để đưa vào danh sách bầu. Song, theo một
đại biểu thuộc Ủy ban hòa bình thành phố, con số 3 quá ít so với trào lưu tự ứng cử sôi động ở Hà Nội.
Nhiều ý kiến tán thành với
phân tích trên và cho rằng Thủ đô nên mạnh dạn tăng tỷ lệ này lên, ít
nhất phải bằng con số TƯ cho phép.
Tái cử: Phải đánh giá hoạt
động suốt nhiệm kỳ
Với tinh thần càng nhiều số
dư, càng có cơ hội để dân chọn đại diện tiêu biểu, các ủy viên MTTQ
cho rằng phải bổ sung thêm ứng viên khối báo chí. Bởi Thủ đô tập trung
đông đảo các cơ quan báo chí, đây là lực lượng đại diện và phản ánh
đa dạng tiếng nói của nhiều tầng lớp nhân dân.
Chủ tịch MTTQ Đào Văn Bình
khẳng định, “sẽ đề xuất ý kiến lên Ủy ban Thường vụ QH bởi trong cơ
cấu chung không có đại diện báo chí”.
Do trong danh sách dự kiến đã
ghi rõ một số đơn vị, đoàn thể (chẳng hạn đại diện DNNN có 6 tổng
công ty là đầu tư hạ tầng và phát triển đô thị HN, TCT vận tải Hà
Nội…) nên các đại biểu cho rằng, cơ cấu phải đáp ứng tình hình thực
tế và nên để các sở, ngành bầu ra người xứng đáng gánh trọng trách.
“Biết đâu ngành y tế lại
chọn bệnh viện Thanh Nhàn chứ không phải Xanh Pôn hay bệnh
viện Tim như chúng ta dự kiến thì sao”, một đại biểu của Ủy ban hòa
bình thành phố lên tiếng.
Hà Nội cũng sẽ có một số
ĐBQH tái cử nên theo đề xuất của ông Ngọ Duy Hiểu, “phải
đánh giá chất lượng hoạt động của các ĐBQH xem suốt khóa
XII họ đã đóng góp được gì”.
Từ 4/3 đến 16/3, các cơ quan, tổ
chức ở TƯ sẽ giới thiệu người ứng cử. Ngày 23/3 sẽ tổ chức Hội nghị Hiệp
thương lần thứ hai ở Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương để
lập danh sách sơ bộ những ngươi ứng cử.
Để bầu 30 ĐBQH,
Hà Nội sẽ lập ra
10 đơn vị bầu cử.
Cơ cấu: lãnh đạo chủ chốt, ĐB chuyên trách (2 người), đại diện MTTQ và
các đoàn thể chính trị - xã hội, các nhà khoa học, doanh nhân, các
ngành văn hóa - nghệ thuật, giáo dục, y tế, Lao động thương binh và xã
hội, tư pháp, công an, quân đội, tự ứng cử.
|